HANOI NHỮNG NGÀY CUỐI ĐÔNG

Tôi không hiểu tại sao những bài viết có tính bút ký dài thoòng và đầy hình ảnh thì đưa lên blog ào ào. Còn những bài toàn chữ, ngắn hơn – có tính tiểu luận như “Vì sao không có Phản vật chất” thì đưa lên trục trặc hoài. Bao công viết thành công cốc. Nản quá!
Ngày hôm sau – 17. 1 – tôi đến nhà Hoàng Triều Hải chơi, nhân xem lại có gì cần bổ xung về Phong Thủy không. Họ có ý mời tôi đi ăn đặc sản thịt ngựa trắng. Hải mô tả tiết canh ngựa trắng bổ lắm. Tôi từ chối. Tôi đề nghị ăn bún đậu mắm tôm ở gần nhà. Với tôi tất cả các món ăn Hanoi một thuở xa xưa thật là ngon. Có thể tôi cũng là một thằng gàn. Xong việc, tôi cùng Hải ra phố Hàng Mã chụp anh sự nhộn nhịp nới đây những ngày gần Tết. Quang cảnh nơi đây thật là một hình tượng điển hình cho những ước mơ của con người. Nó thuộc về một thế giới tâm linh khác ngược lại với thế giới tâm linh của ngôi chùa cổ kính trên Phố Chùa Láng.

 

Quang cảnh tấp nập kẻ mua người bán, mặc dù đây chưa phải là những ngày giáp Tết…..

Những bao lì xì đỏ chói, mà người lớn cho vào đấy những đồng tiền mừng tuổi để cầu chúc may mắn cho nhau và cho trẻ con….

 

Những đồng tiên cầu tài, nhưng bông hoa tài lộc, may mắn tràn ngập hấp dẫn những mơ ước của con người …..Nó thuộc về niêm tin và ước mơ của con người mà bây giờ họ quen gọi là “tâm linh”. Nhưng nó là một cõi tâm linh phản chiếu những ước vọng của con người thế gian, nó khác hẳn cõi tâm linh thoát tục của những ngôi chùa cổ kính…..Hầu hết những món đồ ấy của Trung Quốc. Người Trung Quốc nhậy bén trong kinh doanh và thực dụng hơn người Mỹ nhiều.

Le lói trong những gian hàng ngập đồ Trung Quốc là mấy cái mũ ông cÔng, Ông Táo của nghề hàng mã Việt Nam. Chính những chiếc mũ hàng mã “mê tín dị đoan” này được ông cha trân trọng lưu truyền mà tôi so sánh nó với hình trên trống đ8ồng và khôi phục lại hình ảnh y phục thời Hùng Vương…..

Còn nữa, đó là những bó nhang của người Việt làm, nếu nó cũng nhập từ Trung Quốc nữa buồn hẳn cho nền thủ công mỹ nghệ nước nhà…..

Chiều hôm ấy, tôi đi xem phong thủy cho vợ chồng Hằng. Gớm cái nhà gì xấu quá! Nhưng khi yêu cầu sửa thì hình như họ lại tiếc vì chi tiền khá nhiều cho việc trang trí nội thất. Xong việc họ mời tôi đi ăn tối ở nhà hàng Sumo với ẩm thực Nhật Bản. Nhưng tối hôm ấy tôi cũng được Trạng Bờm và bạn mời ăn tối. Thế là gộp chung cả lại cho vui


Ẩm thực Nhật cũng rất ngon! Nhưng với kinh nghiệm ăn nhậu của tôi từ Tây, Tàu, Nhật Bản và cả Hoa Kỳ thì ẩm thực Việt là tinh tế nhất và hài hòa…..


Trạng Bờm và Hoàng Dung. Bạn của Trạng Bờm – Haiphuong – cả hai vợ chồng bị xe lửa tông, bệnh viện trả về, tôi đã dùng Phong Thủy Lạc Việt cả Âm Dương trạch chữa nay bớt rất nhiều. Bởi vậy họ quý tôi.


Tiệc được một lát thì Hương máy bay mới tới. Chồng cô bé – Vietgo – hôm nay bận tiếp đối tác làm ăn nên không có mặt. Cách đây khoảng 7 năm về trước, tình cờ tôi ngồi cạnh cô bé này trên máy bay, tôi có nói vài lời có tính tiên tri về tương lai gần của cô bé và dặn khi nào lời tiên tri ứng nghiệm hãy tìm đến tôi sẽ giúp cô. Lời tiên tri ứng nghiệm, nhưng cô bé không liên lạc được với tôi. Cuộc đời cô bé trải qua vài sóng gió. Sau này lại tình cờ gặp lại. Vợ chồng cô bé rất quí tôi.


Chiến thắng cả sư phụ

.
==================================
Ngày hôm sau, theo lịch hẹn, tôi đi với hai anh em thân chủ cũ lên tận Ba Vì tìm nơi đặt huyệt mộ cho cụ năm đời của dòng họ. Họ tín nhiệm tôi đã lâu vì tôi đã từng đặt huyệt mộ cho họ và lúc nào cũng cho biết trước tình trạng xảy ra khi bắt đầu 
chuyển mộ. Tất cả đều chính xác. Cả hai anh em làm ăn khá giả.


Mặc dù đã 9g sáng, nhưng trời Hanoi đầy sương mù. Hôm nay có gió lạnh.


