PHẢN BIỆN THIÊN SỨ

Tiểu luận “Định mệnh có thật hay không?” là một trong nhưng tác phẩm đắc ý nhất của Thiên Sứ tôi. Nó là kết quả cao cấp nhất của quá trình nghiên cứu Thuyết Âm Dương Ngũ hành. Tất cả các công trình nghiên cứu sau đó – bây giờ và mãi mãi về sau – sẽ chỉ là sự triển khai sâu, chuyên đề tiếp tục về các mặt khác nhau nằm trong phạm trù của nó. Bởi vì nó đã chỉ thẳng đến Lý thuyết thống nhất vũ trụ: Thuyết Âm Dương Ngũ hành.
Như vậy, những luận điểm của Thiên Sứ đã giải thích tổng quát từ những tồn nghi trong cổ sử văn minh Đông Phương và mọi vấn đề liên quan đến nó trong mọi lĩnh vực lịch sử, văn hóa, xã hội và minh triết cổ Đông phương. Nó giải thích từ những trang lịch sử tiền văn minh nhân loại – văn minh Atlantic – xuyên qua tất cả những bí ẩn của văn minh Đông phương như Tử Vi, Phong thủy ….đến cả những gì sẽ xảy ra trong tương lai. Nó liên hệ đến tất cả mọi lý thuyết khoa học hiện đại nhất và cả những giá trị minh triết cổ kim. Nó đáp ứng được mọi tiêu chí khoa học bây giờ và cả trong tương lai. Có lẽ không còn gì để phải bàn và tranh luận nữa.
Nhưng đến phút chót vẫn còn người muốn phản biện Thiên Sứ. Tất nhiên có trình độ và bằng cấp.
Bởi vậy – Thiên Sứ tôi chép lại những lời phản biện và bảo vệ giữa Kakalotta với Thiên Sứ, để những ai xem blog này tham khảo.

———————–
BÀI I
Trước hết tôi chân thành xin lỗi anh Kakalota. thay vì tôi bấm nút trả lời, nhưng do vùa trả lời anh, vừa trả lời khách nhờ tôi tư vấn. Nên tôi bấm nhầm nút sửa bài. Khi post lên mới biết. Nhưng tôi trả lời toàn văn bài viết của anh theo đúng thuận tự (Các câu trong khung trích dẫn) và không xóa câu nào. Mong anh thông cảm cho sơ xuất của tôi.

———–0O0———–

Anh Kakalota thân mến.
Trước hết tôi rất cảm ơn anh đã phản biện. Trong khoa học không có phản biện thì đó là chính trị theo kiểu cấm nghiên cứu “Thuyết di truyền” ở Liên Xô cũ.
Bởi vậy tôi rất hoan nghênh sự phản biện trên tinh thần khoa học của anh. Tinh thần khoa học thôi, còn phương pháp phản biện có khoa học hay không thì còn phải xem xét. Và tôi xin phép được trả lời anh từng phần một:

Anh viết: 

1 – Mặc dù tôi rất kính trọng anh Thiên Sứ, khâm phục anh về trình tử vi, nhưng là một nhà vật lý toán có sở thích về tử vi, tôi buộc lòng phải phản đối các suy luận của anh, mặc dù tôi không phủ nhận sự tồn tại của các cấu trúc trong vật lý toán trong tử vi và âm dương ngũ hành (và đó cũng là motivation để tôi học tử vi).

Về vấn đề này thì tôi xin phép lưu ý anh là tôi không phải là người làm ra Trình Tử Vi. Người thực sự thiết lập Trình Tử Vi Lạc Việt là Lê Quang Trị – ních Votri là người làm ra đầu tiên. Chuyển sang trang mạng để có thể xem trực tiếp là Hà Mạnh Hùng tức Hà Hùng và hiệu chỉnh là Phạm Thái Hòa. Tôi chỉ là người đưa ra nội dụng của Tử Vi Lạc Việt.

