Thân tặng những ai sính chữ , nhưng chẳng hiểu mình đang nói gì.
Vâng thưa quí vị.
Đây là một vấn đề có tính hệ quả hợp lý của những khái niệm văn hóa được hẳn những nhà “pha học” tên tuổi trong giới “pha học” và những nhà “ngâm kíu” Việt Nam đưa lên hẳn cả những phương tiện truyền thông đại chúng. Bắt đầu từ ngài giáo sư Đào Duy Anh – ông có một định nghĩa lổi tiếng về văn hóa như sau:
“Văn hóa là sinh hoạt”.
Những người học trò của ông mà bắt đầu là giáo sư Trần Quốc Vượng – một trong tứ trụ của ngành sử học Việt – đã sáng tạo ra một thứ gọi là “văn hóa ẩm thực”. Những kẻ phó thường dân dự khuyết hạng hai Nam Bộ, dốt nát như Thiên Sứ tôi, cứ gọi là mắt tròn, mắt dẹt chẳng hỉu cái “zdăng ghoóa ẩm thực” nó thể hiện ở chỗ nào? Nếu bảo văn hóa ẩm thực thể hiện ở nghệ thuật nấu ăn thì những tay đầu bếp ở “hầu hết những nhà hàng 5 sao trong nước” và “cộng đồng đầu bếp các nhà hàng 5 sao quốc tế” hẳn là những người có văn hóa ẩm thực cao nhất thế giới. Còn những kẻ mà suốt ngày chỉ rau muốn luột chấm nước mém, chắc hẳn phải là những kẻ vô văn hóa? Còn nếu bảo cái “zdăng ghoóa ẩm thực” ấy là cách thưởng thức món ăn ngon thì không lẽ những thằng phó thường dân nhậu chuối xanh chấm muối ớt như Thiên Sứ tui, tàn là những kẻ vô văn hóa chăng?
Chả hỉu cái tiêu chí nào đề ra cái “zdăng goóa ẩm thực” ấy? Nhưng người đề ra cái “zdăng goóa ẩm thực” lại không phải người phàm. Hẳn giáo sư tứ trụ ngành sử học Trần Quốc Vượng phát biểu thì cứ phải từ đúng trở lên. Cãi lại những người như ông ta thì hóa ra ngu hay sao? Chưa! Sau giáo sư Vượng còn hàng loạt những khái niệm zdăng goóa ” ra đời. Nào là “zdăng goóa chửi”, rồi gần đây lại có cả “zdăng goóa từ chức” nữa chứ! Bởi vậy, để tiếp nối hợp lý những khái niệm văn hóa này, Thiên Sứ tui đề xuất một thứ văn hóa rất phổ biến. Đó là “văn hóa ị”.
Thưa quí vị. Từ lâu “ị” đã đi vào đời sống văn hóa Việt. Những ca dao tục ngữ còn lưu truyền trong dân gian đã miêu tả một cách đấy hình tượng về tính cách của mảng văn hóa quan trọng trong sinh hoạt của cả nhân loại. Nhưng thật đáng tiếc! Một mảng văn hóa wan trọng như vậy, mà đã bị lãng quên…..
Vâng! “Ị” chính là một trong tứ khoái được thế nhân ca ngợi , mà một sinh hoạt đứng đầu trong tứ khoái, đó là “ăn” đã được nâng cấp thành văn hóa nhờ sự phát hiện của giáo sư Trần Quốc Vượng. Điều mà tôi đã trình bày ở trên.
Bởi vậy, để cân bằng và phát triển tiếp nối một cách hợp lý – khi “ăn” – “ị” là hai trạng thái cân bằng của tạo hóa, là sinh hoạt của mọi sinh vật trong đó có con người – Những nét sinh hoạt ăn uống đã trở thành văn hóa thì tất yếu “Ị” cũng phải nâng cấp trở thành một loại hình văn hóa.
