KHÁI NIỆM KHÍ TRONG LÝ HỌC ĐÔNG PHƯƠNG VÀ TƯƠNG TÁC VŨ TRỤ.

Trong Lý học Đông phương có một khái niệm miêu tả một thực tế tồn tại trong mọi hiện tượng. Đó chính là khái niệm “Khí”. Khái niệm này ứng dụng phổ biến trong đời sống con người Việt Nam, Trong từng lời nói, nhận xét về giao tiếp cuộc sống, cá nhân, xã hội thiên nhiên, vũ trụ và cả bản thế con người. Nếu người Âu Mỹ trước khi hỏi thường nói: “Xin lỗi”, hay “Làm ơn” thì người Việt trước đây thường nói: “Tôi hỏi – hoặc nói – “khí” không phải….”. Các ngôn từ thường dùng trong xã hội Việt cách đây vài chục năm thường thấy là :” Hỏa khí bốc lên”; “tà khí xâm nhập”, “hào khí”; “khí thế hào hùng”; “khí phách hiên ngang”……Thâm chí, ngay trong lời bài hát đầu tiên ca ngợi Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng có câu “Khí Ly tượng Đảng….”. Ly là quẻ Ly – một trong tám quẻ Bát Quái của Dịch học, chủ phương Nam sắc đỏ. Khí Ly là khí sắc đỏ trên màu cờ.
Điều này đủ hiểu khái niệm “Khí” phổ biến như thế nào trong nền văn hiến Việt. Trong các cổ thư chữ Hán liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành và Lý học nói chung, các nhà nghiên cứu cũng gặp rất nhiều khái niệm này. Nhưng hơn 2000 năm trôi qua, đây là một khái niệm bí ẩn. Nó miêu tả một thực tại nào trong vũ trụ mênh mông này? Sách Hán cổ không hề có một định nghĩa nào về khái niệm này. Nó chỉ miêu tả những trường hợp cụ thể và người xem chỉ có thể cảm nhân và tổng hợp để có một ý niệm mơ hồ về nó.
Vào năm 1967. Các nhà khoa học Pháp đã làm một thí nghiệm – họ tiêm vào một số huyệt đạo trên cơ thể người một chất cảm ứng với phóng xạ. Sau khi chiếu lên màn hình thì nó đã thể hiện gần đúng những đường Kinh Lạc miêu tả có trên cơ thể người của nền Y học cổ Đông phương. Người Pháp xác định đường Kinh Lạc là có thật. Đường Kinh Lạc trong Đông Y chính là các kênh dẫn khí.
Bản chất của Khí là gì, cho đến trước khi sự xác định nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử vẫn là một thực tại huyền bí. Cuộc hội thảo “Phong Thủy là khoa học” nổi tiếng do Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương tổ chức, lần đầu tiên công khai xác định định nghĩa về khái niệm “Khí”. Mặc dù đây là điều mà các học viên Phong Thủy Lạc Việt đã biết một cách khá căn bản từ nhiều năm trước. Định nghĩa về khái niệm “Khí” của Thiên Sứ trong hội thảo được xác định như sau:

Khí là một dạng tồn tại của vật chất, được hình thành bởi sự tương tác và vận động của những vật thể, đồng thời tương tác lên các vật thể ấy. Tính chất của khí phụ thuộc vào tính chất cấu trúc và tương tác của các vật thể vật chất. Sự vận động của khí được định hình tùy theo vị trí các dạng cấu trúc vật thể vật chất tương tác hình thành nên nó.

Trong tương lai phát triển của tri thức khoa học hiện đại – định nghĩa này sẽ còn được bổ sung và hiệu chỉnh. Nhưng đây sẽ là yếu tố cốt lõi và là cơ sở cho mọi định nghĩa liên quan đến “Khí” về sau.
Định nghĩa này chính là gạch nối liên quan gần như trực tiếp đến nhận thức vũ trụ của tri thức khoa học hiện đại.
Khoa học hiện đại đã xác định:
Vũ trụ khởi đầu và kết thúc bởi sự tương tác. Bản chất tương tác như thế nào thì sự vật hình thành như thế đó.

Như vậy, chúng ta thấy rằng: Tri thức khoa học hiện đại xác định tính tương tác hình thành sự vật. Nhưng tri thức khoa học hiện đại chưa chỉ ra được mối liên hệ tương tác nào để có sản phẩm vật chất đầu tiên trong vũ trụ? Thuyết Bicbang cho rằng sự khởi nguyên của vũ trụ là một khối vật chất cô đặc bùng nổ trong không gian. Khối vật chất cô đặc đó, từ đâu mà ra? Tính chất tương tác nào – do khoa học hiện đại xác định – tạo ra khối vật chất này?
Thuyết Bicbang có vô số những sai lầm và tính phi logic trong lập luận

Khái niệm khí của Thiên Sứ cũng xác định “Khí là sản phẩm của sự tương tác”
Như vậy chúng ta có thể nhận thấy rằng Khí chính là một dạng vật chất đầu tiên trong vũ trụ. Cổ thư viết “Khí Dương bay lên thành trời, khí Âm tụ lại thành đất”. Từ đó chúng ta có thể suy luận một cách hợp lý rằng: Khí đã tồn tại trước khi vũ trụ hình thành.Nếu chúng ta quan niệm một cách phổ biến là vật chất gồm những dạng tồn tại có hình thể, có hoặc không có trong lượng. – cho dù đó là những hạt cơ bản hoặc một dạng gì đó nhỏ hơn thì – theo Lý học dạng tồn tại đó phải có sau “khí” – cổ thư viết: “Khí tụ thành hình”. “Khí âm tụ lại thành Đất”. Khái niệm Đất ở đây, không thể hiểu một cách đơn giản và trực quan là Đất ….nông nghiệp. Nên hiểu rộng là tất cả những hình thái tồn tại của vật chất có khối lượng.
Bây giờ chúng ta xem xét “Hạt của Chúa” có khả năng tồn tại không – xét từ góc độ của Lý học Đông phương:

BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH
Ý chính cần viết
* Lý học Đông phương cổ xác định rằng: “Khí tụ thành hình”; “Hình nào khí đó” – Định nghĩa về  “Khí hình thành bởi tương tác” – So sánh tri thức hiện đại: “Bản chất tương tác thế nào sự vật hình thành như thế đó”.
* “Khí” – dạng tồn tại của vật chất có trước hạt theo khái niệm của vật lý hiện đại. Hạt là hình thể tụ bởi khí theo Lý học Đông phương.=> Lý do thí nghiệm LHC thất bại. 
* Tương átc của Tính thấy với tất cả mọi dạng tồn tại của vật chất
Ngàn thu mây bạc lưng trời.
Có ai ứa lệ khóc đời hào hoa…..?

————————————-
* Bài tham luận của Nguyễn Vũ Tuấn Anh trong Hội thảo liên quan đến khái niệm khí:

Đường link/……..

Bài này đã được đăng trong Lý Học Đông Phương. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.