2 – Một khi đã đụng đến khoa học thì phải chính xác chứ không thể dựa vào một vài ấn phẩm kiểu truyện tranh của Hawkin để làm luận chứng. Huống chi, Hawkin cũng không phải là một nhà vật lý nổi tiếng trong giới khoa học. Để khẳng định được về cấu trúc của vũ trụ thì phải có serious education, ít nhất 10 năm về vật lý toán, chứ kiến thức về âm dương ngũ hành là hoàn toàn không đủ.

Như vậy tôi nghĩ anh xem chưa kỹ, những dẫn chứng của tôi từ ông Hawking chủ yếu chỉ là những vấn đề được đặt ra từ ông ta, chứ tôi không lấy lập luận của ông ta làm bằng chứng chứng minh cho luận điểm của tôi. Bởi vì cuốn sách của ông ta rất nổi tiếng, được nhiều người trong giới khoa học biết đến, nên lấy những vấn đề ông ta đặt ra và tôi giải quyết vấn đề đó thì sẽ tiện cho việc minh chứng của tôi. Sách của ông Hawking chưa chứng minh được cái gì cả. Anh xem kỹ lại.
Còn anh cho lấy kiến thức của thuyết Âm Dương Ngũ hành hoàn toàn không đủ, tôi e rằng bị khiên cưỡng. Bởi với quan niệm này thì không lẽ kiến thức khoa học hiện nay là hoàn chỉnh và đã đạt đến chân lý tuyệt đối? Trong tiểu luận này chủ yếu tôi chứng minh thuyết Âm Dương Ngũ hành là một lý thuyết khoa học và là lý thuyết thống nhất vũ trụ so với tiêu chí khoa học, chứ không phải bằng phương tiện khoa học. Phương tiện khoa học hiện nay là hệ quả của trí thức khoa học hiện nay, Trí thức khoa học này chưa đạt đến một lý thuyết thống nhất thì phương tiện của nó chưa thể kiểm chứng được lý thuyết đó. Mà chỉ có thể dựa trên tiêu chí khoa học để xem xét.

3 – Tôi cũng đã có nhiều lần phải phản biện các công trình gửi đến Viện của chúng tôi, cũng liên quan đến vấn đề kiểu này và ngay lập tức có thể tìm thấy được vô khối lỗi suy luận logic trong từng trang bản thảo, và tôi cũng thấy xuất hiện ở đây. Tôi xin phép sử dụng đại từ tôi và tác giả trong các khẳng định về khoa học.

Không có vấn đề gì trong tranh luận khoa học về cách sử dụng danh từ nhân xưng. Miễn là nó không xúc phạm nhau. Cảm ơn anh.

4 – Tiếp theo, khi anh viết một bài nghiên cứu thì không được nhân danh văn hóa Việt. Văn hóa việt chả có liên quan gì đến sự tồn tại của vũ trụ cả. Nếu cái công trình nghiên cứu này là sai, thì hóa ra Văn hóa Việt cũng là sai chắc?

Về việc này trước đây cũng có người đặt ra và tôi đã trả lời. Nhưng tôi cũng xin lưu ý anh là:
Mục đích sự tham gia học thuật của tôi là minh chứng cho văn hóa Việt trải gần 5000 năm văn hiến. Lý thuyết Âm Dương Ngũ hành là một lý thuyết thống nhất và là hệ quả của việc minh chứng này. Bởi vậy việc nhân danh văn hiến Việt là hoàn toàn hợp lý vì tính hệ thống của nó. Còn nếu tôi nhân danh văn hóa Việt trải gần 5000 năm văn hiến sai thì luận điểm phủ nhận truyền thống đúng. Có gì đâu. Khoa học mà. Chân lý khách quan luôn phải được tôn trong phải không anh. Khoa học thì không được áp đặt một chiều. Còn áp đặt một chiều thì nó thuộc phạm trù khác .

