Kính gửi hãng truyền thông quốc tế BBC.
Nhờ Rin86 chuyển giúp.
Thưa quí hãng thông tấn quốc tế BBC.
Tôi đã xem bài viết của ông Trương Thái Du – nhà nghiên cứu sử Việt nghiệp dư của Việt Nam – trên BBC tiếng Việt. Tôi nhận thấy rằng:
Bài viết này không hề có cơ sở hợp lý tối thiểu trong việc nhìn nhận về cổ sử cội nguồn dân tộc Việt: Lịch sử thời Hùng Vương. Bởi vậy, tôi viết bài này minh chứng rằng: Những luận điểm của ông Trương Thái Du – và có thể nói – của hầu hết những người có quan điểm tương tự phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt trải gần 5000 năm văn hiến (2879 BC – đến nay) – đều sai. Tôi hy vọng rằng hãng thông tấn BBC sẽ đăng tải bài viết này của tôi và sẽ không thông tin một chiều một quan điểm lịch sử duy nhất phủ nhận giá trị văn hóa truyền thống Việt.
Xin trân trọng cảm ơn.
Dưới đây là nội dung bài viết:
————————-
Ông Trương Thái Du có nhiều bài viết về cội nguồn lịch sử Việt, nhưng đều thể hiện sự phủ nhận giá trị văn hóa truyền thống Việt trải gần 5000 năm văn hiến. Điển hình là bài viết trên BBC ghi ngày viết là: “Viết tại Đà Lạt tháng Tư 2005”.
Vì là một bài nghiên cứu theo khoa học và phải tuân thủ tiêu chí khoa học là:
– Một giả thiết khoa học chỉ được coi là đúng, nếu nó giải thích một cách hợp lý hầu hết các vấn đề liên quan đến nó một cách nhất quán, hoàn chỉnh, có tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri.
– Một giả thuyết khoa học bị coi là sai, nếu người ta chỉ cần chỉ ra một mắt xích sai trong chuỗi mắt xích trong hệ luận của nó, mà nó không tự biện minh được.
Trên cơ sở tiêu chí khoa học, tôi nhận thấy giả thuyết nhân danh khoa học của tất cả những nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế – trong đó có ông Trương Thái Du có quan điểm phủ nhận giá trị văn hóa sử truyền thống Việt trải gần 5000 năm văn hiến với bài đăng trên BBC – đều không thỏa mãn tiêu chí khoa học trên.
Bài viết này có ba luận điểm căn bản được nêu lên như sau:
2. Nhà nước Văn Lang sơ khai của người Lạc Việt được hình thành tại Động Đình Hồ (Hồ Nam, Trung Quốc) khoảng năm Nhâm Tuất 1199 TCN. Các vua Hùng cuối cùng trong số 18 vua Hùng đã chạy giặc Sở xuống đồng bằng Tây Giang, Quảng Tây, Trung Quốc và dựng lại phiên bản nhà nước sơ khai như Văn Lang Động Đình Hồ là Văn Lang Tây Giang. “Thục Vương tử” tên Phán của nước Thục (Quí Châu – Tây bắc Quảng Tây) đã thôn tính Văn Lang Tây Giang và dựng lên nước Tây Âu Lạc. Không ít cư dân Văn Lang Động Đình Hồ tiếp tục di chuyển xuống đồng bằng sông Hồng trước và sau thời điểm 179 TCN (năm Triệu Đà thôn tính Tây Âu Lạc). Ở mảnh đất Việt Nam cổ, đoàn lưu dân này vẫn tổ chức xã hội theo mô hình Văn Lang Động Đình Hồ, song các nhóm thị tộc mẫu hệ không còn liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành nhà nước sơ khai. Vua Hùng của họ chỉ còn là thủ lãnh tự trị từng khu vực nhỏ, tức là như tù trưởng, tộc trưởng mà thôi.
