PHẢN BIỆN KHOA HỌC.

I – Hiện tượng và vấn đề.
Nếu chúng ta vào trang thông tin điện tử Tuần Vietnamnet thì sẽ thấy hàng loạt bài phàn nàn về sự trì trệ của nghiên cứu khoa học ở Việt Nam. Những nhân vật có máu mặt trong giới khoa học trong nước, gồm những nhà nghiên cứu lâu năm đẳng cấp giáo sư trở lên, lên tiếng góp ý này nọ. Họ cũng diễn đạt hiện tượng, cũng nếu vấn đề và đưa ra góp ý giải quyết….chung chung. Tất nhiên nó chẳng giải quyết được cái gì. Và quả thật tôi để ý thấy những phát kiến khoa học độc đáo trong nước lại chỉ rơi vào những người “ngoại đạo”, như: Máy bay Hai Lúa, thần đèn Nguyễn Cẩm Lũy…. Còn trong giới nghiên cứu chính thống thì chỉ lặp lại những gì mà trên thế giới đã làm …từ lâu rồi. Tôi cũng sẽ chẳng quan tâm gì đến vấn đề này nếu nó không đụng đến cội nguồn truyền thống văn hóa sử Việt Nam. Mà tôi là cái quái gì để đủ tư cách quan tâm chứ. Nhưng cũng chính vì tôi quan tâm và rất nhậy cảm đối với điều tâm huyết của mình là minh chứng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Chứng minh cho điều này – về mặt trí thức khoa học thuần túy – đủ để dụng chạm đến mọi tầng lớp người, từ bình dân học vụ cho đến viện sĩ hàn lâm. Tất nhiên tôi bị gọi là “Phản biện” với đủ các kiểu. Giới “ve chai lông vịt” thì không nói làm gì. Họ chỉ ngạc nhiên hỏi: “Thầy có nhầm không? Em mạng Hỏa chứ! Sao thầy lại nói em mạng Thủy?”. Còn giới khoa học chuyên nghiệp thì chưa ai lên tiếng cả. Những giới có kiến thức trung bình thì thôi khỏi nói. Có lần tôi viết lên một trang mạng chuyên đề, đại ý như sau:
Đối với một phát minh vượt trôi thì chỉ những trí thức ưu tú, ủng hộ. Nhưng những người này cực kỳ ít ỏi. Những tri thức cao cấp thì hoài nghi. Trí thức trung bình thì phản biện. Những tri thức phổ thông thì phản đối. Ranh giới từ tri thức trung bình đến ưu tú đôi khi vẫn không rõ ràng. Và cuối cùng để quyết định tính chân lý cho một công trình nghiên cứu khoa học thì cốt lõi của nó là phản biện khoa học. Tôi không có khái niệm đao to, búa lớn gì với khái niệm này. Tạm thời tôi bỏ từ khoa học – sẽ bàn sau – mà tôi chỉ đề cập đến khái niệm phản biện. Có thể nói tinh thần phản biện có trong hầu hết mọi người. Từ đứa trẻ con bắt đầu tiếp thu những nhận thức đơn giản cho đến những nhà khoa học hàng đầu thế giới, đều có sẵn trong tiếm thức một sự phản biện trước những vấn đề mới lạ. Một đứa bé bập bẹ biết nói hét lên: Trả đây! Nó đòi món đồ chơi mà người lớn nhận thức được rằng không phải của nó. Tức là thằng bé đã phản biện hiện tượng theo ý thức và những thông tin thu nhập được của nó. Tất nhiên nó coi là nó đúng. Con người ngày càng lớn lên, thông tin thu nhập ngày càng nhiều và họ đã cân đối những thông tin đó một cách hợp lý những thông tin thu nhận được trong khả năng tư duy . Chính bởi tính cân đối hợp lý những thông tin được nhận thức trong tư duy, cho nên bất cứ một hiện tượng khác lạ với nhận thức đó – hay nói cách khác là phá vỡ tính cân đối trong tư duy với những thông tin nhận thức được – sẽ tạo ra phản ứng của tư duy. Nếu có điều kiện đối thoại thì hiện tượng gọi là phản biện sẽ xảy ra. Bởi vậy, với luận điểm của tôi trong hệ thống minh chứng lịch sử truyền thống văn hiến Việt trải gần 5000 năm thì cả thế giới sẵn sàng phản biện. (Hì! Chuối đại trà).
Tất nhiên, với những vấn đề là phát kiến có tính chuyên ngành thì sẽ xuất hiện những hiện tượng mà người ta quen gọi là “Phản biện khoa học” và nhân danh những trí thức khoa học đang phổ biến.
Nhưng như thế nào là một phản biện có tính khách quan khoa học thực sử là vấn đề được bàn trong chủ đề này.

Còn tiếp

Bài này đã được đăng trong Các Đề Tài Khác. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.