Ra khỏi Hanoi chừng 30km thì trời mưa phùn. Tôi lo lắng, vì nếu trời mưa tiếp tục ở Ba Vì thì công việc tầm long, điểm huyệt sẽ rất khó khăn…..


Lên đến nơi thì may quá! Trời tạnh mưa.
Nhìn cái kính chiếu hậu, người anh nói loại kính này phải có dây bảo hiểm không nó sẽ bị bẻ mất. Tôi thắc mắc: “Tại sao hãng sản xuất không thiết kế cái kính khi dừng xe thì tự động thu vào trong cho đỡ bị mất cắp nhỉ?”. Câu trả lời của họ làm tôi vừa thấy buồn cười vừa chua chát. “Ở nước ngoài không có nạn bẻ kính xe, nên họ không thiết kế chú ah. Tụi trộm nước ngoài đã ăn trộm thì lấy luôn cả cái oto!”.


Ông chủ đất của hàng chục dự án lớn nhỏ này chỉ cho chúng tôi mấy chỗ mà ông ta gọi là có đại huyệt. Ông ta tỏ ra có kiến thức về Âm trạch. Ông ta nói cứ y như sách.




Đi lang thang vài nơi, chẳng nơi nào tôi vừa ý cả. Cứ được cái này thì mất cái kia. Ấy là chưa kể đến việc tìm được huyệt mộ rồi, còn vấn đề tuổi tác, hướng mộ, loan đầu, thủy khí ….vv…rất phức tạp.


Đến nơi này tôi tạm vừa ý.  
Ông chủ  đất khoe: “Thế đất ở đây giống y trong sách”. Trời ẩm ướt nên không thể đi khắp vùng kiểm tra tổng quan được. Nhưng biết thế. Tạm ghi nhận một điểm….



Để chắc ăn, chúng tôi đến làng Đường Lâm để tìm tiếp. Thiên hạ đồn rằng ở đây có thể đất “Cửu Long tranh châu”. Họ còn xác định nơi đây có mộ của Ngô Quyền và Phùng Hưng. Phàm những nơi đất cổ, hoặc khí tụ lâu ngày thường có huyệt quý, nhưng cũng không loại trừ cảnh quan thay đổi, khí mạch chuyển vận chẳng còn như trước. Huống chi ngày nay, đô thị phát triển, sự tương tác của khí mạch phải tính luôn đến cảnh quan hiện đại. Trước đây tôi với anh em nhà này cũng đã đi tìm tầm long đến một nơi non thanh thủy tú. Nhưng vì cái nhà máy và con đường cắt ngang, nên tôi chê. Chẳng phải ngẫu nhiên mà nền Lý học Đông phương hướng con người đến sự hòa nhập với thiên nhiên chứ không thay đổi thiên nhiên. Nền văn minh sinh ra thuyết Âm Dương Ngũ hành phải đã từng chịu những sự phẫn nộ của thiên nhiên một cách sâu sắc và phải có một sự hiểu biết rất cao cấp mới có kết luận như vậy. Ngày nay tri thức khoa học đầy kiêu hãnh mới chỉ bắt đầu nhận thấy sai lầm của nó khi tàn phá thiên nhiên, phục vụ cho nhu cầu của con người. Những nhà khoa học hàng đầu đã nói đến sự tự tiêu diệt của con người do chính hành vi của con người gây ra.





Nhìn chung ở vùng này quả là có nhiều thế đất tốt. Nhưng hãy biết thế. Tôi cần một cái nhìn tổng quan. Đôi khi chỉ vì tính cục bộ mà phạm sai lầm. Có lần tôi đến Nghệ An. Ở đây họ định phục dựng lại ngôi chùa Đại Hữu có lịch sử gần 500 năm, bắt đầu từ Hồ Quý Ly ra lệnh xây cất. Sau đó ngồi chùa xuống cấp khi triều đại này sụp đổ. Đến đời vua Quang Trung cho xây lại và cũng điêu tàn khi triều đại này tan rã. Tại sao ngôi chùa cấp quốc gia này (Xây theo lệnh vua) thăng trầm đến thế ? Khí ngắm cảnh quan thì cũng tựa núi, nhìn sông, Thanh Long Bạch Hổ hoàn chỉnh. Nhưng khi tôi chịu khó leo lên đỉnh thì thật buồn. Sau lưng núi còn một cái hồ rất lớn. Hỏng hẳn! Tôi đề nghị muốn phục dựng ngôi chùa này thì lùi xuống lưng chừng núi, không để trên đỉnh như cũ. Chẳng biết họ có nghe tôi không. Phong thủy là một khoa học. Chắc chắn là như vậy. Nhưng ngay cả trí thức khoa học hiện đại – thí dụ như bổ để toán học của Ngô Bảo Châu – mấy ai đã hiểu được. Để cho mọi người hiểu chắc phải theo một khóa học chừng …..5, 10 năm. Huống chi riêng môn Phong thủy với những khái niệm có vẻ như bí ẩn vì miêu tả những thực tại mà tri thức khoa học hiện nay chưa biết đến. Thí dụ như bản chất của Khí chẳng hạn.


Chúng tôi đi suốt từ sáng. Đến 4 giờ chiều mới tạm ổn. Bây giờ mới ăn cơm trưa. Các thân chủ và chủ đất chiêu đãi ở một nhà hàng nổi tiếng nơi đây.





Cảnh quan ở đây cũng đẹp đấy chứ nhỉ?


Làm điếu xì gà thư giãn cái đã. Đói và mệt phờ cả người.

Bài này đã được đăng trong Chuyện đời. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.