I. Phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt – nhân danh khoa học?
Đây chính là cái mác mà “hầu hết những nhà khoa học lịch sử trong nước” làm biểu ngữ cho họ. Họ rêu rao rằng: “Cần phải tôn trọng sự thật lịch sử”, “tôn trọng chân lý khoa học” và xác định rằng: Truyền thống văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử là không có cơ sở khoa học. Họ coi những di vật khảo cổ tìm thấy được với độ cacbon phóng xạ định thời gian đo được ở những sản phẩm trống đồng – đặc trưng của văn hiến Việt – chỉ xác định tối đa khoảng 700 năm BC – và lấy đó làm khoảng thời gian mốc chuẩn cho sự ra đời của thời đại Hùng Vương – cội nguồn Việt sử. Những căn cứ dựa trên sự xác định thời gian ước tính những di vật khảo cổ tìm thấy được , họ đem so sánh với cuốn Việt sử lược – vô danh – có một đoạn có vẻ trùng khớp:
“Vào thời Trang Vương nhà Chu, ở bộ Gia Ninh, có người dùng ảo thuật chinh phục các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương…”
Họ đã so sánh thời Trang Vương nhà Chu vào khoảng cuối thế kỷ thứ VII BC và vì vậy la hét lên rằng: Thời Hùng Vương chỉ có thời gian xuất xứ vào khoảng thế kỷ thứ VII BC. Do đó việc Việt sử 5000 văn hiến như truyền thống văn hiến Việt lưu truyền và chính thức ghi trong chính sử là không có cơ sở khoa học. Thêm vào đó, họ căn cứ vào một “công trình khoa học” – cụ thể là Toán học – làm giáo sư Ngô Bảo Châu chắc chắn phải phát ngượng khi cộng tác với các nhà toán học Việt Nam – là: “Nếu lấy 2622 năm trị vì của thời Hùng Vương ghi trong chính sử (2879 BC – 257BC) chia cho 18 đời vưa Hùng theo truyền thuyết thì mỗi vị vua thọ trung bình gần 150 năm”. Căn cứ vào đấy, họ coi như đã hoàn tất “cơ sở khoa học”, bao gồm những điểm chính sau đây:
1/ Văn bản lịch sử chủ yếu là cuốn Việt sử lược.
2/ Di vật khảo cổ với việc đo độ cacbon phóng xạ để xác định niên đại, so sánh với niên đại ghi trong Việt sử lược có sự trùng hợp.
3/ Sử dụng toán học như một công cụ mũi nhọn của tri thức khoa học tiên tiến cách đây hàng thập kỷ, như là bằng chứng cuối cùng khoa học hóa luận điểm phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt. Đây cũng chính là luận cứ của đám theo đóm ăn tàn – một loại nhai lại trí thức – coi như luận cứ rất khoa học để đi đâu cũng trình bày nhằm xóa bỏ đến tận cùng niềm tin còn sót lại của từng người dân Việt với văn hóa truyền thống của họ.
4/ Xuyên tạc tất cả những giá trị văn hóa truyền thống Việt, như các chuyện Tấm Cám thì bị buộc là dã man; Thạch Sach thì có nguồn gốc Campuchia; Chuyện Tình Trương Chi thì mang màu sắc giai cấp…vv….
Đấy chính là những nét căn bản nhất trong lập luận của đám người được coi là tinh hoa trí thức với sự khoe khoang quan điểm vô liêm sỉ này vốn được “hầu hết những nhà khoa học trong nước” và được “cộng đồng khoa học thế giới” ủng hộ quan điểm của họ.
Nhưng ngay từ những luận điểm căn bản đó, có thật là khoa học hay không?
Có thể khẳng định ngay rằng: Những luận điểm phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt này của đám “hầu hết” và “cộng đồng” hoàn toàn không hề có “cơ sở khoa học” – vốn là những điều nhân danh của chính họ.
Việc đầu tiên và cũng là một thách thức với họ, tôi muốn nhắc lại lời của giáo sư Viện sĩ Phan Huy Lê – (Chức danh Viện sĩ Pháp Quốc này có nhiều dư luận bàn tán, nhưng tôn trọng tính chính danh thì ít nhất nó được những tờ báo chính thống ở Việt Nam thừa nhận) – khi ông ta nhân danh khoa học để chưa công nhận những minh chứng liên quan đến Việt sử 5000 năm văn hiến với khái niệm “cơ sở khoa học” – Đó là câu hỏi giành cho ông: “Thế nào là ‘cơ sở khoa học'”?