3. Địa bàn của người Lạc Việt cổ gồm Hồ Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Bắc Việt Nam và đảo Hải Nam. Người Lạc Việt gọi tổ quốc mình là Đất Nước, khi ký âm bằng Hán tự nó trở thành Âu Lạc. Lạc Việt chính là Nước Việt hay Việt Thường Quốc. Người Lạc Việt ủng hộ Triệu Đà lập nên nước Nam Việt có kinh đô tại Phiên Ngung cũng gọi nơi ấy là Âu Lạc. Từ đây sinh ra từ Tây Âu Lạc tương đương với Tây Âu, nghĩa là vùng đất phía tây Phiên Ngung. Chữ Tây này tồn tại cho đến hôm nay trong trong tên gọi hiện đại của vùng đất này là Quảng Tây. Do đó không tồn tại quốc gia Âu Lạc tại đồng bằng sông Hồng trước công nguyên. Sau năm 179 TCN người Lạc Việt ở Tây Âu Lạc chạy giặc Triệu Đà xuống Bắc Việt đã dung hòa và pha trộn con người cũng như lịch sử với những người anh em cùng cội rễ Lạc Việt Động Đình Hồ. Chính cội rễ ấy đã che hết những mối nối ký ức, những khoảng trống và “mưu mô” của sử sách Trung Quốc, biến cổ sử Việt Nam thành một hệ thống vừa ít tư liệu vừa phức tạp nhưng cực kỳ mâu thuẫn.
Về luận điểm thứ nhất, chỉ nói tới sự thay đổi địa danh, không liên quan trực tiếp đến nội dung cội nguồn Việt sử, nên người viết bài này không thực sự quan tâm.
Nhưng luận điểm thứ hai cho thấy sự không hợp lý qua sự thể hiện những đoạn sau đây:
*
Chúng ta đều biết rằng: Vào thời điểm 1199 BC, Trên giải đất Nam Hoàng Hà và Bắc Dương Tử đã hình thành một quốc gia hùng mạnh – cuối nhà Hạ, đầu thời Chu. Lịch sử trước đó hàng ngàn năm của quốc gia này đã ghi nhận những trận chiến của các dân tộc tranh giành sự sống nơi đây. Điều này lịch sử Trung Quốc cũng ghi nhận trên cơ sở truyền thuyết và huyền thoại được lưu truyền. Nếu quí vị độc giả cho rằng: Truyền thuyết và huyền thoại không phải cơ sở đủ tư cách là một cứ liệu xác đáng minh chứng cho lịch sử thì tôi đồng ý. Việc dẫn chứng này chỉ là một thực tế tồn tại của truyền thuyết và huyền thoại nói đến một hiện tượng lịch sử. Truyền thuyết này đã nhắc đến thời Hoàng Đế cách đây – ước tính trên 5000 năm – được ghi nhận trong các cổ thư như là một cuộc chiến tàn bạo nhất trong cổ sử nhân loại “Máu chảy trôi chày”. Kết thúc cuộc chiến là Xuy Vưu bị thất trận ở Trác Lộc. Từ cuộc chiến truyền thuyết này – ước tính hơn 5000 năm cách ngày nay đến thời điểm của ông Trương Thái Du nói đến trong bài viết là 2000 năm đã trôi qua.
Cũng theo truyền thuyết về Hoàng Đế – Xuy Vưu thì sau khi chiến thằng: Hoàng Đế đã dừng ngựa ở bờ Bắc sông Dương Tử và nói rằng – có nhiều cách hiểu khác nhau về câu nói này của người được coi là khai sáng ra nước Trung Hoa của dân tộc Hán – có thể hiểu như sau:
– Phương Nam không thể đánh.
– Phương Nam không nên đánh.
– Phương Nam rất khó đánh.
Nhưng dù hiểu theo cách nào thì cũng thừa nhận một lực lượng đủ mạnh của những dân tộc sống sống ở bờ Nam sông Dương Tử, khiến người lãnh tụ chiếm cứ cả một vùng đất rộng lớn trải dài từ Nam Hoàng Hà đến Bắc Dương tử phải dừng vó ngựa ở đây. Nhắc đến truyền thuyết Hoàng đế – Xuy Vưu Tôi không coi đây là những bằng chứng lịch sử biện minh cho luận cứ của tôi. Mà chỉ là thể hiện một thực tế tồn tại trong lịch sử phổ biến của Trung Hoa nói về một hiện tượng có trước thời điểm 1199 của ông Trương Thái Du, tương đương với cuối Hạ, đầu thời Chu trong lịch sử Trung Hoa. Những bằng chứng khảo cổ gần đây khai quật ở vùng đất cư trú của dân tộc Hán cổ, đã cho thấy một nền văn minh phát triển về Thiên Văn, kiến trúc và các di sản văn hóa khác. Điều này cho thấy vào thiên niên kỷ II BC, những dân tộc ở Bắc Dương Tử đã tập hợp thành một quốc gia hùng mạnh. Vậy thì không có cơ sở nào để xác định một nhà nước sơ khai với những thủ lĩnh cầm đầu những cái gọi là “liên minh bộ lạc”, tồn tại sát nách ngay một quốc gia hùng mạnh của dân tộc Hán, lại không bị lấn chiếm, xâm lược, hoặc chịu ảnh hưởng về chính trị, văn hóa. Điều này chỉ có thể giải thích rằng: Ở bờ Nam Dương Tử đã tồn tại một quốc gia hùng mạnh, có nền văn minh phát triển và đủ sức đương đầu với nhà nước Hạ, Chu của dân tộc Hán ở Bắc Dương tử. Những bằng chứng lịch sử tiếp theo thời gian trong 5000 năm đó – kể từ thời Hoàng đế – Xuy Vưu – đã xác minh điều này:
Sử ký Tư Mã Thiên đã xác định rằng: “Nam Dương Tử là nơi Bách Việt ở”. Luận ngữ của Khồng Tử – thế kỷ V/ VI BC – cũng viết:
“Nếu không có Quản Trọng (Tể tướng nước Tề thời Xuân Thu – Hán Sử) thì dân tộc Hán ngày nay đã cài vạt áo bên trái như người Man rồi”.
