BÍ ẨN THỜI TIẾT 10 NGÀY ĐẠI LỄ THĂNG LONG HANOI

Tiếp theo
Tri thức khoa học hiện đại đã nhìn thấy những thiên hà khổng lồ đến các hạt vật chất nhỏ nhất một các trực quan thông qua những phương tiện kỹ thuật. Nhưng chúng tương tác với nhau như thế nào và hệ quà tương tác đó là cái gì thì cho đến nay vẫn là những bí ẩn của vũ trụ.

Posted Image

Thiên Sứ – Ảnh chụp trưa ngày 3. 10 tại Hanoi

Tất nhiên bạn đừng nói với tôi là bazo tác động với axit ra muối và nước là những tương tác mà khoa học khám phá ra nhé! Bạn cũng đừng bảo với tôi rằng khoa học đã khám phá ra sức hút của mặt trăng là nguyên nhân của thủy triều trện trái đất và trái Đất có sức hút với vạn vật trên mặt Đất chính là sự khám phá ra sự tương tác giữa các vật thể….Cao cấp hơn là những khám phá tương tác hạt nhân, sóng điện từ…và ứng dụng trong kỹ thuật. Đó là những thành tựu của khoa học. Nhưng đó là những thành tựu sơ khai trong việc khám phá những tương tác của toàn thể vũ trụ và mối liên hệ tương tác giữa các thiên hà, trong nội bộ Ngân hà và Thái Dương hệ.
Tôi có thể nói thế này: Nếu so sánh những trí thức khoa học hiện đại về những hiệu ứng tương tác mà nó đã khám phá với những qui luật tương tác đang hiên hữu trong vũ trụ thi có thể nói rằng: Nó giống như sự so sánh tri thức của thời đại đồ đá với khoa học hiện đại.
Bởi vậy, để giải thích “Không có người ngoài hành tinh” – điều này ông Trịnh Xuân Thuận cũng có ý kiến như vậy -“Không có Hạt của Chúa”; “không có nước trên mặt trăng”  – và các thiên thể khác – tôi có thể giải thích ngay bây giờ và tôi tin rằng sẽ có người hiểu được. Tất nhiên, ít nhất tôi đã đúng khi bác bỏ nhận định của tiến sĩ Lưu Tử Hoa được viện hàn lâm Pháp thừa nhận khi ông ta cho rằng: Có hành tinh thứ 10 trong hệ mặt trời (Tìm về cội nguồn Kinh Dịch). Bạn có thể là một thằng khùng, nếu cách đây 80 năm thôi, bạn nói rằng bạn đang nói chuyện với một người ở Hoa Kỳ. Nhưng bây giờ mà bạn không nói chuyện được với một người ở Hoa Kỳ sau khi nộp phí dịch vụ thì không ít người sẽ cười vào mũi bạn vì chúng nó bảo rằng cái điện thoại di động của bạn là hàng dởm.
Bởi vậy, về mặt nhận thức thì tôi không buồn khi mà những gì tôi phát biểu liên quan đến khoa học hiện đại bị thiên hạ nhao nhao phản đối. Tôi cũng không lấy làm lạ khi đụng đến kiến thức phổ biến thì phản đối tôi gồm cả các bà ve chai lông vịt, còn đụng đến chuyên môn sâu thì có cả giáo sư tiến sĩ. Hơi một tý thì “khoa học chưa công nhận”; “khoa học chưa chứng minh”…. Vớ vẩn! Ai hoặc nhóm người nào đủ tư cách đại diện cho tri thức khoa học của nhân loại để xác định điều đó? Họ nhân danh cái gì để khẳng định khoa học chưa công nhận? Chưa công nhận, chưa chứng minh thì không có nghĩa là nó sai.
Giáo sư Ngô Bảo Châu phát biểu “Khoa học phải có tự do”, nhưng sẽ chẳng thể có tự do trong khoa học, khi mà cái gọi là “khoa học chưa công nhận” chính là một trong những giới hạn thuộc về nhận thức của một cá nhân hay một nhóm được coi là có quyền thẩm định phát minh khoa học.
Vậy thì một ý tưởng, một giả thiết, một luận điểm, một lý thuyết…vv….được coi là khoa học hay không, không phải bị lệ thuộc vào quyết định của một cá nhân, một nhóm người có nhãn mác giáo sư, tiến sĩ hay viện sĩ cho rằng nó có khoa học hay không. Mà nó phụ thuộc vào sự thẩm định của tiêu chí khoa học so sánh với nội dung của nó và sự phản biện khoa học phải căn cứ vào tiêu chí khoa học này. Hoặc chí ít, nó phải là một kết quả có thể thẩm định được bằng nhận thức trực quan.
Trong trường hợp này thì hiện tượng thời tiết Hanoi không có mưa trong dịp kỷ niệm Đại lễ ngàn năm Thăng Long Hanoi là một thực tại được nhận thức trực quan, là hệ quả của một dự báo nhân danh một lý thuyết thống nhât. Ngoại trừ tối hôm mùng 4. 10. 2010 có mưa cục bộ ở một số tuyến phố Hanoi từ 18g 30 đến 20g 30 thì toàn bộ thời tiết Hanoi trong 10 ngày đó hoàn toàn tốt đẹp trong phạm vi bán kính 35 km, lấy Hồ Hoàn Kiếm làm tâm. Điều này đã được thông báo trước hai tháng của tôi.
Thực tế nhận thức trực quan là như vậy, nhưng cơ sở nhận thức nào để có một xác định mang tính tiên tri như vậy thì đây chính là nội dung của những loạt bài viết này.
Nhưng vui thì viết buồn thì ngưng.
 Không có Thiên Sứ chợ vẫn đông mà! Chỉ có khác là cái chợ ấy bán toàn đồ hàng mã.