Tất nhiên với một câu hỏi như vậy thì điều đó có nghĩa rằng:
Giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê có quyền tự đặt ra nội dung khái niệm “cơ sở khoa học”, để từ đó làm căn cứ cho tất cả những luận cứ minh chứng hoặc phản biện, biện minh cho quan điểm của “hầu hết những nhà khoa học trong nước” và “cả “cộng đồng khoa học quốc tế”.
Đồng thời, cũng trên chính nội dung khái niệm của giáo sư Viện Sĩ Pháp Quốc Phan Huy Lê có thể đưa ra, thì những người chứng minh cho truyền thống Việt sử 5000 năm văn hiến – dốt nát như tôi – mới lấy cái “cơ sở khoa học” đó của ông để tự xem xét mình sai ở chỗ nào, hoặc chí ít là căn cứ vào đấy để chỉ ra “hầu hết những nhà khoa học trong nước” và “cộng đồng khoa học quốc tế” phủ nhận giá trị văn hóa sử truyền thống Việt sai ở đâu chứ? Còn nói chung chung như ông thì phải chăng cơ sở khoa học phụ thuộc vào quyền lực học thuật? Hay quyền lực chính trị?
Tóm lại, với câu hỏi này – cá nhân tôi – đã đồng ý để ông và “hầu hết những nhà khoa học trong nước” phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt – lựa chọn vũ khí lý luận. Với chức danh Hội trưởng Hội Sử học Việt Nam, tôi coi như ông là một trọng tài, để đưa ra một chuẩn mực so sánh đối chiếu những luận cứ khoa học để xác định tính khoa học của các luận cứ biện minh và phản biện. Tất nhiên, tôi hy vọng rằng giáo sư Phan Huy Lê, đủ khả năng tư duy để đưa ra một chuẩn mực khách quan, gọi là “cơ sở khoa học” và không làm hổ danh chức vị giáo sư, Viện sĩ Pháp quốc.
Tôi cũng tin rằng: Với trình độ của chức danh Hội Trưởng Hội Sử học Việt Nam và giáo sư Viện Sĩ Pháp quốc, ông Phan Huy Lê sẽ không đến nỗi xác định “cơ sở khoa học” là: “Cái gì tồn tại thực tế thì được coi là cơ sở khoa học”. Hoặc thậm chí tệ hơn, cả khi ông có quyền nói rằng: “Cơ sở khoa học là quyết định của ông”.
Kể cả như vậy cũng được! Nhưng ngay cả trong trường hợp này, tôi cũng sẽ căn cứ vào chính định nghĩa khái niệm nội hàm của cái “Cơ sở khoa học” của ông, để chứng minh “hầu hết những nhà khoa học trong nước” phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt sai.
Tôi đã chờ đợi rất lâu câu trả lời của ông kể từ cuộc hội thảo “Chữ Việt cổ” của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền. Và trên thực tế không hề có một định nghĩa nào về nội hàm cụm từ “cơ sở khoa học” mà giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê nói tới.
Và vì thế có thể xác định ngay rằng: Không hể có tính chất khoa học thực sự cho những luận điểm phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt, khi chính giáo sư Viện sĩ Hội trưởng hội Sử học Việt Nam không đưa ra được nội hàm “cơ sở khoa học” của chính ông ta.
Vậy thì – khi không thể định nghĩa được thế nào là “cơ sở khoa học” – tất cả những luận cứ gồm 4 điểm chính mà tôi trình bày ở trên, đều chỉ coi là một góc nhìn để đặt vấn đề hoài nghi gía trị văn hóa sử truyền thống Việt. Chứ không thể gọi là “cơ sở khoa học” phủ nhận giá trị văn hóa sử truyền thống Việt. Bây giờ, tôi bác bỏ lần lượt từng luận cứ căn bản trong toàn bộ “cơ sở lý luận” của họ:
1/ Di vật khảo cổ là những trống đồng tìm thấy được và theo họ được giám định cacbon phóng xạ cho thấy niên đại chỉ khoảng 700 năm BC. Vâng! Tôi thì không phải chuyên gia thẩm định cacbon phóng xạ, nên tôi không tranh luận gì về kết quả thu được và công nhận là đúng luôn cho nó đỡ rườm rà. Nhưng đó không bao giờ là điều kiện phủ nhận truyền thống văn hiến Việt 5000 năm lịch sử một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử. Bởi những nguyên nhân sau đây:
– Chẳng ai có thể trơ tráo xác định rằng: Không hề tồn tại nền văn minh Maya với những di vật khảo cổ tìm thấy ở Uruqoay. Do đó, muốn phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt thì sự chứng minh trên cơ sở di vật khảo cổ phải bao gồm cả nam Dương Tử, như truyền thống văn hóa sử xác nhận. Chứ không thể chỉ giới hạn ở lãnh thổ Việt Nam hiện nay và xác định nền văn minh đó không hề có ở Nam Dương tử.