Dấu ấn áo cài vạt bên trái của Lạc Việt ở Nam Dương Tử còn được nhắc tới trong An Nam Chí Lược (Sách viết thế kỷ XIII AC) qua lời Tô Đông Pha và thực tế còn tồn tại đến ngày nay trong các dân tộc ít người ở Bắc Việt Nam và các di sản văn hóa phi vật thể còn lại trong văn hóa truyền thống Việt. Chính những nhà nghiên cứu lịch sử Trung Hoa cũng phải công nhận một quốc gia hùng mạnh tồn tại ở bờ Nam Dương tử, mà họ gọi là nước Ba. Còn rất nhiều bằng chứng vật thể và phi vật thể khác xác định rằng:
Nam Dương tử đã tồn tại một quốc gia hùng mạnh của người Việt. Cội nguồn của niềm tự hào chính đáng về lịch sử trải gần 5000 năm văn hiến của dân tộc Việt Nam hiện nay.
Nhưng giới hạn của bài viết này chỉ để minh chứng rằng ông Trương Thái Du đã sai – chứ không phải nhằm mục đích minh chứng cho Việt sử. Bởi vậy người viết chỉ nêu vài vấn đề, để chứng tỏ những mắt xích bất hợp lý mà tác giả không biện minh được theo tiêu chí khoa học.
Ý thứ hai của phần 2 của ông Trương Thái Du nêu lên trong bài viết là:
Đoạn này thực ra ông Trương Thái Du không phải là người đầu tiên nêu quan điểm này. Mà đó là của ông Đào Duy Anh nêu lên và minh chứng qua cuốn “Đất nước Việt Nam qua các đời” và người viết – Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã chỉ ra những sai lầm trong luận cứ của ông Đào Duy Anh trong cuốn “Thời Hùng Vương và bí ẩn Lục Thập Hoa giáp” – Nxb Thanh niên 1999. Nxb Đại Học Quốc gia tái bản 2002. Cho đến nay, chẳng ai còn thừa nhận luận điểm của ông Đào Duy Anh.
Riêng phần 3 trong luận điểm chính của ông Trương Thái Du viết đã tự mâu thuẫn với chính mình. Người viết xin trích lại nguyên văn sau đây:
Với đoan văn trên của phần 3 và phần 2, có thể so sánh hai câu sau:
Phần 2 viết:”Nhà nước Văn Lang sơ khai của người Lạc Việt được hình thành tại Động Đình Hồ”, thì ngay câu đầu phần 3 lại viết: “Địa bàn của người Lạc Việt cổ gồm Hồ Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Bắc Việt Nam và đảo Hải Nam”, như vậy nó đã bị thu hẹp đáng kể so với phần I và so với truyền thống văn hóa sử Việt được chính sử ghi nhận – kể cà Sử Ký của Tư Mã Thiên: “Nam Dương Tử là nơi Bách Việt ở”. Ông Trương Thái Du viết: “Lạc Việt chính là Nước Việt hay Việt Thường Quốc” vậy thì nước Văn Lang là quốc hiệu như thế nào so với “Nước Việt hay Việt thường quốc” cũng chính do ông ta nều ra?
