BÀI III
Thiên Sứ trả lời
Anh Kakalotta ạ. Thực ra tôi thấy anh dùng ngôn từ khá kiêu ngạo. Tôi cũng rất kiêu ngạo và thậm chí chửi thề. Nhưng đó là không có đối tượng cụ thể. Nhưng thôi không sao. Anh cứ việc thoải mái. Tôi cũng không vì thế mà giận anh.
Anh viết:
1 –
Nếu vậy thì tôi buộc lòng phải giảng lại cho tác giả lại về đại cương về Thuyết Tương Đối rộng của Einstein cũng như cập nhật lại một số kiến thức về vật lý hiện đại. Tôi đặt các câu hỏi cho Thiên sứ để test lại kiến thức của tác giả về lãnh vực này.
Tôi chưa nghe anh giảng lần nào về thuyết tương đối của Einstein, nên anh nên dùng từ chính xác là giảng cho tôi, chứ anh có giảng lần nào đâu mà giảng lại. Còn về các câu hỏi anh đặt ra thì để tôi xem anh đặt cái gì?
2 –
Đúng là tôi công bố điều này với danh nghĩa cá nhận. Nhưng vì nó là hệ quả tiếp theo của một luận điểm minh chứng cho nền văn hóa Việt trải gần 5000 năm nên nó nhân danh điều đó. Chứ không phải tôi lấy danh nghĩa nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm để nhân danh. Có ai công nhận điều này đâu để nhân danh nhỉ? Bởi vậy nếu luận điểm của tôi sai thì có thể quan điểm này sai. Tôi nhắc lại điều này. Và tôi không thay đổi điều này. Vấn đề là những luận điểm được minh chứng đuáng hay sai, còn anh không nên lấy một qui ước để xác định. Cũng như mất chứng minh thư thì điều đó không có nghĩa là mất quyến công dân.Cảm ơn anh có lời khuyên.
3 –
Không có gì. Tôi cũng vậy. Tôi đã thấy một tiến sĩ toán minh chứng như sau:
Thời Hùng Vương ghi trong cổ sử là 2622 năm, chia cho 18 ông vua thì mỗi ông thọ gần 150 năm, Và ông ta kết luận: Hoàn toàn vô lý và phản khoa học.
4 –
Nếu như vậy, cách hiểu vận tốc của anh là sai hoàn toàn vì nó sử dụng các trực giác thông thường về vận tốc. Thế giới lượng tử khác xa với thế giới thông thường. Ví dụ, vận tốc chuyển động của một hạt cơ bản là bao nhiêu? Một hạt cơ bản thì thể hiện lưỡng tính sóng hạt, tức là vừa hạt vừa sóng. Mà vận tốc của sóng là bằng vận tốc ánh sáng. Vậy vận tốc của hạt cơ bản là bao nhiêu khi nó vừa là hạt vừa là sóng? Khi tác giả không thể đưa ra được định nghĩa chính xác về khái niệm vận tốc thì không thể nói gì về chuyển động, vũ trụ…
Hoặc ví dụ,một hạt cơ bản có thể đồng thời xuất hiện ở các vị trí khác nhau trong không gian cùng một lúc, với các xác xuất khác nhau. Vậy tác giả định nghĩa thế nào là vận tốc, khi không thể có được vị trí chính xác của nó? Và điều này thuyết âm dương giải thích ra sao?
Đó chính là điều tôi nói, cái vấn đề xảy ra là khi ta lượng tử hóa lý thuyết.
Điều anh nói ra thì thật sự tôi cũng được biết và suy ngẫm rất nhiều và không có gì mới. Nhưng vấn đề ở đây là một nhà khoa học như anh – căn cứ trên điều mà chính anh trích dẫn ở trên thì nó chứng minh luận điểm của tôi nó sai ở chỗ nào?
Anh lại hỏi tôi “tác giả định nghĩa thế nào là vận tốc”, anh cứ việc định nghĩa theo tất cả các kiến thức mà anh biết và từ đó chỉ ra cái sai của tôi.
