Phản biện

Tôi tin rằng: Trang blog này của tôi, ngoài những người là bạn bè của tôi và họ đã add nick của họ vào đây; những người có cảm tình với nội dung của nó và cũng không thiếu các thành phần xã hội đang quan tâm.
Họ có thể thắc mắc rằng: Nếu cội nguồn dân tộc Nhật Bản có nguồn gốc từ những cư dân Văn Lang cũ thì ít nhất phải có dấu tích khảo cổ chứng tỏ. Thí dụ như phải tìm thấy một vài chiếc trống đồng Lạc Việt chẳng hạn.
Thưa các bạn.
Đã nhiều lần Thiên Sứ tôi khẳng định rằng:
Di vật khảo cổ không phải là bằng chứng duy nhất chứng minh cho lịch sử.
Tuy nhiên trong trường hợp này, gần như vắng bóng những di vật khảo cổ là di sản văn hóa Việt trên đất Phù Tang, nghe chừng có vẻ hợp lý.
Nhưng sự giải thích hợp lý hơn nhiều lại nằm trong chính sự hiện diện của bài tổ tôm trong nền văn hiến Việt. Một tư duy bình thường thì sẽ có sự hợp lý phù hợp với tư duy đó. Nhưng với một tư duy cao cấp hơn sẽ thấy sự hợp lý bình thường đó là sai. Thí dụ như sau:
1) Với tư duy của thế kỷ XVI, người ta thấy một sự thật hiển nhiên là mặt đất phẳng và con người không thể chúc đầu xuống đất để sống. Bởi vậy, việc trái đất tròn với tư duy bình thường ở thế kỷ XVI là sai.
2) Quan niệm bình thường khá phổ biến cho rằng:
2622 năm tồn tại của thời Hùng Vương, chia cho 18 đời vua Hùng trị vì quốc gia Văn Lang thì mỗi ông vua phải thọ gần 150 năm là điều vô lý. Và họ lấy đó là một luận điểm khoa học phủ định thời Hùng Vương. Cái tầm thường dốt nát của những tư duy khoác bằng cấp cao này sai ở yếu tố sau:
a) Cái vô lý của phương pháp toán học này là lấy một con số thật 2622 năm chia cho một con số ảo là 18 đời vua chưa được minh chứng là thật. Trong nguyên tắc toán học thì những đại lương phải đồng đẳng, không thể lấy số gà trừ đi số vịt được. Nói rõ hơn là: Anh phải chứng minh được con số 18 đời Hùng Vương là có thật thì anh mới có quyến lấy 2622 năm chia cho 18.
b) Có người vặn lại tôi – trên một diễn đàn – rằng: Lấy gì minh chứng con số 2622 năm là con số thật?
Tôi chán quá không buồn trả lời vì còn để thời gian chơi game xả cái “sì troét”.
Nhưng với những người bạn đang xem blog này tôi trả lời như sau:
Nếu con số 2622 năm không thật thì nó là ảo nốt. Như vậy lấy một con số ảo chia cho một con số ảo thì hợp lý về toán học như: a – b = c vậy. Nhưng như vậy thì con số 150 năm cũng là ảo nốt. Vậy thì con số ảo nốt này cũng sẽ không thể chứng minh cho tuổi sinh học trên thực tế của đời người.
Kiểu gì thì cái lập luận phủ định văn hóa sử của dân tộc Việt kia cũng sai.
Như vậy, chúng ta có thể kết luận rằng:
Nếu thật sự khách quan và cầu tìm chân lý thì hãy suy xét. Tôi sẽ giải thích những phản biện tưởng như hợp lý với tư duy bình thường trong điều kiện cho phép.
Cảm ơn sự quan tâm của các bạn.

Thiên Sứ

Bài này đã được đăng trong Các Đề Tài Khác. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.