Trong văn chương, các cụ cũng đã từng mô tả “Thứ nhất quận công, thứ nhì “ị” đồng”. Chứng tỏ “Ị” được đánh giá cao như thế nào, nếu như nó được thực hiện đúng chỗ tốt nhất là “ị” đồng trong văn minh lúa nước.
Chỗ này tôi xin phép được nói ngoài lề: Chỉ có nền văn minh lúa nước mới có màn “Ị” đồng xuất sắc. Còn văn minh du mục thì không thể có đồng ruộng. Như vậy “Ị” đồng chính là một dấu ấn của sinh hoạt cao cấp, trong nền văn minh phát triển. Chưa hết! Một sinh hoạt khác mang tính văn hóa theo tính thần của giáo sư Đào Duy Anh, chính là tình yêu nam nữ trong lịch sử tồn tại và phát triển của nhân loại, cũng được miêu tả gián tiếp của chức năng “I” trong văn hóa dân gian, qua một câu ca dao nổi tiếng, khá phổ biến:
Em như cục cứt trôi sông.
Anh như con chó chạy rông bên bờ.
Chưa hết! “Ị” cũng trở thành một nghệ thuật. Trong một WC công cộng thời bao cấp, có người ghi lên tường một vần thơ sau đây:
Ị cho đúng lỗ mới tài.
Nếu ị ra ngoài nghệ thuật còn non.
Như vậy, “Ị” và những sản phẩm của nó đã đi vào văn học, nghệ thuật. Vậy thì “I” phải được nâng cấp thành văn hóa, ngang tầm với “ẩm thực” và các sinh hoạt khác, theo cách hiểu của những vị giáo sư đầu ngành văn hóa sử ở Việt Nam. Một giá trị tư duy cao cấp thì phải có tính phân loại. Tất nhiên, văn hóa “I” cũng cần chứng tỏ khả năng phân loại. “Ị” cũng có nhiều loại. “Ị đồng” đó là một nền văn hóa cổ xưa”. Trong sự phát triển của nền văn minh, thì Ị cũng theo đà tiến hóa. như Ị cầu cá tra rất độc đáo của đồng bằng Nam bộ. Tất nhiên văn hóa Ị ở cầu cá tra khác hẳn văn hoá Ị đồng của đồng bằng Bắc Bộ. Đấy chính là thể hiện sự khác biệt của những nét văn hóa vùng miền. Khi xã hội phát triển thì nền văn hóa “Ị” cũng phát triển theo đà tiến hóa chung. Từ những cầu tiêu hố xí phải đổi thùng mỗi ngày, sang hố xí hai ngăn, rồi hố xí máy. Đến nay đã thành những WC hiện đại thậm chí có cả bể sục, tắm hơi…Đấy chính là cơ sở khoa học hình thành và phát triển và cũng là nền tảng của “văn hóa Ị” trong sinh hoạt văn hóa của con người.
Tất nhiên, khi văn hóa được định nghĩa là sinh hoạt và được mở đầu bằng “văn hóa ẩm thực” thì tất yếu có văn hóa “Ị” như một thứ logic của tư duy và còn rất nhiều dạng văn hóa khác có thể tiếp tục xuất hiện trong những luận án có “cơ sở khoa học” , như: văn hóa ngủ; văn hóa nhảy lò cò; văn hóa ăn cướp, văn hóa tham nhũng….vv…và…vv…Nhưng chỉ có văn hóa “Ị” là thúi hoắc.
Vâng! Nhưng đó là một thực tế khách wan khoa học, nó có “cơ sở khoa học” từ những danh nhân, tiền bối là những con người xuất chúng – như giáo sư Đào Duy Anh, Trần Quốc Vượng. Vậy thúi thì thúi cũng phải ngửi chứ làm sao bây giờ.
Sư Thiến.
Đêm Sài Gòn giữa mùa Đông hơi lạnh.
8 – 12. 2012