5 –
Thì đây là giả thuyết của tôi mà. Với giả thuyết này tôi đã giải thích những vấn đề liên quan. Đó là sự chứng minh cho giả thuyết đó.
6 –
Anh chất vấn thế nào nhỉ? Tôi quên rồi! Đáng nhẽ theo tính thần khách quan khoa học thì anh phải trích dẫn vào đây câu chất vấn của anh và câu trả lời của tôi. Từ đó anh mới phân tích và xác định là tôi hiểu lầm (Hay hiểu đúng). Anh thấy không? Bài viết của anh là nguyên si và tôi không bỏ câu nào. Trích dẫn hoàn chỉnh. Phân tích rõ ràng. Còn anh thì cắt trích, khiến người xem không hiểu hết vấn đề và phản biện thì đơn giản: “Sai rồi!”; “Tác giả không hiểu”..vv..Phản biện kiểu này thì chắc không cần đến tri thức khoa học thật sự. Vần đề anh đặt ra:
7 – Cụ thể hơn, tôi đặt câu hỏi, tại một điểm bất kì trong không gian chúng ta đang sống, dạng hình học của nó như thế nào, theo quan điểm của AD Ngũ Hành? Nó có lỗ thủng hay không? Và điều gì đã tạo lỗ thủng đó, theo quan điểm của thuyết âm dương?
Tôi xin trả lời thẳng với anh là tôi chưa biết. Nhưng đấy sẽ là những nghiên cứu tiếp theo liên hệ chứ không phải là phản biện. Nếu tôi hỏi lại những nhà khoa học hàng đầu của thế giới (anh thì có thể tham gia trà lời) rằng: Thiên văn học hiện đại có xác định được cái gì tồn tại bên ngoài thời gian vũ trụ mà khoa học tính được từ khi hình thành vũ trụ đến nay không? Nếu không trả lời được thì tất cả các trí thức khoa học sụp đổ chăng? Hay là họ cũng trả lời như tôi: Sẽ có những nghiên cứu tiếp theo liên hệ với những thành quả đạt được.
8 –
Tôi không chứng minh sự không đúng của thuyết Tương Đối mà tôi chỉ đặt vấn đề – xuất phát từ thuyết này: Tốc độ ánh sáng có phải tốc độ giới vũ trụ hay không? Còn anh đặt vấn đề:
Khi tác giả đưa ra một lý thuyết nào đó về nguồn gốc của vũ trụ, thì trước hết nó phải giải quyết được các nghi vấn đang khúc mắc.
Tôi nhắc lại là đây không phải là luận điểm phản biện. Anh đòi hỏi một lý thuyết khoa học phải giải quyết được những vấn đề khúc mắc. Thì đây sẽ là những phát triển tiếp theo của thuyết Âm Dương Ngũ hành, chứ anh không có quyền đòi hỏi nó phải thỏa mãn ngay lập tức tất cả những vấn nạn của tri thức nhân loại . Chưa một học thuyết nào của khoa học hiện đại thỏa mãn điều này. Vậy nó cũng là sai chăng? Chính anh thừa nhận:
Các lý thuyết vật lý hiện nay khác nhau cũng chỉ là để giải quyết vấn đề này.
Tức là chưa học thuyết nào hoàn chỉnh. Vậy tất cả đều sai chăng?
9 –
Điều nay tôi cũng xem rất kỹ và từ lâu. Vấn đề là từ đó luận điểm của tôi sai như thế nào thì chưa thấy anh chỉ ra.
10 –
Vấn đề mở? Tức là khoa học hiện đại cũng chưa xác định được! Tôi hiểu thế có đúng không nhỉ? Và tôi cũng xin trả lời anh luôn. Cái này thì hãy để tôi tiếp tục nghiên cứu bổ xung – nếu cảm thấy hứng thú; hoặc ai đó tiếp tục nghiên cứu bổ sung – nếu có điều kiện.
