PHẢN BIỆN KHOA HỌC.

Tiep theo

Tôi cũng đã có nhiều lần phải phản biện các công trình
gửi đến Viện của chúng tôi, 
cũng liên quan đến vấn đề
kiểu này và ngay lập tức có thể tìm thấy được vô khối

lỗi suy luận logic trong từng trang bản thảo,
và tôi cũng thấy xuất hiện ở đây.

Kakalotta

II – Phản biện và phản biện khoa học.

Như vậy, tinh thần phản biện có sẵn trong tất cả mọi người. Có thể coi là sự phản ứng của thói quen nhận thức vốn đã cân đối trong tư duy nhận thức. Những người có tri thức trung bình thì tính phản ứng sẽ mang theo những giá trị tri thức phổ biến được nhiều người công nhận. Bởi vậy, có vẻ như nó mang dáng dấp của sự phản biện phù hợp với tri thức phổ biến, nên dễ lầm tưởng đó là phản biện khoa học – trước một phát hiện mới được coi là nhân danh khoa học; hoặc liên quan đến tri thức khoa học. Khái niệm “phản biện khoa học” ngày nay thường được hiểu như vậy. Tức là một phản ứng của tri thức phổ biến trước một phát minh mới. Phản ứng này đôi khi mang tính phủ định vì nó không phù hợp với tính cân đối của tư duy nhận thức. Nhưng bản chất của phản biện khoa học nên được hiểu như thế nào? Không phải tất cả những phản biện nhân danh kiến thức khoa học phổ biến dù là ở đẳng cấp cao nhất đều có nghĩa là phản biện thực sự khoa học. Hay nói nôm na cho dễ hiểu là: Không phải cứ dùng kiến thức khoa học, với ngôn từ khoa học để mổ xẻ một luận điểm hoặc một nội dung nào đó thì có nghĩa là sự mổ sẻ, phân tích đó sẽ có tính khách quan khoa học. Cho dù người đó là giáo sư viện sĩ..vv…. Thực tế lịch sử phát triển khoa học thế giới đã minh chứng điều này. Đôi khi rất đau xót và nó làm ngưng trệ sự tiến bộ của cả một quốc gia, hoặc cao hơn: Của cả một nhân loại. Tôi dẫn chứng vài việc được không ít người biết để làm cái gọi là ví dụ:
Một kỹ sư nghèo nàn, rách rưới đã đến gặp Napoleon để trình lên ông một dự án làm tàu sắt và chạy bằng hơi nước. (Híc! Nội để được gặp Hoàng Đế Napoleon đã là vượt qua bao nhiêu khó khăn gian khổ).Và kết quả là câu phán xanh rờn của Napoleon: “Đuổi cổ thằng bịp bợm này ra ngoài”. Thật là may cho người kỹ sư khốn khổ, không bị chém đầu vì dám bịp bợm Hoàng Đế. Tất nhiên, người kỹ sư này đã mang phát minh của mình bán cho Anh quốc.
Nhưng khi Napoleon bị đi đày ra đảo Cooc. Ông ta đã thực sự hối hận khi nhìn thấy một con tàu sắt và chạy bằng hơi nước. Ông ta nói: “Ta đã thất bại trong cuộc chiến này, từ khi đuổi người kỹ sư ra khỏi cửa”.
Đây là sự phản biện khoa học của Napoleon và được quyết định của một quyền lực chính trị. Ông ta đã nhân danh trí thức phổ biến thời bấy giờ: Tàu bằng sắt thì không thể nổi trên mặt nước. Tất nhiên quyết định của ông được mọi người coi là sáng suốt vì tính nhận thức phổ biến của tri thức khoa học bấy giờ. Bây giờ thì một học sinh trung học cũng ngạc nhiên tại sao Hoàng đế Napoleon vĩ đại lại có thể ngu như vậy? Tôi trộm nghĩ: Cái ngu này vẫn đeo đẳng con người cho đến bây giờ. Khi con người ta vẫn nhân danh một nhận thức phổ biến được tiếp thu từ tri thức thời đại, để phản ứng trước một phát hiện khoa học vượt khỏi thói quen tư duy.