Lý thuyết thống nhất
Khi các nhà khoa học hàng đầu đặt vấn đề về sự tồn tại của một lý thuyết thống nhất – dù chưa hình dung được bản chất nội dung của nó thì ít nhất họ cũng manh nha được khái niệm về nó. Khái niệm đó là:
Một lý thuyết mô tả từ sự hình thành vũ trụ cho đến mọi hành vi của con người với những vấn đề liên quan đến nó. Miêu tả từ sự vận động của các thiên hà cho đến những hạt vật chất nhỏ nhất.
Vắn tắt nội dung vậy, hoặc nó có thể miêu tả khái niệm cụm từ “lý thuyết thống nhất” dài hơn một tý thì đây cũng mới chỉ là một khái niệm rất sơ khai. Nó giống như con người mơ ước tới Thiên Đường và chưa ai từng sống ở đó. Người ta cho rằng ở Thiên Đường tất cả mọi cái đều tốt đẹp hơn ở trần gian. Đại để vậy. Nhưng mà này! Ở Thiên Đường không có dân chủ đâu nhé! Đừng loạng quang mò lên đấy mà đòi bầu Thượng Đế với nhiệm kỳ dù tính bằng thiên niên kỷ. Đấy cũng chỉ là một thí dụ mà Thiên Sứ tôi giới thiệu về Thiên Đường để quý vị nào chẳng may vào blog của tôi và xem những hàng chữ này. Cũng như vậy để quý vị thấy rằng khi những nhà khoa học hàng đầu  mới chỉ có khái niệm sơ khai về một Lý thuyết thống nhất thì để miêu tả nội dung của nó khó khăn như thế nào. Vâng! Chưa nói đến từ lý thuyết đó đến những phương pháp ứng dụng còn một khoảng cách vô cùng lớn lao được giải thích bằng một bộ phận chuyên ngành của lý thuyết đó. Nó giống như bắt một người đang dùng điện thoại di động giải thích những nguyên lý phức hợp những lý thuyết khoa học, kỹ thuật để chiếc điện thoại gọi được.
Hay nói cách khác: Ngay cả khi tri thức khoa học hiện đại đạt đến việc khám phá ra Lý thuyết thống nhất thì từ lý thuyết đó đến sự ứng dụng một phương pháp tiên tri còn là một khoảng cách vô cùng to lớn.Bởi vậy, không phải ngẫu nhiên mà tôi nói rằng: Giải thích hiện tượng thời tiết trong Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hanoi , khó hơn gấp một triệu lần giải thích hiện tượng “Không có Hạt của Chúa”. Với hiện tượng “Không có Hạt của Chúa”, tôi chỉ cần chỉ ra cái sai trong lý thuyết dẫn đến sự ngộ nhận về Hạt của Chúa của tri thức khoa học hiện đại. Còn giải thích về sự xác định thời tiết trong Đại Lễ tôi phải viễn dẫn đến một trí thức cổ xưa – một lý thuyết thống nhất mà khoa học hiện đại mới chỉ có khái niệm sơ khai về cụm từ miêu tả nó.
 Bởi vậy, cũng không phải ngẫu nhiên mà tôi nói rằng: Quí vị sẽ phải chấp nhận hàng loạt những tiên đề mà chưa được “khoa học công nhận”.
Khó khăn quá nhỉ? Tôi nghĩ giáo sư Ngô Bảo Châu nếu soan giáo án để các học sinh cấp II hiểu về nội dung bổ đề toán học của ông ta và công nhận một cách hiểu biết, chắc cũng không khó khăn như vậy. 
Nội cái Việt sử 5000 năm văn hiến, nó sờ sờ ra đấy..Vậy mà từ giáo sư tiến sĩ, hình như có cả viện sĩ liên quan còn chưa nhìn ra (Hoặc cố tình quay mặt làm ngơ) thì việc chứng minh Lý thuyết thống nhất chắc phải mời những nhà khoa học hàng đầu quốc tế thì may ra họ mới cảm nhận được tính hợp lý trong mối liên hệ tương quan.
Sự dễ dàng – nếu có – của giáo sư Ngô Bảo Châu khi giảng về nội dung bổ để toán học của ông cho học sinh lớp 7, vì nó là phát minh vượt trội trên nền tảng tri thức khoa học của nền văn minh hiện đại. Còn Lý thuyết thông nhất – Thuyết Âm Dương Ngũ hành – lại thuộc về nền tảng của một nền văn minh khác hẳn.
Chắc tôi không còn hy vọng.
Mọi chuyện có thể tạm chấm dứt ở đây. Quí vị tạm chấp nhận rằng: 10 ngày Đại Lễ kỷ niệm ngàn năm Thăng Long Hanoi chưa bị thực hiện phương án II . Tức là cử hành nghi lễ trong nhà. Đó là kết quả của một lý thuyết nên nó mới đủ tự tin để xác định trước hai tháng. Một kỷ lục mà chưa một cơ quan khí tượng thủy văn nào dám xác định như vậy. Kể cả Hoa Kỳ.