– Di vật khảo cổ được cộng đồng khoa học lịch sử quốc tế xác nhận là những “bằng chứng khoa học chứng minh cho lịch sử”, nhưng chưa hề và chưa bao giờ xác định đó là bằng chứng duy nhất chứng minh cho lịch sử. Vào năm 2003, cơ quan văn hóa Liên Hợp Quốc xác định”Di sản văn hóa phi vật thể là bằng chứng khoa học chứng minh cho lịch sử”. Điều này xác định rằng: Di sản khảo cổ không phải bằng chứng duy nhất chứng minh cho lịch sử. Chí ít, nó còn bằng chứng di sản văn hóa phi vật thể. Chưa nói đến hàng loạt những bằng chứng khác. Thí dụ như “văn bản lịch sử”.
Nhưng giải thích thế nào về sự trùng hợp giữa niên đại được xác định bởi phương pháp cacbon phóng xạ và thời điểm ghi nhận trong Việt Sử Lược?
2/ Văn bản lịch sử được họ lấy làm luận chứng trong việc phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt chủ yếu là cuốn Việt sử lược – vốn vô danh, không “chính chủ” – được họ tôn vinh là cuốn sử chính xác, đáng tin cậy và gán cho nó chữ “Đại” thành Đại Việt sử lược để thể hiện tinh thần yêu nước khi phủ nhận giá trị văn hóa sử truyền thống Việt. Cũng để đỡ phải rườm rà, tranh luận lôi thôi – tôi thừa nhận trong Việt sử lược có đoạn nói trên. (Nhưng điều đáng tiếc cho họ là không chỉ duy nhất có đoạn đó. Tuy nhiên vấn đề sẽ bàn sau. Tôi bàn thẳng vào luận chứng của họ, chứ không quanh co).
Như vậy, hai sự kiện trùng lặp khách quan được họ dẫn chứng là xác định niên đại bằng cacbon phóng xạ và văn bản lịch sử có sự trùng khớp tương đối về niên đại. Nhưng , như tôi đã nhiều lần trình bày trên diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn rằng: Hiện thực khách quan là đối tượng tìm hiểu, cách giải thích hiện tượng như thế nào , mới xác định được tính khoa học hay không? Hai hiện tượng trùng lập này có thể giải thích bằng cách khác phủ hợp với những hiện tượng lịch sử và hợp lý với tất cả những vấn đề liên quan đến nó. Và cách giải thích của những người phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt hoàn toàn chủ quan, mang tính cục bộ, thể hiện ở những di vật khảo cổ chỉ giới hạn ở đồng bằng Bắc Bộ, mà tôi đã trình bày ở trên.
3/ Sử dụng toán học như là phương tiện hỗ trợ chứng minh cho quan điểm lịch sử của họ với bài toán mà tôi đã trình bày ở trên. Nhưng rất tiếc! Có thể nói: Đây là một sai lầm tối thiểu nhất của tư duy toán học. Tôi thành thật mà phát biểu rằng: Nếu phương pháp giải bài toán này là cơ sở toán học được: “hầu hết các nhà khoa học trong nước” thừa nhận thì thật là điều đau lòng cho nền khoa học Việt Nam. Thảo nào, giáo sư Viện Sĩ Nguyễn Văn Hiệu nhận xét: “Nền khoa học Việt Nam đang ….tuyệt tự”.
