BÀI II
Phản biện của Kakalotta
Cám ơn anh Thiên Sứ đã ngay lập tức trả lời lại bài viết của tôi.
Nếu vậy thì tôi buộc lòng phải giảng lại cho tác giả lại về đại cương về Thuyết Tương Đối rộng của Einstein cũng như cập nhật lại một số kiến thức về vật lý hiện đại. Tôi đặt các câu hỏi cho Thiên sứ để test lại kiến thức của tác giả về lãnh vực này.
1- Khi tác giả công bố một công trình khoa học thì là dưới danh nghĩa cá nhân, không phải là dưới danh nghĩa một tổ chức, hay một nền văn hóa. Đó là thông lệ quốc tế. Mong tác giả lưu ý điều này. Thuyết tương đối của E không giảm mất giá trị dù nó được nhân danh dân tộc do thái hay không.
2-tác giả có thể yên tâm về chuyện học vị hay không. Tất cả chúng ta đều bình đẳng, Tôi hiểu điều này rất rõ. tôi biết nhiều hơn tác giả về chuyên ngành của tôi, nhưng cũng có rất nhiều điều tôi phải học hỏi tác giả. Đó là lý do tôi lên đây để học hỏi thêm.
3-
Nếu như vậy, cách hiểu vận tốc của anh là sai hoàn toàn vì nó sử dụng các trực giác thông thường về vận tốc. Thế giới lượng tử khác xa với thế giới thông thường. Ví dụ, vận tốc chuyển động của một hạt cơ bản là bao nhiêu? Một hạt cơ bản thì thể hiện lưỡng tính sóng hạt, tức là vừa hạt vừa sóng. Mà vận tốc của sóng là bằng vận tốc ánh sáng. Vậy vận tốc của hạt cơ bản là bao nhiêu khi nó vừa là hạt vừa là sóng? Khi tác giả không thể đưa ra được định nghĩa chính xác về khái niệm vận tốc thì không thể nói gì về chuyển động, vũ trụ…
Hoặc ví dụ,một hạt cơ bản có thể đồng thời xuất hiện ở các vị trí khác nhau trong không gian cùng một lúc, với các xác xuất khác nhau. Vậy tác giả định nghĩa thế nào là vận tốc, khi không thể có được vị trí chính xác của nó? Và điều này thuyết âm dương giải thích ra sao?
Đó chính là điều tôi nói, cái vấn đề xảy ra là khi ta lượng tử hóa lý thuyết.
Anh xem kỹ lại tiểu luận của tôi. Còn đối với tri thức khoa học hiện đại thì họ quan niệm và tranh luận như thế nào thì tôi chưa có thông tin này. Nhưng tôi không quan tâm. Và điều đó không có nghĩa là tôi sai.
Việc vũ trụ là vô biên đến nay là chưa có bằng chứng chứng minh.
Tôi nghĩ rằng tác giả đã hiểu nhầm chất vấn của tôi. Cụ thể hơn, tôi đặt câu hỏi, tại một điểm bất kì trong không gian chúng ta đang sống, dạng hình học của nó như thế nào, theo quan điểm của AD Ngũ Hành? Nó có lỗ thủng hay không? Và điều gì đã tạo lỗ thủng đó, theo quan điểm của thuyết âm dương?
Bởi vì rằng, cấu trúc của không gian vũ trụ tại các điểm như thế nào, chính là điểm cốt yếu của toàn bộ vật lý hiện nay. Các lý thuyết vật lý hiện nay khác nhau cũng chỉ là để giải quyết vấn đề này. Tác giả muốn chứng minh sự không đúng của thuyết tương đối thì phải hiểu bản chất của thuyết tương đối là như thế nào? Khi tác giả đưa ra một lý thuyết nào đó về nguồn gốc của vũ trụ, thì trước hết nó phải giải quyết được các nghi vấn đang khúc mắc.
Cụ thể hơn: thuyết tương đối hẹp của Einstein thay không gian thông thường chúng ta sống bằng không gian Lorentz 4 chiều. Khi Einstein đề xuất tiếp thuyết tương đối rộng, ông ta đưa tiếp ra mô hình không gian 4 chiều bị cong bởi trọng lực, và đồng thời khái niệm khoảng cách theo trực quan thông thường trở nên sai. Và do đó, tất cả các khái niệm được định nghĩa dựa trên khái niệm khoảng cách là phải định nghĩa lại hoàn toàn, ví dụ, góc, đường thẳng, rồi vận tốc, thời gian…
Ngay cả khái niệm năng lượng cũng phải được xem xét lại, chứ không phải đơn giản như tác giả nói, được đưa vào các sách giáo khoa. Để giải thích được căn nguyên về nguồn gốc của vũ trụ thì phải có được định nghĩa chính xác thế nào là năng lượng. Tuy nhiên, đến nay đây vẫn còn là vấn đề mở. Ví dụ, cho tôi hỏi, trọng lực, lực tương tác yếu/mạnh/lực hạt nhân có phải là năng lượng hay không? Và các loại lực này có thể thống nhất hay không,khi cùng là năng lượng? Đây chính là cội nguồn của string theory mà tác giả cũng đang tìm cách phản biện. Và vật chất có phải là năng lượng hay không? Các hạt cơ bản có phải là năng lượng hay không? lực hạt nhân ( cội nguồn của atomic bomb) bản chất là sao, có liên quan đến trọng lực như thế nào?