5 – Khẳng định đầu tiên, Thuyết tương đối (general relativity, viết tắt GR) của Einstein không hề đúng, điều này đã được khẳng định trong giới khoa học. Nó chỉ “tiệm cận đúng ở một mức nào đó mà thôi”.Cụ thể hơn,khi ở mức độ lượng tử, lý thuyết này lập tức sai vì có các kì dị xảy ra. Người ta không thể nào lượng tử hóa được gravity (trọng lực) nếu chỉ giới hạn trong GR. Vì vậy, anh thiên sứ không nên mất công phản bác nó.

Về vấn đề này tôi cảm ơn anh. Tôi sẽ không mất công chứng minh tính chưa hoàn chỉnh của học thuyết này – mà chủ yếu liên quan đến tôi là: Tốc độ ánh sáng có phải là tốc độ giới hạn của vũ trụ không? Với thông tin của anh thì tôi sẽ nhẹ được vấn đề này.

6 – Khi anh đưa ra được một lý thuyết, anh phải đưa ra một hệ thống để người ta có thể kiểm định được lý thuyết của anh phù hợp với thực tiễn hay không.

Về vấn đề này thì tôi nghĩ là hoàn toàn có tính hệ thống – qua những sách đã xuất bản và được nhắc lại ở trong tiểu luận này. Tuy nhiên để xem tiếp lập luận của anh.

7 – Bây giờ tôi đi vào nghiên cứu cụ thể chi tiết từng suy luận của tác giả trong các bài viết.
Trạng thái tuyệt đối – Thái cực – tồn tại bao lâu thì không thể tính được, vì không không gian và không thời gian. Có thể chỉ là 1/ nhiều tỷ có lũy thừa của giây và cũng có thể là vô tân. Nhưng sự hiện hữu của chúng ta và tất cả vũ trụ hiện nay đã chứng tỏ cái tương đối – tạm khiên cưỡng gọi là cái Động – đã xuất hiện so với tốc độ ban đầu có giá trị tuyệt đối = |0|. Nói một cách khác, nếu có một vật thể chuyển động ở hai đầu của vũ trụ thì giá trị của vận tốc là tức thì Động, Tĩnh phân biệt: Thái cực sinh lưỡng nghi, mà nền văn hiến trải gần 5000 năm của người Việt đã cô đọng trong một câu thành ngữ nổi tiếng: “Mẹ tròn, con vuông”. Ngày Tết đến – những ngày thiêng liêng nhất trong văn minh của người Việt – bạn hãy để chiếc bánh Dầy màu trắng tinh khiết lên trên chiếc bánh Chưng xanh mướt buộc bốn sợi lạc hồng, bạn sẽ hình dung được ý nghĩa tuyệt vời của câu thành ngữ trải qua bao thế hệ của giống nòi Lạc Việt: “Mẹ tròn, con vuông”. Đó chính là sự lý giải tiên đề nổi tiếng trong kinh Dịch: “Thái cực sinh Lưỡng nghi”.

Anh có thể định nghĩa, thế nào là vận tốc được không? So với hệ quy chiếu nào? Và khi tác giả nói, chuyển động ở hai đầu của vũ trụ, tức là có hàm ý vũ trụ có hình dạng là đoạn thẳng? Và tác giả nói, hai đầu vũ trụ thì chứng tỏ vũ trụ có biên? Anh có thể chứng minh được không, vì đến nay vũ trụ có biên hay không vẫn còn là giả thuyết.

Về vấn đề này thì tôi nghĩ cách lập luận của anh không phải là một phản biện mà chỉ là một cách đặt lại vấn đề về vận tốc. Theo tôi hiểu thì khái niệm vận tốc chỉ là tốc độ vận động của một vật thể trong bất cứ hệ qui chiếu nào. Còn việc anh cho rằng: “tức là có hàm ý vũ trụ có hình dạng là đoạn thẳng?” thì chỉ là suy luận chủ quan của anh về tư duy của tôi khí nói về vấn đề này. Trong tiểu luận của mình tôi đã nói: Vận động ban đầu của vũ trụ là đường cong. Bởi nếu thẳng thì đã có bắt đầu và kết thúc. Với thuyết Âm Dương Ngũ hành thì vũ trụ là vô biên. Anh xem kỹ lại tiểu luận của tôi. Còn đối với tri thức khoa học hiện đại thì họ quan niệm và tranh luận như thế nào thì tôi chưa có thông tin này. Nhưng tôi không quan tâm. Và điều đó không có nghĩa là tôi sai.