Một ví dụ mà có lẽ cả thế giới đều biết là Lư Sen cô – viện trưởng viện Hàn lâm khoa học Liên bang Công Hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết, gọi tắt là Liên Xô – Một cường cuốc kinh tế và quân sự cách đây chỉ hơn 10 năm. Tức là rất cập nhật. Chức danh giáo sư Viện sĩ Viện trưởng Viện hàn lâm khoa học Liên Xô – chắc hẳn ngay cả những nhà khoa học sừng sỏ cũng không dám mơ ước. Nhưng ông ta vẫn sai lầm khi phủ định tất cả mọi nghiên cứu khoa học về thuyết di truyền. Tất nhiên trong tư duy của người được coi là nhà khoa học hàng đầu một siêu cường quốc này, chí ít cũng đã phản biện được cái lý thuyết Di truyền để phủ nhận đó với những thông tin có trong ông ta. Chưa nói đến những hội thảo khoa học của viện Hàn Lâm Xô Viết có mục đích phản biện thuyết di truyền và phủ định nhân danh khoa học. Hệ quả của việc này như thế nào thì đến nay mọi người ở trình độ phổ thông đều biết qua báo chí (Tờ An Ninh thế giới thông tin rất kỹ về việc này).
Tất nhiên tôi muốn nói đến trình độ của Hoàng Đế và viện sĩ viện trưởng Viện Hàn Lâm. Từ đó để liên hệ rằng: những loại “cóc cắn” từ viện sĩ thường thường trở xuống thì rất dễ sai lầm, bởi thói quen và tính cân đối trong tư duy nhận thức, luôn luôn được coi là đúng. Tôi giả thiết rằng ông Nguyễn Cẩm Lũy lập một dự án khoa học – trước lúc ông ta thực hiện di chuyển cái nhà đầu tiên – mà gửi lên viện nào đó liên quan thì chắc chắn nó bị bác vì…không có cơ sở khoa học. Còn bây giờ khi nó đã thành hiện thực rồi thì chắc chắn người ta sẽ tìm cách chứng minh cái gọi là “cơ sở khoa học” của ông Nguyễn Cẩm Lũy để lấy bằng… tiến sĩ. Cũng như những lý thuyết của Lư Sen Cô lấy cơ sở thực tiễn từ nhà làm vườn nổi tiếng Mít su rin và là nguyên nhân trực tiếp khai tử cho Thuyết di truyền ở Liên bang Xô Viết cũ.
Chính những kiến thức khoa học trong tri thức phổ biến được nhận thức và phát biểu từ những chức danh trong khoa học – đại loại như giáo sư; tiến sĩ – khiến người ta dễ nhầm lẫn và gán cho mọi phản ứng do thói quen nhận thức là “phản biện khoa học”. Điều này sẽ khác với sự tính phản biện có tính khách quan khoa học thật sự.
Vậy căn cứ vào đâu để phân biệt giữa một phản biện có tính khách quan khoa học thật sự với phản ứng từ một thói quen nhận thức nhưng xuất phát từ những kiến thức khoa học phổ biến và từ những người có chức danh trong khoa học? – Khi mà cả Hoàng Đế lẫn giáo sư viện sĩ Viện trưởng viện Hàn lâm khoa học của một siêu cường quốc cũng đã mắc sai lầm như dẫn chứng ở trên. Hay là người nào sai – dù là hoàng đế lận viện trưởng viện hàn lâm – chứ riêng “ta” thì luôn luôn từ đúng trở lên?
Cái gì là tiêu chuẩn để phân biệt điều này?

Còn tiếp

Bài này đã được đăng trong Các Đề Tài Khác. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.