KHOA HỌC LÀ GÌ?

Tôi đã phàn nàn về việc cho đến bây giờ, công đồng khoa học thế giới vẫn chưa có một khái niệm thế nào là khoa học. Tất nhiên đó phải là một khái niệm hoàn chỉnh được công nhận rộng rãi, vì tính khách quan và phản ánh đúng bản chất của khái niệm này với sự ứng dụng trong mọi vấn đề liên quan đến nó. Còn trong mỗi con người từ phó thường dân đến các nhà khoa học thực sự, hoặc một cộng đồng khoa học nào đó – có tính cục bộ –  đều có một ý niệm chủ quan của mỗi người, hoặc của cộng đồng khoa học mang tính cục bộ về khái niệm này. Có thể đúng, có thể sai, có thể cục bộ, có thể hoàn chỉnh…vv…..Nhưng không phải là một định nghĩa hoàn chỉnh và phổ biến được công nhận rộng rãi. Lúc đầu, tôi chỉ căn cứ vào những tiêu chí khoa học do nhà khoa học đẳng cấp Nguyễn Văn Tuấn đưa ra để có sự phàn nàn này. Bởi vì – như tôi đã nói – nếu quả là có một định nghĩa hoàn chỉnh về khái niệm khoa học thì chắc chắn nhà khoa học Nguyễn Văn Tuấn sẽ đưa định nghĩa này để so sánh, chứ không cần vận dụng tiêu chí khoa học để đối chiếu.
Hôm nay, một hiện tượng trên diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn đã xác định tôi đúng: Công động khoa học thế giới chưa hề có một định nghĩa chuẩn về khái niệm khoa học. Bác Hà Uyên – một thành viên được tôn trọng vì trí thức uyên bác trên diễn đàn – đã đưa ra một định nghĩa về khái niệm khoa học như sau:

Nội dung trích dẫn:
Khoa học là hoạt động sáng tạo thực tiễn, nhằm nhận được tri thức mới, dưới hình thức khái niệm, hình thành hệ thống toàn vẹn, trên cơ sở các nguyên tắc xác định.
Khoa học là hình thức hoạt động tinh thần của con người, hướng vào việc sản xuất ra tri thức từ tự nhiên, xã hội và bản thân nhận thức. Mục đích trực tiếp của Khoa học là đạt tới chân lý, khám phá ra các quy luật khách quan, nhờ khái quát các sự kiện hiện thực trong mối quan hệ qua lại giữa chúng, là tiên đoán xu hướng phát triển của hiện thực dựa trên cơ sở đó.

Tôi cho rằng, định nghĩa này của bác Hà Uyên là sự thuật lại về định nghĩa khoa học phổ biến trong công đồng khoa học Việt, hoặc chí ít nó là một văn bản được công nhận một cách dễ dãi của một nhóm nghiên cứu đề đạt lên cấp trên của họ. Chứ không phải là một định nghĩa phổ biến được cộng đồng khoa học thế giới công nhận. Giả thiết rằng định nghĩa này do chính bác Hà Uyên sáng tạo của riêng mình, thì sự phàn nàn của tôi hoàn toàn vẫn có cở sở. Tôi đã minh chứng trực tiếp định nghĩa này chưa hoàn chỉnh trong bài viết của mình trên diễn đàn, nguyên văn như sau:

.Kính thưa bác Hà Uyên.
Có thể tôi có một định nghĩa khác về khái niệm khoa học. Sau khi cân nhắc mọi vấn đế liên quan, tôi sẽ trình bày một cách hoàn chỉnh ý nhiệm của tôi về khái niệm “Khoa học”. Có thể định nghĩa của tôi về khái niệm “khoa học” chưa hẳn đã đúng. Nhưng tôi cho rằng định nghĩa về khái niệm “khoa học” mà bác đưa ra ở trên là một trong những trường hợp riêng của một khái niệm khác, mang tính tổng quát hơn. Bởi vì tôi nhận thấy định nghĩa trên chưa hoàn chỉnh.
Tôi xin được trình bày rõ hơn v/d này như sau:

* Nội dung trích dẫn:
“Khoa học là hoạt động sáng tạo thực tiễn, nhằm nhận được tri thức mới, dưới hình thức khái niệm, hình thành hệ thống toàn vẹn, trên cơ sở các nguyên tắc xác định”.

Có những hoạt động khoa học chỉ là khám phá thực tiễn và không hề sáng tạo. Thí dụ như việc phát hiện ra hạt cơ bản chẳng hạn. Một “hệ thống toàn vẹn được sáng tạo” với những “khái niệm và “nguyên tắc xác định” chưa hẳn đã là khoa học. Thí dụ một hệ thống tín ngưỡng hoặc tôn giáo. Chưa nói đến một hệ thông lý thuyết khoa học sai.

* Nội dung trích dẫn:
Khoa học là hình thức hoạt động tinh thần của con người, hướng vào việc sản xuất ra tri thức từ tự nhiên, xã hội và bản thân nhận thức. Mục đích trực tiếp của Khoa học là đạt tới chân lý, khám phá ra các quy luật khách quan, nhờ khái quát các sự kiện hiện thực trong mối quan hệ qua lại giữa chúng, là tiên đoán xu hướng phát triển của hiện thực dựa trên cơ sở đó.

Phần này không phải là một định nghĩa trực tiếp về bản thân khái niệm khoa học, mà chỉ nói về mục đích của khoa học và hệ quả của nó.

Nội dung trích dẫn:
Mục đích trực tiếp của khoa học là đạt tới chân lý, khám phá các quy luật khách quan, nhờ khái quát các sự kiện hiện thực trong mối quan hệ qua lại giữa chúng (Hệ quả =>) là tiên đoán xu hướng phát triển của hiện thực dựa trên cơ sở đó.

Còn câu:
Nội dung trích dẫn
Khoa học là hình thức hoạt động tinh thần của con người, hướng vào việc sản xuất ra tri thức từ tự nhiên, xã hội và bản thân nhận thức.

Câu này lặp lại một hiện tượng đã phân tích của câu trên. Một cách giải thích sai nhân danh khoa học, hoặc tín ngưỡng, tôn giáo….nhưng cũng có thể đáp ứng được tiêu chí này.
Tóm lại, theo cái nhìn của tôi thì định nghĩa về khoa học như trên là chưa hoàn chỉnh, cần bổ sung và cô đọng hơn.

Như vậy, ngoài khái niệm “văn hóa”, thì ngay cả khái niệm “khoa học” cũng chưa rõ ràng. Con người trên khắp thế giới đang nói rất sôi nổi về “văn hóa” và “khoa học”. Nhưng nó lại không có một định nghĩa về “văn hóa” và “khoa học” là gì. Mặc dù, văn hóa và khoa học lại là nền tảng cho sự phát triển của cả nhân loại. Híc. Nó vẫn chưa chính danh. Bởi vậy, cái thế giới này không loạn cào cào lên sao được. Sở dĩ nó tồn tại và phát triển, bởi chính các quy luật phát  triển tự nhiên giành cho nó.
Buồn nhỉ!

Bài này đã được đăng trong Các Đề Tài Khác. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.