8 -Ngoài lề một chút, chưa có bằng chứng nào chứng tỏ văn hóa người việt là 5000 năm. Đã có một số người khẳng định là 4000 năm nhưng lập tức nhận được sự phản bác của cộng đồng khoa học thế giới.

Không hề ngoài lề. Cảm ơn anh đã đặt vấn đề này vào đây. Bởi vì mục đích chứng minh Việt Sử 5000 năm , nên đã dẫn tới hệ quả là tiểu luận “Định mệnh có thật hay không?” minh chứng thuyết Âm Dương ngũ hành là lý thuyết thống nhất vũ trụ. Còn việc phản bác của cộng đồng khoa học thế giới chắc là với ai đó chứ tôi chưa được biết. Cái duy nhất mà tôi biết là Hội Sử Học Việt Nam định mở hội thảo công khai với ông Lê Mạnh Thát, nhưng rồi lại chẳng thấy gì. Sách của tôi in ra còn bị hạn chế phát hành mà.

9 –Trong trạng thái Thái Cực khởi nguyên của vũ trụ là tuyệt đối, không có sự phân biệt. Nhưng khi xuất hiện một trạng thái tương đối so với nó xuất hiện. Trạng thái tương đối này có vận tốc gần bằng /0/, nhưng không phải/0/. Đây chính là hiện tượng đầu tiên của ngũ hành mà lý học Đông phương nói tới:

/0/ nghĩa là thế nào?đây là vận tốc. Tôi hiểu vận tốc là thương số giữa khoảng cách và thời gian. Tuy nhiên định nghĩa thế nào là khoảng cách, và thế nào là thời gian, đến này vẫn là câu hỏi mở. Để định nghĩa được khoảng cách, anh phải hiểu được cấu trúc của không gian mới có thể nói đến khoảng cách giữa hai điểm, tuy nhiên ngay cả số chièu của vũ trụ hiện nay là bao nhiêu, vẫn chưa khẳng định được.

Thương số giữa khoảng cách và thời gian thì phải có hiệu quả của nó – có phải thế khôngv anh? Thí dụ như chia khoảng cách và thời gian thì ra vận tốc. Đồng ý. Và anh có thể áp dụng ngay định nghĩa này cho câu hỏi của chính anh ở câu trên khi anh hỏi tôi: “Anh có thể định nghĩa, thế nào là vận tốc được không?”. 
Còn anh hỏi tôi nghĩa là thế nào thì thật tình tôi không hiểu?
Còn về cấu trúc không gian vũ trụ thì anh hãy xem kỹ lại quan niệm của thuyết Âm Dương Ngũ hành về trạng thái khởi nguyên của vũ trụ. Còn việc số chiều vũ trụ là bao nhiêu và khoa học hiện đại chưa khẳng định được thì không phải là bằng chứng phản biện. Điều này giống như nói: Tôi còn chưa nghĩ ra thì anh phải sai.

10 – Sự vận động khởi nguyên trong trạng thái một không gian không có bắt đầu và không có kết thúc, sẽ phải là một chuyển động cong và hỗn loạn trong một không gian nhiều chiều (Bởi vì nếu là chuyển động thẳng thì có bắt đầu và kết thúc). Trạng thái tương tác bắt đầu xuất hiện.
Cái này cũng sai nốt. Hoàn toàn không có gì để chứng minh chuyển động thẳng thì phải có bắt đầu và kết thúc cả. Đường thẳng là đường có độ dài ngắn nhất nối hai điểm, nhưng định nghĩa thế nào là độ dài???.

