Cty của Thế Trung tổ chức đi chơi và tôi là khách mời. Họ đã lên kế hoạch từ cả tuần trước. Vấn đề còn lại là thời tiết.
Ngày 24. 6, Thế Trung mời tôi, anh Khánh và anh Hoàng là Việt kiều, cựu lãnh đạo của hãng Boeing nay về hưu, tham gia công tác với Cty của Trung. Lúc này cơn bão Hải Mã đang quậy tưng ở Bắc biển Đông. Thiên Đồng dự báo đường đi cơn bão sẽ quẹo về phía Đông Bắc. Nhưng anh chàng này không chắc chắn, nên chỉ để tham khảo. Tôi cũng im luôn xem đệ tử của tôi công lực dự báo đến đâu. Cũng hơi hơi đúng. Nhưng Hoàng Triều Hải sau đó phán luôn một câu:
Bão sẽ đi vào bán đảo Lôi Châu và sang Trung Quốc, hoặc tan ở đấy.
Sau đó, khí tượng TW đã thông báo: Bão vào bán đảo Lôi Châu và đã tan thành áp thấp nhiệt đới.
Hải giỏi. Tôi đưa lời khen Hải lên mạng thì sau đó nửa ngày lại xem được thông báo khác, cũng của Khí tượng TW: Bão Hải Mã đột ngột mạnh lên và đi vào vùng biển Đông. Lúc ấy là 16g chiều 24.Ngày kia chúng tôi đi chơi…..Nếu bão ập vào thì coi như ….hoãn. Tôi cũng rất thích đi xem chùa Keo Nam Định, vốn nổi tiếng là Chùa Không Sư. Bực mình, tôi độn quẻ phán luôn một câu:
Quái chiêu thật! Thôi tan đi cho anh em nhờ.
Phán xong, viết vài bài trên mạng thì Thế Trung đến đón tôi đi ăn nhậu. Nhà hàng này có cái tên rất chi là di sản của một ” Thời xa vắng ” :
Hợp tác xã ăn uống!
Tên thì mang di sản của một thời xa vắng, nhưng nhà hàng khá sang trọng. Có những nhiều món độc đáo. Nhân viên phục vụ ăn mặc theo lối quê và nhiệt tình.
Thí dụ như món này: Đây là con cá kiếm có cái mỏ nhọn rất dòn.
Nhưng có lẽ tại con cá hơi buồn vì chắc là bị giam giữ lâu ngày và không được chăm sóc chu đáo , nên ăn chẳng thấy ngon gì cả.
Từ trái sang: Thế Trung, Thiên Sứ, Anh Hoàng và anh Khánh.
Vui vẻ…..
Cạnh bàn của chúng tôi có đám thực khách người Trung Quốc. Họ la hét lớn tiếng quá! Cứ mỗi lần cụng ly, họ lại hét lớn, kiểu Zdo! Zdo! như ở ta. Tôi thì thấy bình thường. Nhưng hình như hai anh Khánh / Hoàng thấy khó chịu.
Tôi gọi người phục vụ nhắn giúp đám thực khách vô tư kia nói nhỏ một tý. Bởi vì họ thích nói to thì tôi cho nhà hàng này biết rằng âm thanh của tôi khi nói thầm cũng như ếch kêu, còn đã nói to thì hội trường 300 người tôi không cần micro. Còn nếu tôi hét lên thì căn phòng này không đủ chỗ chứa cường độ âm thanh của tôi….
Đám thực khách cũng biết điều. Họ nói nhỏ một chút.
Trung hỏi tôi: Liệu ngày kia đi có mưa không chú?
Tôi tin vào quẻ của tôi sẽ nghiệm. Nên chắc chắn với Trung rằng: Bão sẽ tan và ngày đi trời nắng đẹp để chụp ảnh và mát trời. Còn chỗ nào mưa tôi không biết.
Lên đường…..
CHÙA KHÔNG SƯ
Ngôi chùa này tọa Tuất hướng Thìn. Tức Tọa Tây Bắc hướng Đông Nam – Phúc đức trạch thuộc Tây Trạch theo Phong thủy Lạc Việt. Còn theo Phong thủy Tàu thì đây là hướng Họa hại. Vì Đông nam với sách Tàu thuộc cung Tốn. Tốn phối Càn thành Họa hại. Tất nhiên, họ sẽ phán rằng: Thảo nào, chùa này không có sư nào ở được. Nhưng nếu thực sự Họa hại thì nó không tồn tại và danh tiếng cả ngàn năm nay – từ 1062 đến tận bây wờ. Hầu hết những công trình kiến trúc cổ nổi tiếng của văn hiến Việt – kể cả kinh thành Huế đều Tây Bắc – Đông Nam. Phải chăng, một dòng phong thủy Lạc Việt vẫn âm thầm lưu truyền trong văn hóa Việt, như sau này tôi đã phục hồi lại. Bí ẩn của – tạm gọi là ngôi chùa này – không phải nằm ở tọa và hướng. Với tôi thì hướng này qúa chuẩn.
