CỘI NGUỒN VĂN LANG VÀ LỊCH SỬ NHẬT BẢN

http://www.lyhocdongphuong.org.vn

III – Tục xăm mình của dân tộc Việt thời Hùng và Yakuza.

Truyền thuyết Hồng Bàng Thị trong Lĩnh Nam trích quái chép:

“Lúc ấy dân sống ở rừng và chân núi, xuống nước đánh cá thường bị giống giao long làm hai, bèn nói với vua (Vua đây tức Lạc Long Quân/Thiên Sứ). Đáp: “Giống sơn man và thủy tộc khác hẳn nhau, giống thủy tộc yêu kẻ giông mình, ghét kẻ khác mình nên hại nhau đó”. Bèn bảo người đời lấy mực xăm vào mình theo hình Long quân, theo dạng thủy quốc. Từ đó, dân không bị tại họa giao long làm hại nữa. Tục xăm mình của dân Bách Việt cũng bắt đầu từ đây.


Đến đời nhà Trần, tục xăm mình cũng rất phổ biến, ngay cả trong giới quý tộc. Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông, binh lính nhà Trần thường xâm lên tay hai chữ Sát Thát thể hiện quyết tâm chống giặc. Tục xâm mình ở dân tộc Việt ngày càng mai một bởi những biến động lịch sử, có còn lại chăng chỉ như một thứ mốt trong giới trẻ. Nhưng ngược lại, tục này lại khá phổ biến trong văn hóa Nhật Bản cho đến tận ngày nay, nhất là giới Yakuza. Chúng ta xem hình minh họa dưới đây:

Dấu ấn của tục xâm mình Lạc Việt trên những Yakuza Nhật Bản sẽ là một sự mơ hồ, nếu như nó chỉ là một hiện tượng riêng lẻ. Nhưng hiện tượng này lại là sự bổ sung sắc sảo khi những dấu ấn văn hóa Lạc Việt khác thể hiện rõ nét trong nến văn hóa cổ Nhật Bản. Truyền thuyết Việt về những người sống trên sông nước cần phải xâm mình tránh giao long và đảo quốc Nhật Bản với bốn bề là biển cả, điều này lại là cơ sở của một giả thuyết về vùng sinh sống của tổ tiên người Nhật trên đất Văn Lang xưa. Vấn đề này sẽ được trình bày trong bài tiếp sau đây.

Còn tiếp

Thiên Sứ

Bài này đã được đăng trong Các Đề Tài Khác. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.