Tôi nghĩ anh đã nhầm lẫn giữa một vật thể chuyển động và khái niệm về quỹ đạo chuyển động. Nếu một vật thể mà chuyền động thẳng thì có bắt đầu từ điểm xuất phát của nó và kết thúc ở chỗ nó dừng lại và tạo một quỹ đạo chuyển động thẳng. Còn với một vật thể chuyển động cong thì anh hãy chỉ cho tôi điểm bắt đầu và kết thúc của một vòng tròn. 

11 – Sự va chạm của các quỹ đạo chuyển động cong trong không gian nhiều chiều với vận tốc vô cùng lớn trong vũ trụ – (Gần bằng /0/, nhưng không phải /0/) – đã bùng nổ một trạng thái năng lượng Động vô cùng lớn. Đây cũng chính là trạng thái hỗn độn mà trong các cổ thư Đông phương nói đến về sự khởi nguyên của vũ trụ. Sự bùng nổ này mang tính đều khắp và tràn ngập. Đây là giai đoạn tương tự với Bicbang mà các nhà khoa học hiện đại nói tới. Chính sự bùng nổ này đã để lại những bức xạ tàn dư mà những phương tiện khoa học hiện đại xác nhận. Nhưng nó không phải do sự dồn nén vật chất tạo ra như Bicbang miêu tả.

Cái này cũng hoàn toàn sai. Định nghĩa thế nào là năng lượng?

Định nghĩa thế nào là năng lượng không phải là bằng chứng phản biện. Nếu theo anh những định nghĩa về năng lượng trên thế giới này sai thì phải sửa lại sách giáo khoa.

12 –Trạng thái hỗn độn ban đầu dần tự ổn định, dẫn đến sự vận động theo một chiều quay đẳng hướng (Nếu không tự ổn định thì sự bùng nổ vẫn tiếp tục do va chạm với tốc độ cực lớn). Tức là chiều quay của các thiên hà trong vũ trụ hiện nay, theo tính hợp lý của nó phải hình thành một trung tâm vũ trụ không ổn định. 

Tại sao? Thế nào là khái niệm quay? Một ánh xạ “quay” của một không gian vào chính nó không có nghĩa là tồn tại một điểm bất động.

Anh đòi hỏi người viết phải định nghĩa lại những khái niệm. Đây không phải việc của tôi khi khái niệm ấy đã chở thành phổ biến. Điều này cũng giống như anh bắt một nhà phề bình lý luận phải định nghĩa lại tất cả những danh từ được dùng rồi mới được phép viết chăng? Đây lhông phải là luận điểm phản biện. Theo tôi anh cứ đưa ra định nghĩa và hệ quy chiếu của chính anh và trên cơ sở đó anh hãy chứng minh nó sai. Mặc dù như vậy nó cũng chủ quan lắm rồi. Những đã nhân danh một lý thuyết thống nhất vũ trụ thì tôi sẽ phải bảo vệ được luận điểm của tôi trước các luận điểm phản biện nhân danh bất cứ một phương pháp luận và hệ quy chiếu nào. Anh cứ việc đưa ra khái niệm hoặc hệ qui chiếu của anh, hoặc của các nhà khoa học trên thế giới để so sánh với lập luận của tôi. Và trên cơ sở đó anh phân tích đúng sai thì mới gọi là phản biện khoa học. 

13 – Từ tâm vũ trụ này, hình thành hướng chuyển động vòng xoáy ly tâm cực nhanh đẳng hướng.

Điều này cũng sai nốt. Tồn tại một ánh xạ có một điểm bất động nhưng không phải là đẳng hướng.

Anh hãy chứng minh sự tồn tại ánh xạ có một điểm bất động và không đẳng hướng với câu trên là sai.

14 – Khối năng lượng động tích tụ dần hình thành dạng vật chất đầu tiên của vũ trụ. Cùng một lúc với sự xuất hiện của các trạng thái trên là sự tương tác của Âm Dương Ngũ hành:
Tại sao lại có điểu này? Như tôi đã nói, phải có định nghĩa thế nào là năng lượng, và tiếp theo, phải giải thích tại sao nó lại có thể tích tụ để trở thành vật chất? Và tương tác của ADNH xuất hiện ra sao?