Trong phần này, ông Trương Thái Du đã không minh chứng và không giải thích mối liên hệ của Triệu Đà với Việt sử khi nước Nam Việt của Triệu Đà với quốc hiệu Nam Việt và mối liên quan với quốc hiệu Âu Lạc mà ông Trường Thái Du gán cho Nam việt , để thêm vào một quốc hiệu không hề có trong cổ sử là Tây Âu Lạc. Ngoài ra còn mâu thuẫn sau trong chính lời văn của ông, xin so sánh hai đoạn trong cùng một bài viết, thậm chí cùng một đoạn văn như sau: “Người Lạc Việt ủng hộ Triệu Đà lập nên nước Nam Việt có kinh đô tại Phiên Ngung, cũng gọi nơi ấy là Âu Lạc” và câu :”Sau năm 179 TCN người Lạc Việt ở Tây Âu Lạc chạy giặc Triệu Đà xuống Bắc Việt đã dung hòa và pha trộn con người cũng như lịch sử với những người anh em cùng cội rễ Lạc Việt Động Đình Hồ”. Về điều này, ông Trương Thái du cần giải thích rõ hơn về thái độ của người Lạc Việt với Nam Việt mà ông gọi thêm là Âu Lạc và lại phải chạy giắc Âu Lạc Triệu Đà.
Một luận điểm nữa của ông Trương Thái Du trong bài viết trên, tôi muốn phản biện là điều mà ông ta xác định như sau:
Như vậy ông ta đã tự mâu thuẫn, khi thời Hai Bà Trưng trong Việt sử (40 – 43 AC) là sự tiếp tục của lịch sử dân tộc Việt từ Động Đình Hồ mà chính ông ta nói tới hàng ngàn năm trước (Theo quan điểm của ông là 1199 BC). Bởi vậy, khi ông ta đã thừa nhận Hùng Vương – theo quan điểm của ông ta là thủ lĩnh bộ lạc – thì không lẽ sau đó hàng ngàn năm lại trở lại cái mà ông cam đoan là “chế độ mẫu hệ”? Khi những người có kiến thức phổ thông về lịch sử cũng biết rằng: Sự tồn tại khái niệm “mẫu hệ”, chỉ là một thời kỳ tiến hóa trong lịch sử nhân loại. Nếu chỉ căn cứ vào người lãnh đạo quốc gia là nữ để xác định một thể thức xã hội là mẫu hệ hoắc mẫu quyền thì sẽ giải thích thế nào về thể thức xã hội với hiện tượng nữ anh hùng Gianda của Pháp quốc chống lại người Anh ở thế kỷ XII và sự tồn tại của Nữ Hoàng Anh ngay thời hiên đại?
Ở đây tôi cũng xin lưu ý rằng: Cuộc khởi nghĩa của Việt tộc thời Hai Bà trưng có ảnh hưởng rộng khắp phần nam Dương Tử. Có thể thấy dấu ấn đền thờ Hai Bà Trưng ở khắp vùng này và ngay trong câu nói của Tô Đông Pha trong “An Nam chí lược” – Đại ý:
“Nếu không có Tuân Tức Hầu (Tức Mã Viện) thì quân dân chín quận Giang Nam cài vạt áo bên trái cả”
Nếu dân Việt dưới thời Hai Bà Trưng chỉ là một giai đoạn sơ khai trong qua trình tiến hóa của nhân loại thì tôi nghĩ đế chế Hán hùng mạnh không cần phải dùng đến tổng tư lệnh quân đội Hán và huy động toàn bộ quân lực xuống tận miền Bắc Việt Nam làm gì.
Những dấu ấn còn lại không phải mục đích chứng minh của bài này – được nêu ở trên – cho thấy qui mô của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là toàn bộ địa bàn Việt tộc ở Nam dương Tử.
Để kết thúc bài phản biện ông Trương Thái Du, người viết cũng xin nói theo cách nói của ông ta , nhắm xác định quan điểm của mình về cội nguồn Việt sử:
Tôi dám khẳng định chắc nịch rằng:
Cội nguồn Việt sử tính từ thời Hùng Vương trải gần 5000 năm văn hiến và chính là nguồn gốc của nền văn minh Đông Phương cổ đại, một thời huyền bí trong tri thức của nhân loại hiện đại.
Sự khẳng định của tôi đã được minh chứng và tôi chịu trách nhiệm biện minh với những ý kiến phản bác.
Xin cảm ơn quí vị đã quan tâm.
Nguyễn Vũ Tuấn Anh