Bởi vì, nó mắc sai lầm về phương pháp căn bản của toán học trên cơ sở trình độ …học sinh lớp 4/ 12. Một phương trình toán học – ấy là nói cho nó oai, cho có vẻ cao cấp một tý – chứ nói nôm thì là một bài toán của học sinh lớp 4 cũng cần phải có sự đồng đẳng của các đại lượng. Người ta không thể lấy 4 con bò trừ đi hai lợn. Vâng ! Tối thiểu nó là như vậy. Nhưng ở đây – trong bài toán nằm trong luận cứ quan trọng của “hầu hết những nhà khoa học trong nước” và được rêu rao ầm ĩ về tính “khoa học ” của nó, khiến Thiên Sứ tôi trả lời ngót 100 lần, đến mức độ phát cáu vì những thằng ngu – là: Khi lấy con số 2622 năm trị vì của thời Hùng Vương vốn được coi là con số thật (Hoặc chí ít được coi là con số thật), đem chia cho con số 18 đời vua Hùng – vốn là một con số truyền thuyết – chưa được “khoa học chứng minh” có “cơ sở khoa học”. Bởi vậy, nó mới ra một kết quả thảm hại là một người thọ đến 150 năm lận. Tất nhiên là nó vô lý , vì sai lầm căn bản của bài toán dùng con số thực để chia cho một con số ảo chưa được xác định – khi họ áp đặt 18 Thời Hùng Vương là 18 vị vua Hùng tiếp nối, mà không cần chứng minh.
Thật là sự thảm hại của tư duy toán học Việt Nam.
Qua sự cố này, một lần nữa lại cho thấy tính phi khoa học của sự phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt, ngay trong sự cố gắng của luận điểm này trong lĩnh vực gọi là “mũi nhọn của tri thức khoa học hiện đại”.
Trên đây là ba luận cứ chủ yếu của quan điểm phủ nhận Việt sử 5000 năm văn hiến, mà tôi đã chỉ ra sự vô lý của nó. Sự vô lý này được vạch ra bởi những mâu thuẫn và bất cập ngay trong cấu trúc của những luận cứ này và chưa cần phải đến các dẫn chứng phản biện hỗ trợ liên quan. Một trong những thí dụ về bằng chứng phản biện hỗ trợ liên quan , cũng nằm ngay trong cuốn Việt sử lược. Đó là đoạn xác định Việt Vương Câu Tiễn (Thế kỷ thứ VI BC) sai sứ giả sang cầu Hùng Vương liên minh, lật đổ nhà Chu, chiếm Trung Nguyên và bị vua Hùng phản bác.
Tất nhiên, những người có quan điểm phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt – những học giả bằng cấp đầy mình đã lờ đi một cách vô liêm sỉ đoạn văn bản này. Chỉ nội điều này cũng cho thấy họ hoàn toàn phi khoa học khi “cậy đông” và quyền lực học thuật để áp đặt quan điểm của họ lên thế hệ trẻ Việt Nam từ 20 năm qua. Bởi vì, chính đoạn bản văn này đã cho thấy tính vô lý của sự áp đặt trắng trợn luận điểm cho rằng: “Thời Hùng Vương chỉ là liên minh 15 bộ lạc , với địa bàn cư trú vỏn vẹn ở đồng bằng Bắc Bộ”.
Vâng! Nếu đất nước Văn Lang chỉ là 15 bộ lạc và ở cách hàng mấy ngàn cây lô mếch so với đất Việt của Việt Vương Câu Tiễn ở hạ lưu Bắc sông Dương tử thì Việt Vương Câu Tiễn, một quốc gia hùng mạnh cuối thời Xuân Thu, chẳng hơi đâu mà đến đặt vấn đề liên minh chống Trung Nguyên.
Cho nên thật là thảm hại cho cái nền khoa học Việt, khi những người tự nhận là học giả, trí thức Việt – tàn là giáo sư, viện sĩ – nhân danh khoa học phủ nhận gía trị văn hóa sử truyền thống Việt. Chính tính phi học thuật và bất hợp lý của quan điểm này, được áp dung một cách phổ biến trong xã hội và cả giáo dục, đã khiến gây trong tiềm thức các thế hệ Việt nam một sự suy thoái về khả năng suy luận một cách hợp lý và làm tàn lụi sự tiếp thu của các thế hệ tiếp nối nền văn minh Việt.