Đây là các vấn đề nghiên cứu hết sức là nghiêm túc và serious hiện nay. và tất cả các loại lý thuyết như general relativity, twistor theory, string theory, noncommutative geometry đều đang làm và anh muốn phải biện thì phải hiểu được mục đích chính của các lý thuyết này. Tất cả lý thuyết này mặc dù có conflict với nhau, nhưng khi dequantize hoặc giảm mức năng lượng/ tăng khoảng cách đều trở thành thuyết tương đối của Einstein cả, vì lý thuyết này đã được khẳng định ở mức độ cổ điển mặc dù sinh ra các kì dị tại mức độ lượng tử.
Do đó, tất cả các kiến thức trong sách giáo khoa vật lý chỉ là “gần đúng” đủ để thi đại học, nhưng không đủ để thảo luận về nguồn gốc vũ trụ. Đó cũng là lý do tôi yêu cầu tác giả định nghĩa lại khái niệm vận tốc/khoảng cách cho tôi, theo quan điểm của Âm Dương Ngũ Hành, để kiểm tra cách hiểu của tác giả, nhưng tiếc là tác giả không hiểu đúng ý của tôi.
Tiện thể, tôi cũng chỉnh lại sự chính xác thêm về vấn đề mà tác giả nói đến, mặc dù tôi là người phản đối lý thuyết dây. Trong string theory, số chiều của không gian là 26. Tuy nhiên, sau đó người ta giới thiệu Supersymmetry, siêu đối xứng và do đó giảm số chiều xuống còn 10, và do đó vũ trụ của chúng ta đang sống sẽ là tích của một đa tạp Lorentz 4 chiều ( như trong thuyết tương đối của Einstein) với một đa tạp 6 chiều, gọi là đa tạp Calabi-Yau. Đa tạp Calabi-Yau này có kích thước vô cùng nhỏ cuộn lại, người ta gọi la compactification….. Mục tiêu của cái LHC này là để khẳng định có tồn tại Supersymmetry hay không, và nó khẳng định thông qua việc detect “hạt mang trọng lực” mà mọi người nói ở đây, tồn tại như một hệ quả của siêu đối xứng.
Tachyon là một hạt có khối lượng ảo, năng lượng âm, chuyển động vận tốc lớn hơn vận tốc ánh sáng, xuất hiện trong trường hợp không có siêu đối xứng, tức là số chiều 26. Đó cũng là lý do tôi yêu cầu tác giả đưa ra định nghĩa khối lượng/ vận tốc/ năng lượng của lý thuyết âm dương, để có thể đối chiếu với các hiện tượng này. Mặc dù vậy, tôi vẫn tin lý thuyết âm dương có vai trò quan trọng trong vật lý, nhưng không phải là theo cách này.
Anh có thể xem thêm tại [1] [4]
Theo hiểu biết của tôi về thuyết tương đối, điều này là sai hoàn toàn. Trong thuyết tương đối hoàn toàn không có khẳng định này, ít nhất trong các tài liệu về thuyết tương đối mà tôi đã từng đọc.
Anh có thể tham khảo thêm tại [2], hoặc trong cuốn [3], [4], mở bằng djvu viewer
Trong các tài liệu này, tương đối chuẩn về GR hoàn toàn không có chi tiết anh đề cập.
Tuy nhiên tôi cũng thành thật cảm ơn anh. Vì qua đó – anh nhân danh người công tác khoa học và làm ở Viện khoa học – tôi mới biết cụ thể người ta phản biện khoa học như thế nào. Quá đơn giản: Sai rồi.
Mong tác giả không đả kích cá nhân như ở đây, vì đây là thảo luận khoa học. Và khi tác giả đề xuất/ chứng minh bất cứ một lý thuyết gì, thì phải có tài liệu trích dẫn từng bước, ví dụ như trong wiki mà tôi có trích dẫn. Đó là khoa học, mong anh hiểu và thông cảm khi tôi phải viết những phản biện hết sức nặng nề như thế này.
Về ngoài lề thì tôi đã làm việc ở Mỹ đã lâu về vật lý toán, ở chính nơi người ta đã sản xuất ra bom nguyên tử thả năm 45, nên cũng gọi là biết một chút về khoa học. Mong được học hỏi thêm từ mọi người ở đây. Tuy nhiên tôi khá là bận rộn với công việc nghiên cứu, nên chưa thể viết dài và chi tiết hơn. Viết bài này cũng đã mất gần 2 tiếng đồng hồ rồi. Tôi hứa sẽ viết chi tiết và thảo luận đầy đủ vào cuối tuần.
Tiện thể nhờ anh ngó giúp cho tôi cái lá số với, khi anh có thời gian. Mong được học hỏi thêm về tử vi của anh.
Tài liệu tham khảo.
[1] http://en.wikipedia.org/wiki/String_theory
[2]http://en.wikipedia.org/wiki/General_relativity
[3] http://rapidshare.com/files/2805793/Stewar…ivity.djvu.html
[4] Superstring theory, Edward Witten, tôi sẽ tìm link của cuốn này cho anh xem sau.