BÀI IV
Kakalotta – 04:45 PM
Bài viết nào trích lại mà không có nội dung, Anh Thiên Sứ cứ xóa.
Tôi xin lỗi anh vì ngôn từ viết chưa được hợp lý và khiêm tốn. Tôi cũng đã tìm cách để edit lại những chỗ viết quá tay ngay lúc đó, nhưng diễn đàn này không cho phép sửa bài viết sau nửa tiếng thì phải. Còn tôi thì lại có thói quen liên tục lưu lại để đề phòng windows crash thì mất công viết.
Vì vậy, tôi buộc phải chia bài viết của tôi thành khoảng nhiều bài nhỏ, mặc dù sẽ gây khó chịu cho người xem. Hi vọng anh Thiên Sứ có thể giúp tôi merge các bài này lại.
Về surface của tiểu luận trên, tôi khẳng định nó hoàn toàn thiếu hình dáng của một ấn phẩm khoa học. Cụ thể hơn là cách bố trí/format của một paper nghiên cứu. Tuy nhiên, tôi đồng ý đó là đòi hỏi quá đáng với một người không phải là dân khoa học. Đây là trang để chuyên đăng các preprint nghiên cứu. Anh có thể tham khảo để biết format phù hợp.
http://arxiv.org/list/hep-th/recent
http://arxiv.org/
Tôi sẽ tiếp tục bàn luận tiếp về nội dung của tiểu luận trong các post tiếp theo. Post bài lắt nhắt kiểu này nản quá.
Kakalotta – 5:20 PM
Chỗ tôi cũng 2 rưỡi sáng rồi, nên tôi cũng không tiện viết nhiều. Nhưng nếu tác giả có sở thích làm khoa học thông qua việc đọc truyện khoa học viễn tưỡng do tiểu thuyết gia lừng danh Hawking viết thì tặng tác giả 3 cái Cartoon này
Đều là các nhà vật lý hàng đầu đóng. Và có ý nghĩa khoa học thực sự, và rất update chứ không như của tiếu thuyết gia Hawkin. Trong đó có cả GR. Nó rất cập nhật các kiến thức hiện nay, chứ không phải cách đây đúng 100 năm như là Mr Einstein. Khi tác giả xem Cartoon xong, nếu còn hứng thú thì tôi sẽ tranh luận tiếp.
http://video.google.com/videoplay?docid=-1…verse&dur=3
http://video.google.com/videoplay?docid=17…verse&dur=3
http://video.google.com/videoplay?docid=-1…verse&dur=3
Có bản phụ đề tiếng việt, nhưng tôi phải tìm lại.
Thiên Sứ – 5:56PM
Cảm ơn anh đã cho tôi đường link. Tôi ngày xưa chuyên viết chuyện khoa học viễn tưởng. Có chuyện đã được đọc trên đài FM của đài tiếng nói Việt Nam (Nhưng bản thân tác giả thì không biết vì chỗ ở không ổn định – mà do độc giả nói lại). Những chuyện đó hiện ở ngay mục thơ ca văn chương trên diễn đàn này. Gần 10 năm sau, những ý tưởng trong truyện khoa học của tôi có vẻ như thành hiện thực.
Còn việc hoàn chỉnh để thành một cuốn sách khoa học thật sự với chương mục nghiêm chỉnh thì tôi làm được. . Tôi cũng có đế gần 10 cuốn sách loại này .Tôi sẽ tham khảo thêm theo hướng dẫn của anh.
Kakalotta – 03: 24PM
Tôi có đang đọc cuốn Tao of Physics, tiện thể đưa lên đây để mọi người tham khảo. Tôi đọc bằng nguyên bản tiếng anh, nhưng tiếng việt cũng có bản dịch.
Mọi người tìm trong này cuốn Đạo của Vật Lý, xem bằng phần mềm trong đây:. Sau đó đăng kí một cai free account.
http://www.thuvien-ebook.com/forums/showthread.php?t=2288
Đây là hiểu biết cách đây 35 năm được viết bởi một nhà vật lý được giải Nobel Lederman
Cách giải thích của Lederman thuyết phục được tôi một phần, mặc dù rằng những hiểu biết của tác giả này là cách đây 30 năm, tức là chưa có String theory, chưa có Supersymmetry, chưa có M-theory, tất cả chủ yếu dựa trên Quantum Field Theory (Lý thuyết trường lượng tử, phiên bản chưa có siêu đối xứng. Tại thời điểm đó hình như mới chỉ có Yang-Mill theory mà thôi.