Bởi vậy, chẳng phải ngẫu nhiên, tôi đã từ lâu và nhiều lần xác định rằng: Nền giáo dục Việt Nam sẽ không bao giờ có một cải cách thành công để phát triển, chừng nào tư duy của các nhà cải cách còn phải chấp nhận sự bất hợp lý về quan điểm phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt. Đừng bao giờ hỏi tôi tại sao chỉ riêng bộ môn lịch sử phi lý lại có thể ảnh hưởng đến toàn bộ sự phát triển gồm nhiều mặt của nền giáo dục Việt? Tôi chỉ trả lời các người rằng: Không chỉ nền giáo dục Việt Nam, nền khoa học Việt Nam đang tuyệt tự – điều này chính mọi người nhìn thấy và đã được những học gỉa uy tín nói rất nhiều trên các báo mạng – mà hiệu ứng của nó còn lan tỏa ra cả thế giới và chính nền khoa học thế giới đến nay cũng đã bế tắc. Sự phát triển của các phương tiện kỹ thuật ngày càng tinh xảo, không nói lên được điều gì khi mà khoa học lý thuyết đã lâm vào ngõ cụt. Thực tế đã chứng minh sự xác định từ lâu của tôi (Năm 2006), mà không cần phải biện minh.
4/ Xuyên tạc những gía trị văn hóa truyền thống Việt là hệ quả tiếp theo của sự phủ nhận cội nguồn truyền thống văn hóa sử Việt. Tất nhiên của đám theo đóm ăn tàn, hòng kiếm chác một chút danh lợi. Nó không phải luận cứ căn bản của “hầu hết những nhà khoa học trong nước” và “cộng đồng khoa học quốc tế”. Đây chính là sự truy sát tận cùng của họ với văn hóa truyền thống Việt. Bởi vậy, khi nền văn hóa truyền thống của cả một dân tộc bị truy sát, thì với “hai thằng nhìn vào nhà” và khả năng “truy sát ” Thiên Sứ chẳng là cái đinh gì.
Trong qúa trình minh chứng nhân danh khoa học một cách chính danh nền văn hóa sử Việt, tôi không bao giờ lấy sự giải mã – tức là cách nhìn chủ quan – cho những di sản văn hóa sử, Nhưng đám tư duy “ở trần đóng khố” ấy một thời lu loa lên là Thiên Sứ mơ hồ khi dùng truyền thuyết và thần thoại minh chứng văn hóa sử Việt trải gần 5000 năm văn hiến. Vì họ cho rằng thần thoại và truyền thuyết là không đủ “cơ sở khoa học”. Nhưng chính những kẻ theo đóm ăn tàn, ve chai lông vịt này lại ra sức giải mã và xuyên tạc những di sản còn lại trong truyền thống văn hóa Việt. Tất nhiên, nó được đám “hầu hết” ngoảnh mặt làm lơ. Bởi vậy, những bài viết giải mã, phân tích văn học của đám này đầy trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Có thể nói rằng: Tất cả những luận điểm của đám tư duy “ở trần đóng khố”, trong cái “hầu hết” và đám ve chai lông vịt, theo đóm ăn tàn này tôi đã phản bác với những bài viết không mệt mỏi từ 15 năm qua. Tôi cũng đã minh chứng nhân danh khoa học một cách chính danh theo đúng cách nói của đám tư duy “Ở trần đóng khố” phủ nhận nền văn hiến Việt.
Hệ thống luận chứng của tôi hoàn toàn công khai, minh bạch qua những sách đã xuất bản và các bài viết trên các trang mạng mà tôi đã tham gia. Nhưng đối tượng phải biện minh hoàn toàn im lặng. Sự trả lời cho những luận chứng chứng minh và phản biện của tôi với hành vi gần nhất là “Hai thằng nhìn vào nhà đã hai ngày hôm nay” và khả năng “truy sát đến cùng”.
Phải chăng tôi đang làm một việc vô ích và chẳng giúp gì được cho nền văn hóa sử truyền thống Việt mà tổ tiên đã gìn giữ truyền lại từ gần 5000 năm trước , cho đến tận bây giờ?
Phải chăng đã đến lúc tôi phải nhận thức được rằng: Tôi không thể được có một cơ hội đối thoại nghiêm túc nhân danh khoa học của chính đám tư duy “Ở trần đóng khố” phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt quảng cáo.
Phải chăng vì khoa học không phải là bản chất của sự phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt, cho nền tôi không thể có cơ hội này?
Còn tiếp.