Bài viết này là thư trả lời của tôi với một thành viên trên diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn. Các bạn có thể xem toàn bộ topic này theo dường link dưới đấy:
http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/index.php?s=f5826a567694816b64e23c6….
Nội dung bài này thể hiện cái nhìn của tôi với lịch sử Việt tộc. Xin được chia sẻ với các bạn.
Anh Trần Phương thân mến.
Quan điểm của tôi là:
1) Cội nguồn xa xôi:
Trên Trái đất này đã tồn tại một nền văn minh toàn cầu rất ưu việt. Nền văn minh này là chủ nhân của thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch. Nền văn minh này bị hủy diệt bởi một đại nạn toàn cầu, mà tôi nghiêng về giả thuyết một trận đại Hồng thủy. Nền văn minh toàn cầu này bị hủy diệt và nhân loại từ một nền văn minh thống nhất trở thành những bộ phận sống riêng rẽ còn sống sót. Có những bộ phận bị thoái hóa, có những bộ phận duy trì được trí thức còn sót lại. Người Lạc Việt tên gọi nguyên thủy của Bách Việt là một bộ phận còn tồn tại của nền văn minh này và được lãnh đạo bởi một tập thể những nhà tri thức sáng suốt gọi chung là Hồng Bàng. Chính người Lạc Việt đã giữ gìn được toàn bộ thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch.
Chứng minh:
* Những kim tự tháp và những tri thức thiên văn ưu việt cổ tồn tại khắp các châu lục từ Ai Cập qua biển Nhật Bản đến Nam Mỹ cho thấy một sự thống nhất về văn hóa và tri thức đã từng tồn tại trên Địa cầu.
* Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ cho thấy tính liên hệ chặt chẽ với các giá trị văn hóa thượng cổ của các dân tộc có nguồn gốc từ lâu đời.
2) Giai đoạn tiền Văn Lang.
Từ những vùng cao ở Hy Mã Lạp sơn.Người Lạc Việt bắt đầu cuộc sống ổn định ở thượng nguồn nam Hoàng Hà nơi có dòng sông Lạc Thủy. Gần chục ngàn năm trước, nơi đây có một cuộc sống với thiên nhiên trù phú. Tên Lạc Việt bắt đầu từ đây với dấu ấn của huyền thoại Nữ thần sông Lạc Thủy và nhiều dấu chứng khác trong tục ngữ ca dao Việt (Sau này bị đồng hóa thành truyền thuyết Hán). Từ đây họ tràn xuống phía Bắc thượng nguồn Dương Tử cùng với những người dân địa phương làm thành một cuộc sống trù phú nơi đậy… Theo triền sông Dương Tử họ lần lượt tiến ra biển Đông. Một bộ phận người Lạc Việt khác ổn định cuộc sống của họ ở Nam Dương Tử. Cách nay hơn 6000 năm trước những chủng tộc phi Lạc Việt mở cuộc tấn công Dân Lạc Việt và các giống dân khác tại Nam Hoàng Hà và những người Lạc Việt đã thất bại chạy sang Nam Dương Tử. Dấu ấn còn lại chính là trận chiến Hoàng Đế Xuy Vưu ở Trác Lộc.
Với phương tiện của con người từ gần 6000 năm trước thì sông Dương Tử chính là một biên giới thiên nhiên hùng vĩ cản trở sự thôn tính của các chủng tộc hiếu chiến. Những người dân tỵ nạn kết hợp với những người Lạc Việt đã sống ở đây từ trước lập thành một quốc gia phương Nam (So với Bắc Dương Từ) tên gọi đầu tiên là Xích Quý (Tôi gọi là Xích Quý chứ không phải Xích Quỷ). Thời cổ phương nam còn gọi là phương Quý. Xích Quý là tên gọi phổ biến, chính thức tên nước gọi là Văn Lang.
3) Thời đại Văn Lang:
Lịch sử Lạc Việt và còn tên gọi khác là Bách Việt bắt đầu từ đây. Bởi vì sự phát triển với khoảng cách trải hàng ngàn năm giữa Bắc và Nam Dương Tử với không gian thiên nhiên khác nhau đã ghi những dấu ấn văn hóa khác nhau cho chủng tộc Lạc Việt. Đó là lý do Lạc Việt còn có tên là Bách Việt. Điều này giải thích tại sao Lạc Long Quân – Vua Rồng Lạc Việt lại là tổ của Bách Việt, đồng thời cũng gọi là Lạc Vương. Do điều kiện của nền văn minh thời bấy giờ, nên chính quyền trung ương do các vua Hùng lãnh đạo chỉ là sự lạnh đaọ chung về quốc phòng, văn hóa và ảnh hưởng chính trị. Nền kinh tế của từng địa phương vẫn gần như độc lập. Mô hình thể chế quốc gia Văn Lang gần giống như nhà Chu sau này. Tại đây, do phải đối phó với lũ lụt thường xuyên xảy ra, người Việt đã có những kỳ tích chinh phục thiên nhiên. Sự tích vua Đại Vũ trị thủy, bà Nữ Oa vá trời phần nào thoát thai từ nhưng công cuộc chống thiên tai này. Những câu chuyện huyền thoại Việt sau này bị Hán hóa.
18 thời (chứ không phải “đời”) lần lượt trị vì nước Văn Lang và đưa dân tộc Việt trở thành một dân tộc văn minh phát triển nhất toàn vùng Châu Á với một cuộc sống phú túc. Đó chính là công ơn tổ tiên còn để lại cho giống nòi Lạc Việt.
Thuyyết Âm Dương Ngũ hành là học thuyết chính thống được tôn vinh trong quốc gia Văn Lang. Vào thế kỷ XIV trước Công nguyên. Nhà Ân sang cướp nước ta đánh tận thủ đô Văn Lang, khiến nhà vua cuối đời Hùng Vương thứ 6 phải chạy ra đất Mân (Phúc Kiến bây giờ) – điều này có ghi trong chính văn của Kinh Dịch. Sau thất bại này, hội đồng quốc gia gồm các Lạc Hầu quản trị các địa phương đã họp lại chọn người lên lãnh đạo Văn Lang đó là thời Hùng Vương thứ VII.
Vầ cuối giai đoạn Văn Lang, chính quyền trung ương suy yếu, các thủ lĩnh địa phương ngày càng hùng mạnh và quyền tự trị cao đã làm nên một sự không thống nhất về chính trị của quốc gia hùng mạnh này. Do đó từng bộ phận lãnh thổ lần lượt bị các cường quốc láng giếng như Tần, Sở ..thôn tính. Trước đó, nhận được nguy cơ Bắc phương, vua Hùng đã chọn đất dời dô vào thế kỷ thứ VII trước CN lùi về phía Nam. Phong Châu – Phú Thọ không phải là thủ đô Văn Lang, mà chỉ là nơi tập kết cuối cùng khi triều đại Văn Lang sụp đổ. Ngược lại thời gian một chút. Sau khi tuiêu diệt Ba Thực vào năm 316 trước CN và sau đó nước Tần đã trở nên hùng mạnh và ào ạt tiêu diệt lục quốc. Vào khoảng 280 – 270 trước CN tướng Tấn là Đồ thư kéo quân chinh phục Văn Lang. Quân chính quy của vua Hùng chống không lại. Nhưng quân Việt thuộc một tyhủ lĩnh địa phương không thuộc chủng Bách Việt là Thục Phán đã lãnh đạo quân dân thuộc địa phương của mình chống Tần thành công. Thế lực của Thục Phán sau chiến thắng đã trở nên hùng mạnh và không tuân thủ chính quyền trung ương của vua Hùng. Một cuộc nội chiến đã xảy ra.
Đức Tản Viên Sơn thánh – tổng tư lệnh quân đội – đã sáng suốt nhìn thấy nguy cơ bị chinh phục của giống nòi Lạc Việt, nên đã khuyên vua Hùng nhường ngôi cho Thục Phán nhằm bảo vệ những di sản văn hóa Việt. Đây chính là nguyên nhân để Ngài được tôn vinh là một trong tứ trụ Thiên Vương hộ quốc của người Lạc Việt. Đây cũng chính là lý do mà tất cả các di sản văn hóa và lịch sử Việt được truyền thuyết và thần thoại hóa để lưu truyền trong giống nòi Lạc Việt trải hàng ngàn năm đô hộ.
Trăm năm bia đá thì mòn.
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.
Nếu không có một tầm tư duy minh triết kỳ vĩ không thể có một câu ca dao xuyên thiên niên kỷ được.
Giai đoạn về sau thì mọi người đã biết.
4) Hậu Văn Lang
Cuộc xâm lược của những chính quyền Bắc phương với dân tộc Việt không diễn ra ngay một lúc và ồ ạt. Nó trải hàng trăm năm và nhiều hướng bởi những quốc gia thuộc nhà Chu. Bởi vậy, sự chinh phục cuối cùng của nhà Hán cũng chỉ là sự quản lý về hành chính và tô thuế. Nền văn hóa Việt vẫn tồn tại ở địa phương cho đến cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng làm chấn động toàn bộ lãnh thổ Văn Lang cũ ở Nam Dương tử. Đây chính là lý do mà chính Mã Viện – tổng tư lệnh quân đội Hán phải thân chinh đánh dẹp ( Chứ nếu chỉ là một bộ lạc ngớ ngẩn thì quân Hán chắc không cần huy động tổng lực lương như vậy). Hai Bà Trưng thất bại, cuộc đàn áp chắc chắn khốc liệt và dân Việt đã di tản khắp nơi. Đây chính là nguyên nhân để dấu ấn Lạc Việt rải rác khắp vùng Đông Nam Á. Đặc biệt là những người Việt ở miền biển đã chạy ra biển và lưu trú tại Đài Loan, Nhật Bản hiện nay. Đây chính là lý do mà các nhà khoa học Nhật Bản đã nhận thấy rằng: Gen di truyền của ngườii Nhật giống người Việt Nam nhất trong các sắc dân ở Đông Á và Đông Nam Á và cũng là lý do mà dấu ấn của văn hóa Việt từ thời Văn Lang còn ghi nhận ở Đài Loan chính là tục ăn trầu….
Phần lớn những cư dân lãnh thổ Văn Lang cũ lùi xuống và tập hợp ở Bắc Việt Nam ngày nay. Chính sự tập hợp này đã khiến cho những vùng cư trú cùng người Việt ở ngay cạnh nhau, nhưng cách phát âm lại khác nhau. Như tiếng Nghệ, tiếng Huế, tiếng Bắc, tiếng Nam ..vv… Đây chính là hậu quả của sự phát triển độc lập của những vùng khác nhau trải hàng ngàn năm bên bờ Nam Dương tử và đã khiến cho tạo thành những thổ Âm khác nhau. Do đó khi giống nòi Lạc Việt tụ lại ở Bắc Việt Nam thì họ đã mang tiếng địa phương của họ sống cạnh nhau. Đây cũng là lý do mà ông Trần Đại Sỹ nhận thấy hiện tượng về gen di truyền của người Việt có mặt hầu hết ở Nam Dương tử. Bởi vì không phải tất cả đều di tản theo các thủ lĩnh của mình. Nhưng sai lầm của ông Trần Đại Sỹ là cho rằng: Người Việt đã Bắc tiến hòa huyết với người Hán.
Tại vùng châu Thổ sông Hồng, người Việt phải làm lại từ đầu, nên chúng ta không thấy ở đây những dấu ấn cổ xưa từ thời Văn Lang lập quốc qua các di vật khảo cổ. Nhưng chúng ta có thể tìm thấy những dấu ấn đó qua những di sản phi vật thể.
Anh Trần Phương thân mến
Đây chỉ là cái nhìn của riêng tôi mang tính rất khái quát có tính định hướng nghiên cứu và chưa chứng minh. Về chi tiết có thể hiệu chỉnh, Nhưng khái quát thì như tôi đã trình bầy. Bởi vậy tôi cũng không muốn nghe những lời phản biện. Nhưng trình bày với anh để anh có thể so sánh với những quan niệm trên mà anh đã dẫn.
Tôi hy vọng có thời gian và điều kiện tối thiểu để phục hồi những giá trị văn hiến lịch sử Việt. Còn nếu không, tôi hy vọng có bậc trí gia tâm huyết nào đó tán thành định hướng của tôi đã trình bày và nghiên cứu phục hồi lại nền văn hiến huyền vĩ Việt.
Vài lời chia sẻ .
Cảm ơn sự quan tâm của anh.
Thiên Sứ