Tôi nhắc lại là anh hãy tự đưa ra một khái niệm năng lượng của chính anh ; hoặc của các nhà khoa học trên thế giới mà anh tâm đắc . Rồi từ đó anh so sánh với quan niệm trên của tôi để phân tích nó sai. Còn đằng này anh kết luận ngay thì hơi khó hiểu.

15 – Thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết thống nhất và hoàn chỉnh ngay từ những khái niệm khởi nguyên của nó.
Sự khẳng định tứ tượng là 4 trạng tương tác có ngay từ giai đoạn khởi nguyên của vũ trụ trong thuyết Âm Dương Ngũ hành, hoàn toàn phù hợp với những giá trị nhận thức của khoa học hiện đại. 

Anh có thể chứng minh tại sao không? Tại sao nó lại thống nhất, và tại sao lại hoàn chỉnh? Và nếu hoàn chỉnh thì các hiện tượng trong GR được giải thích ra sao?

Tôi chứng minh rồi trong toàn bộ tiểu luận trên. Tôi tóm tắt lại để anh tham khảo:
– Căn cứ vào tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học.
– Căn cứ vào tiêu chí của một lý thuyết thống nhất.
Thuyết Âm Dương ngũ hành có đầy dủ các yếu tố thỏa mãn tiêu chí khoa học và tiêu chí của lý thuyết thống nhất mà tôi đã dẫn chứng trong tiểu luận “Định mệnh có thật hay không?”.

16 – Tất cả mọi hiện tượng trên chỉ xảy ra trong khoảng thời gian cực ngắn, do xuất phát điểm là một trạng thái tuyệt đối. So với cái tuyệt đối thì 10 lũy thừa – 43 giây là một thời gian quá dài. Tốc độ khởi nguyên của vũ trụ = |0| cũng chính là tốc độ giới hạn của vũ trụ.
Anh có thể chứng minh điều này không? Tại sao không tồn tại tachyon, với vận tốc lớn hơn vận tốc ánh sáng? /0/ bằng bao nhiêu?


Thật tình với anh, có lần tôi được đề nghị thì lấy bằng tiến sĩ. Nhưng vì tiêu chuẩn phải có bằng C Anh ngữ, mà tôi thì làm biếng học Anh ngữ quá. Nên tôi từ chối. Thâm chí tôi nghĩ, ngay cả người giỏi tiếng Anh – người Anh luôn – mà không chuyên ngành có khi không hiểu từ chuyên môn. Thật tình tôi không hiểu từ “tachyon” – có lẽ là tiếng Pháp, nhưng tôi cũng quên rồi – mà anh viết có nghĩa gì nên chưa trả lời được. Còn anh yêu cầu tôi chứng minh điều này thì tôi nghĩ đây không phải là một luận điểm phản biện. Vì nó là một giả thuyết. Một giả thuyết hợp lý khi nó giải thích được những vấn đề liên quan. Vậy thôi. Anh là một nhà khoa học, anh có thấy sự đòi hỏi những lý thuyết khoa học phải chứng minh cụ thể không? Thí dụ: Thuyết Lục địa trôi. Có ai ở cách đây hơn 300 triêu năm chụp ảnh để minh chứng bề mặt các lục địa y như lý thuyết đó nói không? Còn việc anh hỏi “với vận tốc lớn hơn vận tốc ánh sáng? /0/ bằng bao nhiêu?” thì thật tình tôi không hiểu tại sao anh lại hỏi câu này? Bởi vì câu trả lời có ngay trong đó, chắc tại anh xem lướt nên không để ý: Tốc độ tuyệt đối – và tôi diễn tả bằng ký hiệu/0/.

18 – Mọi vật thể khi chuyển động bằng tốc độ ánh sáng chỉ có thể cấu tạo dưới dạng hạt.
Tác giả lấy cái này ở đâu ra? Hoàn toàn sai!!!!