Nhưng như trên tôi đã trình bày: Một lý thuyết khoa học thì không bắt buộc phải trả lời ngay lập tức tất cả các vấn nạn về tri thức khoa học. Nó sẽ là sự phát hiện tiếp nối liên hệ. Và tất nhiên, Khi chưa giải thích được thì không có nghĩa nó sai. Tôi không hiểu năng lượng đơn giản như sách giáo khoa. Nhưng vì anh yếu cầu tôi hiểu thế nào là năng lương thì tôi trả lời là sự định nghĩa này là phổ biến và nếu có định nghĩa lại thì sửa lại sách giáo khoa. Cái kiểu phản biện cắt trích của anh khiến người ta dễ hiểu lầm quá. Tôi phản biện ai, trích nguyên si bài viết và đặt vấn đề rõ ràng cho từng luận điểm một. Nhưng thôi. Tôi không áp đặt điều này. Nhưng chất vấn của anh chỉ là sự đặt vấn đề cho một định hướng nghiên cứu tiếp theo chứ không phải là vạch ra sai lầm trong luận điểm của tôi. Bởi vậy nó không có giá trị phản biện. Nói nôm na là thế này. Một thằng bé đang tập nói chỉ vào bố nó và nói “Bố’. Đúng. Người chỉ vào chị nó hỏi: Ai đây?”. Nó không trả lời được. Vây nó nói bố là sai chăng?
11 –
Tôi có phản biện ai đâu nhỉ? Tôi chỉ đưa ra một một luận điểm minh chứng rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành là lý thuyết thống nhất vũ trụ. Và trên cơ sở này nó giải thích sự hình thành vũ trụ không như thuyết Bigbang miêu tả. Đồng thời nó xác định rằng: Vận tốc ánh sáng không phải là vận tốc giới hạn của vũ trụ. Còn việc anh đưa là hàng loạt lý thuyết vật lý – cho là anh rất am hiểu đến nơi đến chốn các lý thuyết này – để gọi là chất vấn, phản biện thì điều kiện phải có với anh là: Anh phải xác định được rằng những lý thuyết đó đúng (Chứ không phải nó cũng mới chỉ là giả thuyết và các vấn đề còn mở). Từ đó – anh mới so sánh với cái được xác nhận đúng với các luận điểm của tôi trong tiểu luận “Định mệnh có thật hay không?” để chứng minh nó sai. Còn tôi nhắc lại là tôi không hề bảo Thuyết tương đối sai. Tôi chỉ đơn thuần phủ định quan niệm cho rằng: Tốc độ ánh sáng không phải tốc độ giới hạn của vũ trụ – Nếu nó là minh chứng của thuyết tương đối thì lúc đó thuyết tương đối sẽ sai ở điểm này. Còn không phải thuyết tương đối công bố luận điểm đó thì chẳng sao cả.
12 –
Tôi đã nói rất rõ: Anh có quyền đưa ra một khái niệm về vận tốc theo bất kỳ phương pháp luận của một học thuyết nào và hệ quy chiếu nào. Và từ đó chứng minh tôi sai. Nhưng tôi tin rằng anh không làm được điều này.
13 –
Tachyon là một hạt có khối lượng ảo, năng lượng âm, chuyển động vận tốc lớn hơn vận tốc ánh sáng, xuất hiện trong trường hợp không có siêu đối xứng, tức là số chiều 26. Đó cũng là lý do tôi yêu cầu tác giả đưa ra định nghĩa khối lượng/ vận tốc/ năng lượng của lý thuyết âm dương, để có thể đối chiếu với các hiện tượng này. Mặc dù vậy, tôi vẫn tin lý thuyết âm dương có vai trò quan trọng trong vật lý, nhưng không phải là theo cách này.
Anh có thể xem thêm tại [1] [4]
Anh viết: Tachyon là một hạt có khối lượng ảo, năng lượng âm, chuyển động vận tốc lớn hơn vận tốc ánh sáng.