Mong anh Thiên sứ cập nhật thêm các kiến thức về Âm Duơng trong cuốn này, tôi có thể giúp anh các kiến thức liên quan. Sau đó chúng ta sẽ đi sâu hơn vào bản chất vấn đề, để có thể thảo luận cấu trúc của E8 trong string theory và đạo học.
Theo M-theory thì bigbang chỉ là khi các D-brane touching each other, và do đó có nhiều paralel Universes. Hiểu biết của nhân loại về M-theory hiện nay vẫn còn rất hạn chế, và nó dựa trên very hardcore mathematics. Vì vậy tôi không biết liệu có thể giải thích cho người không làm cùng ngành về M-theory hay không,thôi thì đành sử dụng 3 cái cartoon nói trên.
Anh thiên sứ nói, có nhiều nhà khoa học quan tâm? Cụ thể hơn, đó là ai? Có phải là 2 nhà vật lý là ĐVĐ và NAV không? Nếu đúng thì đều là người quen cả.
Thiên Sứ – 06:16 PM
Kakalotta thân mến.
Cuốn “Đạo của vật lý” tôi đã xem từ rất lâu, ngót 10 năm nay.Lâu lâu viết sách cũng trích vài đoạn – mục đích để mượn hơi lấy tiếng – do người đời đang tín ngưỡng ông này. Cái này không phải cáo mượn oai hùm, mà là Hùm phải mượn cáo để dọa gà. Bởi vì lũ gà công nghiệp chỉ sợ cáo chứ không sợ hùm. Nói thật tình, tác giả cuốn này – kiến thức về Lý học Đông Phương gần như không có gì đáng quan tâm. Tại đối với người Tây Phương thì thấy nó lạ thôi. Nói chung cái văn minh Tây Phương chẳng hiểu gì về lý học và minh triết Đông Phương cả. Cũng phải thôi, vì nó thất truyền và sai lệch so với nguồn gốc đích thực của nó – còn người Tây Phương thì tư duy logic, nên họ không thể tìm thấy tính logic do thất truyền và sai lệch trong lý học và minh triết đông phương. Một bằng chứng cho việc này là cả cái viện Hàn lâm khoa học Pháp quốc bị …lừa vào những năm 30 của thế kỷ trước. Ngày ấy Lưu Tử Hoa thi bằng tiến sĩ với đề tài:Dùng Kinh Dịch – chứng minh rằng: Có hành tinh thứ X trong hệ mặt trời. Một luận văn nổi tiếng thế giới – tiếng vang còn vọng đến những năm đầu thập niên 90. Nhưng trong cuốn “Tìm về cội nguồn kinh Dịch” xuất bản năm 2001 – tôi dùng cơ sở phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành minh chứng Lưu Tử Hoa sai.
6 năm sau – 2007, Các nhà khoa học thế giới phủ nhận hành tinh thứ 9 (Vấn đề còn đang tranh cãi) thế thì làm gì có hành tinh X?
Thực tế đã chứng minh tôi đúng.
Chứng tỏ cả cái viện hàn lâm Pháp toàn những thằng dốt nát về Lý học và minh Triết Đông Phương. Tôi hiểu rằng tụi ngu này không đủ trình độ phản biện Lưu Tử Hoa – Biết cái quái gì mà phản biện! Nên phải khen, vì không lẽ cả cái viện Hàn lâm khoa học Pháp lại nhận mình không biết gì. Giải pháp tốt nhất để giấu dốt là vỗ tay khen và tặng cho ông Hoa Kiều yêu nước này một cái bằng Tiến Sĩ.
Còn nhà khoa học ủng hộ tôi cũng là Việt kiều yêu nước. Ông này ở Áo về hưu sống ở Hoa Kỳ. Ông Trần Quang Vũ. Rất tiếc anh ấy đã chết năm ngoái. Tôi đau lòng, hụt hẫng một nhà khoa học rất quan trọng ủng hộ tôi ra đi sớm quá. Đây là người duy nhất trong quan hệ mạng làm tôi ngưng lên mạng ba ngày để tỏ lòng chia buồn.