Thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt được cá nhân tôi và nhân danh cá nhân, xác định rằng: Chính là lý thuyết thống nhất mà những tri thức hàng đầu của nền văn minh nhân loại đang mơ ước. Trong số những anh em quan tâm gần gũi, có người đặt vấn đề;
Trong lịch sử tiến hóa đã chứng tỏ những lý thuyết khoa học chỉ đúng trong một giai đoạn phát triển của lịch sử nền văn minh. Nhưng sau đó nó lại bị những lý thuyết khoa học tiên tiến hơn bao trùm lên nó. Thí dụ như thuyết của Newton đúng ở những thế kỷ trước và trở thành một bộ phận của những lý thuyết khoa học trong giai đoạn hiện đại. Vậy thuyết ADNH có thể bị phủ định bởi những tri thức tiến hóa trong tương lai hay không?
Một cách đặt vấn đề hay và thông minh.
Nhưng điều này chỉ đúng trong quá trình tiến hóa của một nền văn minh, khi những nhận thức của con người trong quá trình tiến hóa hướng tới sự hoàn thiện của chân lý – bao hàm tính thiện và sự hoàn hảo (Chân – Thiện – Mỹ). Và vấn đề nêu trên – về sự phủ định lý thuyết thống nhất Âm Dương Ngũ hành trong quá trình tiến hóa – được đặt ra, vì nhận thức lịch sử tiến hóa của nền văn minh nhân loại hiện nay chỉ giới hạn – trở thành mặc định – trong hình thái lịch sử nhận thức được với quan niệm: bắt đầu từ thời đồ đá – khoảng 10. 000 năm, rồi đến đồ đồng, đồ sắt….và phát triển đến nền văn minh hiện nay. Tất nhiên, nền văn minh hiện nay tiếp tục tiến hóa trong tương lai và nó sẽ có sự tiếp thu những nhận thức mới trong lịch sử tiến hóa. Những giá tri tri thức mới sẽ lại tiếp tục bao trùm lên những nhận thức cũ hoặc phủ định…cho đến khi nó đạt được chân lý tuyệt đối là lý thuyết thống nhất; hoặc chỉ có thể tiệm cận chân lý tuyệt đối, nhưng không phải tuyệt đối.
Vấn đề là :
“Không thể có hai lý thuyết thống nhất” – cho dù nó xuất hiện ở nền văn minh nào, thậm chí nói một cách hình ảnh: từ một nền văn minh ngoài Địa cầu.
Chính từ tiêu chí, hoặc tiền đề (“tiền” có dấu huyền) này, tôi xác định rằng: không thể có sự phủ định của một thuyết nào đó bao trùm lên thuyết ADNH, mà chỉ có thể bổ sung cho nó mà thôi. Để chứng minh điều này, tôi phải viện dẫn đến “Nghịch lý Cantor” – mặc dù nghịch lý này chưa được “khoa học công nhận”.
Nghịch lý Cantor phát biểu rằng:
1/ Mọi tập hợp đều có một tập hợp lớn hơn hàm chứa nó.
2/ Có một tập hợp bao trùm lên tất cả mọi tập hợp.
Chính vế hai làm nên Nghịch lý Cantor. Nghịch lý toán học mới nhất này, do anh Thế Trung đưa lên diễn đàn vài năm trước và Lý học đã thẩm định: Đây chính là điều kiện xác định một lý thuyết thống nhất – chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Ngược lại, sự vượt trội của thuyết ADNH lại thẩm định tính chân lý của Nghịch lý Cantor với hệ thống phân loại theo Ngũ hành của nó và nó thừa nhận Nghịch lý Cantor là một bước phát triển đầu tiên trong tri thức nền văn minh hiện đại tiến tới cấu thành một lý thuyết thống nhất. Bởi vì, tính chất của mọi tập hợp đều có một tập hợp lớn hơn nó đã được ứng dụng trong hệ thống phân loại theo Ngũ hành của thuyết ADNH.
Nghịch lý Cantor chính là lý thuyết tiền đề cho một hệ thống phân loại thành các tập hợp. Tất nhiên – nói một cách hình ảnh – thì nếu quả thực có một nền văn minh ngoài Địa cầu tìm ra một lý thuyết thống nhất thì nó vẫn phải qua bước phân loại mọi hiện tượng và sự tương tác giữa mọi hiện tượng trong vũ trụ. Tất nhiên điều đó có nghĩa rằng: Chân lý của tất cả mọi sự kiện vận động và tương tác trong vũ trụ này chỉ có một và sự tiến hóa của các nền văn minh – kể cả ngoài Địa cầu – đều không thể sai khác. Chân lý chỉ có một mà thôi!
Tất nhiên, về mặt lý thuyết thì ở từng hệ quy chiếu khác nhau – (trong những tập hợp khác nhau) – sẽ phản ánh nhân thức khác nhau và những mô tả thực tế riêng phần. Đây chính là điều mà văn hóa truyền thống Việt gọi là “các cõi khác nhau”. Nhưng với một lý thuyết thống nhất các quy luật vũ trụ, thì những tập hợp riêng phần này – (Tức “các cõi” trong văn hóa truyền thống Việt) – phải nằm trong một tập hợp lớn hơn nó – theo “Nghịch lý Cantor”. Nói một cách hình ảnh theo văn hóa truyền thống Việt: dù là cõi trời, cõi Phật, cõi Địa Ngục, cõi trần gian (Gồm toàn bộ nền văn minh nhân loại, bây giờ và trong tương lai), cõi súc sinh….vv.. thì đều phải nằm trong một tập hợp bao trùm lên tất cả mọi tập hợp trong vũ trụ. Hay nói cách khác: Đó chính là lý thuyết thống nhất. Và đó mới được gọi là Lý thuyết thống nhất.
Tiêu chí khoa học phát biểu rằng: Một lý thuyết thống nhất phải giải thích được các hiện tượng tôn giáo và tâm linh. Bài viết này là một chứng minh bổ sung cho vấn đề xác định thuyết ADNH, nhân danh nền văn hiến Việt chính là lý thuyết thống nhất khi mô tả tất cả các cõi trong vũ trụ này – liên quan đến tôn giáo và tâm linh, đều nằm trong tập hợp của nó.
Cái tập hợp bào trùm lên tất cả mọi tập hợp theo Nghịch lý Cantor mô tả trên lý thuyết, chính là Thái Cực trên thực tế của thuyết ADNH.
Đó là lý do để không thể có hai lý thuyết thống nhất phủ định lẫn nhau. Bởi vì không thể có hai tập hợp riêng rẽ mà không có một tập hợp lớn hơn bao trùm lên nó. Lý thuyết thống nhất chỉ có một mà thôi, dù cho nó xuất hiện một ở trái Đất, một ở hành tinh khác thì nó phải hoàn toàn giống nhau về nội dung căn bản và cách mô tả khác nhau mà thôi.
Bởi vậy, nền văn minh nhân loại hiện nay, nếu tiếp tục phát triển thì nó phải công nhận thuyết ADNH chính là lý thuyết thống nhất. Cho dù nó không muốn, hoặc không thể công nhận ngay bây giờ.
===========
PS: Lịch sử tiến hóa sẽ xác định nòng nọc phải trở thành Cóc và về với cội nguồn đích thực của nó.