Nếu tôi không đủ tự tin để tiếp tục diễn đạt thì không phải tại khả năng của tôi không diễn đạt được. Mà là tôi không tin người nghe tiếp thu được. Giá như giáo sư Trần Quang Vũ (*)còn sống thì ít nhất có một người nghe tôi. Rất tiếc ông đã chết đột ngột vì bệnh tim, khi có ý định tổ chức một cuộc hội thảo với các nhà khoa học hàng đầu ở Đại học Harvard để tôi trình bày về ý tưởng của mình. Tôi rất buồn và ngưng ba ngày không lên mạng để bày tỏ lòng thương tiếc với cái chết của ông và chia buồn cho chính mục đích của tôi: Minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến bị gián đoạn.
=======================
Chú thích: Giáo sư Trần Quang Vũ nguyên chủ nhiêm (Chức vụ tương đương) khoa Vật Lý Thiên Văn Đại học tổng hợp Áo quốc. Khi về hưu , ông tham gia giảng dạy ở Harvard. Không biết duyên số thế nào ông lại tham gia các trang web lý học với nick Karajan. Tôi hân hạnh biết ông qua những trao đổi trên diễn đàn Lý học và qua email của ông gửi trực tiếp cho tôi. Ông ủng hộ hầu hết những ý tường của tôi và dự định tổ chức một cuộc hội thảo tại Harvard để tạo điều kiện cho tôi trình bày quan điểm của mình. Ông sẽ là người phiên dịch chính. Rất tiếc ông đã mất vì bệnh tim vào năm 2008.

Ông sinh năm Mậu Dần – 1938 – vốn là con quan thượng thư đồng liêu với tổng thống Ngô Đình Diệm trong triều đình Bảo Đại. Ông được chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cấp học bổng cho du học tại Áo vào năm 1960. Ông là người rất giỏi môn Thái Ất và ông tham gia diễn đàn lý học với những kiến thức về Thái Ất của ông. Trước khi mất, ông có nhắn gửi lại cho tôi biết là công cuộc minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến của tôi sẽ còn gặp nhiều cam go.
Việc xác định bảo đảm thời tiết tốt đẹp trong Đại Lễ mang tính thách đố với sự việc gần như không tưởng của tôi chính là để vượt qua những khó khăn đó do sự chênh lệch quá nhiều về khả năng nhận thức giữa khoa học hiện đại và một hệ thống lý thuyết thống nhất vũ trụ – là một trong những nguyên nhân chính của sự cam go . Tôi hy vọng sự nhận thức trực quan của con người với thời tiết Đại Lễ sẽ gây chú ý về một lý thuyết thống nhất có cội nguồn lịch sử văn hiến Việt. Đáng nhẽ sự việc chỉ dừng ở đây. Nhưng rất tiếc sự xuyên tạc trắng trợn của một số trang web chính thống sau Đại Lễ khiến tôi có ý tưởng viết bài này. Tuy nhiên tôi có thể ngừng bất cứ lúc nào.

Bài này đã được đăng trong Lý Học Đông Phương. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.