Lại di vật khảo cổ?

Hôm nay, dậy sớm như thường lệ. Lang thang trên mạng thấy bài viết này trên Vitinfo bàn về người Trung Quốc sử dụng di vật khảo cổ để chứng minh Hoàng Sa là của Trung Quốc, chứ không phải là của Việt Nam. Điều này làm Sư Thiến tôi nhớ lại những “nập nuận pha học” của “hầu hết những nhà pha học trong nước” và “cộng đồng pha học quốc tế”. Sao mà nó giống nhau thế?
Qua bài này, mới thấy cái ngu nó lòi ra đấy.
Một lần, tôi có cơ hội tiếp xúc với giáo sư Trinh Sinh, do bạn tôi là Lưu Đức Hải – giáo sư Viện trưởng Viện Quy hoạch phát triển đô thị và nông thôn Việt Nam giới thiệu. Trong buổi trao đổi về luận điểm đối với thời kỳ Hùng Vương, giáo sư Trinh Sinh đã đặt vấn đề “Di vật khảo cổ làm bằng chứng cho lich sử thời kỳ này”. Tôi hỏi lại ông ta: Di vật khảo cổ có phải bằng chứng duy nhất chứng minh cho lịch sử không? Ông ta không trả lời và cho đến bây giờ tôi tin rằng chẳng có ai đủ can đảm xác định điều này, dù là “hầu hết” hay “cộng đồng”, nếu không muốn chứng tỏ chỉ số IQ ngang với bò.
Bài báo này chỉ là một ví dụ về sự dốt nát khi lịch sử khăng khăng được gắn với di vật khảo cổ. Tôi nhắc lại rằng:
“Thời Hùng Vương – cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, cần phải được sáng tỏ một cách khách quan, khoa học và bình đẳng.
Điều này sẽ là đầu mối cho mọi vấn đề hanh thông. Kể cả các vấn đề như nội dung bài bào này nêu”. 

————————————————-

Quang cảnh buổi họp báo
Những mưu tính nham hiểm của Trung Quốc
Thứ sáu, 11/06/2010, 06:18(GMT+7) 
VIT – Ngay sau khi Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam, đã có lần Bắc kinh đưa ra chiêu bài về khai quật khảo cổ mộ người Hán ở Hoàng Sa, ông Nguyễn Cơ Thạch – Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của Việt Nam khi ấy đang ở Bắc kinh, phản đối và có nói, “Nếu Trung Quốc nói chổ nào có xương của người Hán thì đó là đất Trung Quốc thì ở Việt Nam chúng tôi có Ải Chi Lăng, gò Đống Đa, sông Bạch Đằng là đất Trung Quốc”
Gò Đống Đa là một địa danh lịch sử. Nơi đây vào năm 1789 Vua Quang Trung đã đánh tan quân xâm lược nhà Thanh. Xác chết của quân xâm lược chất thành gò, Gò Đống Đa.

Gò Đống Đa – nấm mồ chung chôn xác quân xâm lược


Xem ra chính quyền Trung Quốc không hiểu hết ý tứ từ những câu nói của ông Nguyễn Cơ Thạch, ấy vậy cho nên sáng ngày 01/06, Bảo tàng tỉnh Hải Nam đã tổ chức buổi họp báo công bố kết quản điều tra khảo cổ tại Hoàng Sa. Đây được coi là lần công bố khảo cổ đầu tiên khi phía Trung Quốc “phát hiện” ra nhiều cổ vật quý tại khu vực Biển Đông.

Theo như báo cáo điều tra ban đầu, phía Trung Quốc cho biết các cổ vật được tìm thấy chủ yếu có niên đại từ thời sơ Bắc Tống đến hậu Nam Tống, triều Nguyên, trung Minh, Hậu Minh, trung và vãn Thanh. Trong đó chủ yếu là các đồ như: đĩa sứ, bát sứ, tiền đồng, bình hoa… Không rõ các món đồ vật “khảo cổ” này có xuất xứ từ đâu được mang về coi như là thành tích khảo cổ. Nhưng xét cho kỹ sự nham hiểm thì tất cả các sản phẩm thương mại như vỏ lon sữa melamine, đồ chơi trẻ em nhiễm độc, túi nilon… đều có thể trở thành những chứng cứ “khảo cổ học” để Trung Quốc thực thi sự hữu hảo.


Những đồ vật được cho là khảo cổ từ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam


Theo dòng tình tiết sự việc thì Bảo tàng quốc gia Trung Quốc, Cục văn vật tỉnh Hải Nam, sở làm việc tây nam Trung Sa, Bảo tang tỉnh Hải Nam, lực lượng công an biên phòng tỉnh Hải Nam và các đơn vị phối hợp khác đã tiến hành công tác khai thác khảo cổ trong thời gian 35 ngày trên khu vực biển Đông.

Trước đó, đầu tháng 4/2010, lãnh đạo tỉnh Hải Nam cho biết, trong thời gian tới đây họ sẽ tiến hành khai quật di tích khảo cổ tại đảo Đá Bắc và triển khai công tác tìm kiếm khảo cổ dưới nước thuộc khu vực toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Bên cạnh đó Cục trưởng cục văn vật tỉnh Hải Nam khẳng định thêm, kế hoạch khai thác đã được cục văn vật quốc gia nước này phê chuẩn, theo đó sẽ bắt đầu công tác đầu tiên vào trung tuần tháng 4. Công tác khai quật này sẽ tiến hành trong thời gian 2 tháng.

Được biết năm 1998 Trung Quốc cũng đã bắt đầu các hoạt động “khảo cổ” tại khu vực biển này của Việt Nam. Đến năm 2007 và 2008, Trung Quốc cũng đã cử tàu “đảo Hoa Quang 1” tới đây tác nghiệp. Tháng 5 năm 2009 Trung Quốc đã tiến hành khảo sát một khu vực rộng 7100km2 trên 11 địa điểm. Tháng 9 năm 2009, Trung Quốc đã thành lập một trung tâm bảo vệ di sản văn hóa dưới nước quốc gia và Trạm công tác khảo cổ Hoàng Sa.

Luật pháp quốc tế không công nhân việc sử dụng chiêu bài khảo cổ học như là một chứng cớ để xác định chủ quyền. Chủ quyền lãnh thổ phải được các nước công nhận dựa trên các công ước quốc tế.

Trung Quốc nên bỏ công sức ra để “khảo” lại các văn kiện như “Công ước về luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc” và “Tuyên bố chung về ứng xử giữa các bên đối với vấn đề Biển Đông năm 2002” để hiểu được việc tiến hành tìm kiếm khảo cổ tại quần đảo Hoàng Sa là hành động trái phép vị phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo của Việt Nam. 

Cao Phong (Tổng Hợp)
Bài này đã được đăng trong Bình luận. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.