Như vậy bằng đoạn trên, đã chứng tỏ rằng: Trên cơ sở thuyết Âm Dương Ngũ hành được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt – tức là bằng một phương pháp luận khác – đã chứng tỏ đúng khi xác định rằng: Vận tốc ánh sáng không phải vận tốc giới hạn của vũ trụ.
14 –
Thực tình tôi cũng xem nhiều về thuyết tương đối qua các bản dịch tiếng Việt và một số sách của các nhà khoa học bình luận về thuyết này. Nhưng tôi không quan tâm đến nó đúng hay sai. Chỉ vì có một tài liệu viết liên quan đến thuyết tương đối nói về vận tốc giới hạn của vũ trụ bằng tốc độ ánh sáng, nên khi đề cập đến vận tốc giới hạn của vũ trụ trong thuyết Âm Dương Ngũ hành, tôi dẫn chứng mà thôi.
Trong các tài liệu này, tương đối chuẩn về GR hoàn toàn không có chi tiết anh đề cập.
Cảm ơn anh. Tôi sẽ tham khảo. Trong trường hợp này – nếu quả thật thuyết tương đối không đề cập đến vận tốc giới hạn của vũ trụ thì chỉ có nghĩa là nguồn tư liệu về vấn đề này chưa thật chính xác – chứ không phải tôi coi đó là luận cứ chứng minh – tôi sẽ bỏ đi. Và như vậy cuốn sách của tôi khi in sẽ ngắn lại một chút. Giảm được tiền in và công dịch thuật. Chỉ đơn giản như vậy.
Mong tác giả không đả kích cá nhân như ở đây, vì đây là thảo luận khoa học. Và khi tác giả đề xuất/ chứng minh bất cứ một lý thuyết gì, thì phải có tài liệu trích dẫn từng bước, ví dụ như trong wiki mà tôi có trích dẫn. Đó là khoa học, mong anh hiểu và thông cảm khi tôi phải viết những phản biện hết sức nặng nề như thế này.
Vâng . Có thể lời văn không làm anh hài lòng. Nhưng thật tình tôi không có ý định đả kích cá nhân anh. Mà chỉ qua anh tôi hơi buồn cho các nhà khoa học phản biện thôi. Hình như với họ, cái gì cũng sai. Và sự hiểu biết của họ mới là chân lý tối thượng trong trình độ khoa học hiện nay. Nhưng với cách phản biển như bài viết trước và ít nhất đến bài viết này thì tôi thành thật nói là: Tôi chưa thấy yếu tố nào minh chưng tôi sai cả.
16 –
Vâng . Tôi cũng chờ đợi sự phản biện của anh. Nếu anh có thời gian quan tâm.
Tôi cũng lưu ý anh là tiểu luận “Định mệnh có thật hay không?” đã được công bố lần đầu tiên trên mạng tuviluyso.com (Bây giờ là tuvilyso.net). Cũng đã được rất nhiều nhà khoa học thật sự quan tâm.Lần này chỉ là tôi viết lại và cắt đi những đoạn không còn cần thiết. Bản cũ vẫn còn ở trang chủ.
17 –
Tôi thật sự không giỏi lắm về xem tử vi. Hiểu biết của tôi chỉ đủ để nghiên cứu về nguyên lý của nó từ đâu mà ra. Nhưng nếu anh ở Sài Gòn thì tôi sẽ nhờ anh Dũng Tử Vi trực tiếp xem cho anh. Đây mới là người giỏi thật sự. Tôi hy vọng anh sẽ vừa ý. Còn nếú như anh ở nơi khác thì anh gửi PM cho tôi ngày giờ tháng năm sinh và những điều mà anh muốn hỏi. Tôi sẽ nhờ anh Dũng Tử Vi xem và bổ xung thêm kiến thức của tôi.
Tài liệu tham khảo.
[1] http://en.wikipedia.org/wiki/String_theory
[2]http://en.wikipedia.org/wiki/General_relativity
[3] http://rapidshare.com/files/2805793/Stewar…ivity.djvu.html
[4] Superstring theory, Edward Witten, tôi sẽ tìm link của cuốn này cho anh xem sau.