Bí ẩn Chùa Không Sư
Chùa này xây theo kiểu nội nhị công, ngoại quốc. Tức là quẻ Thuần Ly. Xung quanh, nhà dân đông đúc, Sinh khí loan đầu rất vượng. Minh đường tụ thủy, cảnh quan sáng sủa, Âm Dương hài hòa.
Mặc dù gọi là chùa và thờ Tam Thế Phật. Nhưng bức hoành phi lại ghi dòng chữ: Nam Thiên Thánh tổ với tục truyền Ngài Khổng Minh Không Lộ đã cất lên ngôi chùa này. Theo truyền thuyết Ngài là đồng tu với Ngài Từ Đạo Hạnh Lý triều Quốc sư. Ngài đã từng khuyên Ngài Từ Đạo Hạnh xả bỏ hận thù. Nhưng ngài Từ Đạo Hạnh không nghe và sau này chính Ngài Khồng Minh Không Lộ phải ra tay cứu kiếp sau của Ngài Từ Đạo Hạnh là vua Lý Thần Tôn, thoát khỏi kiếp cọp. Nhưng tôi chưa biết đến tôn danh Nam Thiên Thánh Tổ để vinh danh Ngài.Trong chùa này, còn có một Hậu Cung rất bí ẩn, không ai được phép vào.
Dân làng truyền khẩu rằng:
Trong Hậu Cung có hóa thân của Ngài qua bức tượng trầm hương. Những chức sắc trong làng được coi sóc đền, hàng năm được phép một lần tắm tượng và thay y mão. Nhưng tuyệt đối không được tiết lộ những dấu vết kỳ bí trên thân tượng.
Tôi có thể chắc chắn rằng:
Có vào cũng chẳng thể hiểu được bí ẩn của di vật trong Hậu cung. Những dấu vết kỳ bí trên hóa thân của Ngài đòi hỏi phải giải mã. Nhưng đã gọi là giải mã thì cũng như chơi trò ” Cái gì đây? ” vậy. Người nào giải mã đúng thì được hưởng sự hiểu biết từ những chỉ dẫn của mật ngữ. Còn người khác thì có quyền không tin
.
Cũng trong chính điện, một bức hoàng phi nhỏ hơn ghi dòng chữ Nho: Nam Thiên Tôn Hải. Hai bên hoành phi này có hai câu đồi, trong đó một câu đại ý ca ngợi quyền năng của Ngài Nam Thiên tôn Hải, như sau: Đem tài hô phong hoán vũ mang lại bình yên cho muôn phương. Theo truyền thuyết và thần thoại thì Ngài chính là Đông Cung Thái tử của Nam Hải Long Vương.
Lạ nhỉ? Thế thì đây đâu phải là Chùa. Mà là đền chứ?!
Thực tế đã cho thấy như vậy.
Tượng Tiên thánh thờ tại chính điện chùa Keo Nam Định.
Ở đây chỉ có ba tượng Tam Thế Phật thờ trong chính điện. Nhưng còn lại là thờ Tiên, Thánh….
Các bạn thấy rõ điều đó trong hình trên đây. Và các bạn có thể so sánh với những tượng thờ tiên thánh trong đền Hai Bà Trưng dưới đây:
Tượng Tiên Thánh thờ tại chính điền trong ngôi chùa thuộc quần thể di tích đền thờ Hai Bà Trưng – Hanoi.
Tượng thị nữ hầu Tiên Thánh ở chính điện chùa Keo Nam Định.
So sánh y phục tượng thị nữ chùa Keo Nam Định, tranh cổ Nhật Bản và y phục trong múa Cung Đình Huế.
Múa Cung Đình Huế
Các bạn chắc chắn đã nhận thấy sự giống nhau gần như đến từng chi tiết trên y phục từ thời cổ đại Nhật Bản , xuyên qua y phục của các tượng thị nữ chùa đền Keo Nam Định và đến tận thời cận đại qua y phục múa Cung Đình Huế. Nhưng những dải áo bao quanh y phục ấy nói lên điều gì?
BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH….