– Tiếp theo
Trong ba tiêu chí mà tôi trình bày tại buổi tọa đàm “Cội nguồn văn minh Đông phương” thì tiêu chí thứ nhất phát biểu rằng :
1/ Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống lý thuyết, được xác định thuộc về một nền văn minh nào thì nó phải có tính liên hệ hợp lý trong lịch sử phát triển của nền văn minh đó.
Đây chính là một tiêu chí chủ yếu hiện nay, nhưng không phải duy nhất, xác định rằng: Nền văn minh Hán không thể là chủ nhân của Kinh Dịch và thuyết ADNH. Và “có thể” các nhà nghiên cứu Trung Hoa cảm nhận được nội hàm của tiêu chí này và nhận thấy mối liên hệ lịch sử hình thành kinh Dịch và thuyết ADNH trong sự mô tả của các bản văn chữ Hán với lịch sử của nền văn minh Hán, hoàn toàn bất hợp lý, nên họ phải thừa nhận tính khách quan của vấn đề: Kinh Dịch và thuyết ADNH không thuộc về nền văn minh Hán.
Sở dĩ tôi dùng từ “có thể” vì bản thân tôi chưa chính thức tìm hiểu tài liệu mà giáo sư Trần Đình Hiếu trình bày. Nhưng tôi tin tài liệu này là hoàn toàn xác thực. Bởi tính tất yếu khách quan của các bản văn chữ Hán của vấn đề, nên sớm hay muộn thì chính các nhà nghiên cứu Trung Hoa sẽ phải thừa nhận điều này, có điều cụ thể nó diễn biến thế nào mà thôi. Cho nên hoàn toàn không phải ngẫu nhiên, tôi thường khẳng định: Tôi sẵn sàng sang tận Bắc Kinh chứng minh kinh Dịch và thuyết ADNH là của nền văn minh Việt, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử. Không chỉ với giới nghiên cứu Trung Hoa, ngay cả họ kết hợp với viện Hàn lâm khoa học Hoa Kỳ, tôi cũng sẵn sàng trình bày hệ thống luận cứ của tôi và trả lời vì sao không thể có “Hạt của Chúa” và không thể có sự sống trên sao Hỏa – nếu ngài Obama quan tâm – để Hoa Kỳ đỡ tốn kém trong những mục đích nghiên cứu vô bổ. Điều này tôi cũng đã công khai trên diễn đàn từ rất lâu.
Mối liên hệ bất hợp lý giữa lịch sử văn minh Hán và sự hình thành Kinh Dịch và thuyết ADNH mô tả trong các bản văn chữ Hán, đã được tôi trình bày rất kỹ trong cuốn sách đã xuất bản từ 2001 là “Tìm về cội nguồn Kinh Dịch” (Nxb Đại học Quốc gia. Tái bản lần 2: Nxb VHTT 2002). Cuốn sách sẽ được tôi biên tập lại và tái bản ngay từ diễn đàn này, cho đến khi có một nhà xuất bản chấp thuận tái bản cuốn sách này. Ngay trong cuốn “Tìm về cội nguồn kinh Dịch”, tôi đã đề cập đến một nền văn minh toàn cầu và thuyết ADNH chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ.
Qua các tiêu chí khoa học cho một lý thuyết (giả thuyết) khoa học để chứng minh cho luận điểm của mình về Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thới huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử, cho thấy:
Tôi hoàn toàn độc lập với phương pháp chứng minh của riêng tôi. Nó không lệ thuộc vào bất cứ một hiện tượng, sự kiện và vấn đề nào xảy ra trong quá trình phát triển của hướng nghiên cứu này. Do đó, sự kiện các nhà nghiên cứu Trung Hoa thừa nhận kinh Dịch và thuyết ADNH không thuộc về văn minh Hán, chỉ là chứng nhân trực quan làm giảm bớt những hoài nghi của thế nhân với luận điểm minh chứng Việt sử là cội nguồn văn minh Đông phương mà thôi. Tất nhiên, sự hoài nghi và phản bác không có chứng lý của họ là do thói quen của lối mòn tư duy, chỉ nhìn nhận vấn đề qua hiện tượng trực quan và không đủ khả năng để thẩm định một hệ thống luận cứ mà tôi trình bày. Cũng như họ đã từng phản bác không có chứng lý nhà nghiên cứu Khánh Hoài Đỗ Văn Xuyền khi ông phục hồi hệ thống chữ Việt cổ.
Nhưng vấn đề không dừng lại ở đây. Sự quyết định cội nguồn văn minh Đông phương thuộc về văn minh Lạc Việt chính là ở tiêu chí thứ 2 và thứ 3. Đây chính là yếu tố để xác định rằng: Chỉ có nền văn minh Lạc Việt là chủ nhân đích thực của thuyết ADNH, không thể có một nền văn minh cổ xưa nào trong lịch sử văn minh nhân loại nhận thức được, có thể phục hồi được học thuyết cổ xưa này của nhân loại – mà nhà tiên tri Vanga đã nói tới. Tất nhiên, nó cũng không thuộc về Hàn quốc và Nhật Bản.
Nhưng chính nền văn hóa truyền thống Nhật và Hàn quốc cũng đang có ý định cho rằng kinh Dịch và thuyết ADNH thuộc về nền văn hóa của họ, lại là chứng nhân cho thấy rằng: Nền văn minh Lạc Việt, một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương tử chính là chủ nhân đích thực của nền văn minh Đông phương huyền vĩ. Đang sừng sững thách đố tri thức của nền văn minh hiện đại. Khi nền văn minh này sụp đổ vào thế kỷ thứ III BC, những tộc Việt đã di tản sang những vùng đất và hình thành các quốc gia hiện nay, nên họ còn giữ được một cách không có hệ thống những di sản của nền văn minh này. Hiện tượng này lại là một minh chứng sắc sảo cho luận điểm của tôi về phương diện lịch sử về những dấu ấn của nền văn minh Việt trong những di sản văn hóa truyền thống ở các quốc gia hiện đại liên quan, mà tôi đã trình bày trong sách đã xuất bản và trên diễn đàn này.
Hai tiêu chí này phát biểu rằng:
2/ Nền văn minh được coi là chủ nhân của một học thuyết phải chứng tỏ được nền tảng tri thức đã tạo dựng nên hệ thống lý thuyết thuộc về nền văn minh đó.
3/ Tính hợp lý, nhất quán và hoàn chính trong nội dung hệ thống lý thuyết và không có mâu thuẫn trong nội hàm cấu trúc của hệ thống lý thuyết đó.
Với tiêu chí 2 thì Hàn Quốc và Nhật Bản có thể sử dụng những di sản trong văn hóa truyền thống để chứng tỏ những dấu ấn của thuyết ADNH, bát quái – (cờ Hàn Quốc đầy đủ AD và Bát quái) – để chứng minh Kinh Dịch và học thuyết này thuộc về họ. Nhưng điều đó chỉ là những di sản thể hiện dấu ấn có tính hiện tượng. Nhưng vấn đề còn là ở tiêu chí thứ 3. Và tiêu chí này còn được bổ sung để thẩm định bởi một tiêu chí khoa học cho một lý thuyết hoặc một giả thuyết) khoa học. mà tôi đã trình bày nhiều lần trên diễn đàn và sách đã xuất bản. Tiêu chí này phát biểu rằng:
Một lý thuyết, hay một giả thuyết khoa học chỉ được coi là đúng khi nó giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó, có tính hệ thống, nhất quán, hoàn chỉnh, tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri.
Đáp ứng được tất cả những tiêu chí này chỉ có nền văn minh Việt với cấu trúc nguyên lý căn để qua mô hình biểu kiến “Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ”.
Tính hợp lý của nguyên lý căn để “Hậu thiên Lạc Việt phối Hà Đồ” bao trùm lên mọi vấn đề, mọi lĩnh vực liên quan đến thuyết ADNH và bát quái (Kinh Dịch), thỏa mãn tất cả những yếu tố cần trong tiêu chí khoa học là chuẩn mực để thẩm định một lý thuyết nhân danh khoa học. Nếu không có một chân lý đích thực đằng sau nguyên lý căn để này thì không thể có tính hợp lý bao trùm cả không gian và thời gian vũ trụ như vậy được.
Và không chỉ giới hạn với tính hợp lý toàn diện trong thuyết ADNH – nhân danh nền văn hiến Việt – nguyên lý này đã chứng tỏ sự bao trùm lên mọi lĩnh vực của tri thức khoa học hiện đại (“Không có Hạt của Chúa”; “Không có sự sống ngoài Địa cầu” (sao Hỏa là một ví dụ); thẩm định thuyết Vonfram, nghịch lý Cantor….vv…Cũng không chỉ dừng ở đây, ngay cả các vấn đề quan hệ xã hội, cuộc sống con người và cả những vấn đề tâm linh, tín ngưỡng tôn giáo…vv…
Thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền văn hiến Việt, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử, chính là Lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang tìm kiếm.