Phụng Linh – Rin 86
Thành viên nghiên cứu – Trung tâm nghiên cứu lý học Đông phương
Nguồn: lyhocdongphuong.org.vn/diendan
Trang phục thời Hùng Vương rất đa dạng, nhiều chủng loại nhưng kết cấu chung của chúng về cơ bản giống nhau và giống trang phục của người Minoa, Hy Lạp, 1600 BC. Tượng nữ thần rắn của người Minoa được thể hiện với nhiều kiểu trang phục có khác nhau đôi chút, trong đó có một bức tượng thể hiện trang phục rất gần gũi với trang phục Việt cổ. Trước đây Rin86 không rõ áo nữ thời hùng vương là áo chui đầu hay là hai vạt áo khép lại rồi cố định bằng thắt lưng, hay 3 chiếc cổ áo cầu kỳ chồng lên nhau chỉ là 3 cái vòng. Nhưng chính nhờ bức tượng dưới đây Rin86 đã không còn băn khoăn gì về trang phục nữ thể hiện trên cán dao thời Hùng Vương, tất cả dường như đã rõ ràng, logic.
đây là hình Rin86 đi nét, tô màu lại để tiện so sánh. Hai bộ trang phục này có 1) thắt lưng (người Việt dùng thắt lưng to bản còn Minoa thắt lưng nhỏ hơn 2) đai gồm hai dải kéo ra phía trước và sau (được may liền, có lẽ mặc chui đầu) 3) áo đóng nút phía trước:
Điều này giải thích cho trang phục người Mường, và người Việt sau này, hai tộc người đều có áo đóng nút phía trước như áo sơ mi. Ta không thể suy luận là người phương Tây khi đến Việt Nam đã mang đến chiếc áo sơ mi đóng nút phía trước từ đó người Việt và Mường phát triển thành áo bà ba, áo kiểu Mường được, và vấn để “nam tả, nữ hữu” mà bác Thiên sứ đã nêu thậm chí vẫn còn tồn tại đến ngày nay trong các loại Âu Phục, nhưng người da trắng giải thích nó thoe một cách khác.
Chiếc áo của người Việt cổ và người Minoa đều bó sát người, cài nút phía trước, không có đường nối tay áo với thân áo mà tay áo liền với thân do may từ một mảnh vải gấp đôi, tuy hình dáng có khác nhau do tín ngưỡng và quan niệm thẩm mỹ nhưng cách may và kết cấu thì giống nhau.