Điều này tôi xem được ở một tài liệu khoa học liên quan đến thuyết tương đối khi diễn tả tốc độ vũ trụ đạt đến tốc độ ánh sáng thì vật chất chỉ có thể cấu tạo dưới dạng hạt. Anh bảo nó sai vì không biết tác giả lấy tài liệu từ đâu ra. Tôi xin trả lời là: Nó chỉ tồn tại trong trí nhớ của tôi. Và tôi không thể tìm lại được tài liệu này. Nhưng điều đó không phải bằng chứng phản biện. Còn anh bảo sai thì anh phải chứng minh. Chứ bảo sai vì tài liêu đâu thì tôi khó xư quá.

19 – Ứng dụng điều này và giải thích theo thuyết Âm Dương Ngũ hành cho ta thấy sự bùng nổ và tan rã của các Thiên Hà bên ngoài vũ trụ quan sát được – Khi mà các Thiên hà đó chuyển động ngày càng nhanh và bị bùng vỡ khi đạt tới tốc độ bằng tốc độ ánh sáng. Chính tâm vũ trụ này – giải thích và phủ nhận quan niệm sai lầm của Bicbang khi hệ quả của nó cho rằng vũ trụ co lại tạo ra hạt vật chất đậm đặc. 

Tác giả cũng suy luận rất sai lầm ở đây, hoàn toàn không hiểu gì về thuyết tương đối của Einstein.

Tôi thấy cách phản biện của anh luân luôn là: Tác giả sai, nhưng không chứng minh. Còn việc anh cho tôi là: hoàn toàn không hiểu gì về thuyết tương đối của Einstein”. Vâng cũng có thể là như vậy. Tôi chờ đợi anh lấy cái hiểu của anh về thuyết tương đối của Einstein để so sánh và chỉ ra sai lầm của giả thuyết trên từ hệ quả của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Còn cứ dùng từ sai, nhưng thật tình tôi chưa thấy anh vạch cái sai thật sự của nó.

21 – Tất cả các nguồn trích dẫn xuất phát từ VNexpress là không có giá trị khoa học.

Vâng có thể là như thế – theo quan niệm của anh thì VnExpress có thể rất lá cải. Đấy là nội dung theo câu viết của anh. Nhưng thật tình tôi cũng chẳng ưa VnExpress lắm. Trước đây nó là trang web chủ trên máy tính của tôi đấy. Nhưng từ ngày nó alo cái nhà anh Nguyễn Tiến Đoàn ở trần đóng khố trên Đài Loan là y phục truyền thống dân tộc thì tôi không để nó làm trang chủ nữa. Và anh có thể phân tích những cái sai một cách cụ thể. Chứ cứ sai rồi không thôi thì thật tình tôi chưa tiếp thu được và chưa hiểu mình sai ở chỗ nào.

22 – Còn vô khối sai sót nữa mà tôi ngại chỉ ra vì không có thời gian. Tuy nhiên, có thể khẳng định, học thuyết này không có giá trị khoa học và nếu như tôi là người phản biện cho công trình này thì tôi lại phải viết thư từ chối.

Vâng. Cảm ơn anh. Có thể là như vậy. Và tôi nghĩ từ lâu Việt Nam không thấy có công trình khoa học nào nổi trội – đấy là báo nói thế chứ thực tình tôi cũng không rõ – có lẽ vì nó toàn “sai rồi” không. Còn chẳng hiểu nó sai chỗ nào. Nếu anh thật sự không có thời gian thì thôi. Tôi cũng không đề nghị ai phản biện.
Tuy nhiên tôi cũng thành thật cảm ơn anh. Vì qua đó – anh nhân danh người công tác khoa học và làm ở Viện khoa học – tôi mới biết cụ thể người ta phản biện khoa học như thế nào. Quá đơn giản: Sai rồi.

Bài này đã được đăng trong Các Đề Tài Khác. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.