GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG VÀ DI SẢN THẾ GIỚI

Một giá trị văn hóa truyền thông Việt được quốc tế công nhận. Đó là tin vui. Tuy nhiên, đối với tôi thì nó chỉ giới hạn đến đấy.
Điều quan ngại của tôi là:
Người ta sẽ tiếp tục trình bảy bản chất thời đại Hùng Vương như thế nào đối với quốc tế.
Thời đại Hùng Vương – thời đại mở đầu cho Việt sử gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử, hay bản thân vua Hùng chỉ là một “pò khun” – nói theo Trần Quốc Vượng – “thủ lĩnh của liên minh 15 bộ lạc” với những người dân “ở trần đóng khố” và địa bàn sinh hoạt chỉ “vỏn vẹn ở đồng bằng Bắc Bộ”?

Do đó – với cá nhân tôi – thì việc quốc tế công nhận tín ngưỡng thờ vua Hùng chỉ là viên gạch đầu tiên. Vấn đề tiếp theo là: Thời đại Hùng Vương được hiểu như thế nào với cộng đồng quốc tế.
Đấy mới là điều quan trọng không chỉ với cá nhân tôi, mà với cả lịch sử văn hóa dân tộc, trong hiện tại và cả tương lai.

Cá nhân tôi, sẽ chính thức đề nghị cơ quan văn hóa Liên Hiệp Quốc tổ chức một cuộc hội thảo khoa học quốc tế về Thời Đại Hùng Vương với sự góp mặt của những học giả đầu ngành ở Việt Nam và quốc tế, một cách minh bạch và sòng phẳng – nhân danh khoa học thật sự. Cá nhân tôi sẽ tham gia hội thảo này với những chi phí tự túc. Nếu tôi được thừa nhận là đúng thì món quà cũng của cá nhân tôi tặng cho cơ quan văn hóa Liên Hiệp Quốc sẽ là “Thuyết Âm Dương Ngũ hành là lý thuyết thống nhất vũ trụ”, ngay trong một cuộc hội thảo tiếp theo và trong hội thảo này, những nhà khoa học Việt Nam sẽ do cá nhân tôi mời.
Tôi hy vọng rằng: Những nhà lãnh đạo quốc tế và trong nước có trách nhiệm về văn hóa sẽ quan tâm đến đề nghị của tôi.

Xem bài viếtQuản Trị Viên 10, on 06 Tháng mười hai 2012 – 09:20 PM, said:

Tín ngưỡng thờ Vua Hùng trở thành di sản nhân loại
7:05 PM, 06/12/2012

(Chinhphu.vn) – Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) vừa chính thức thông qua quyết định công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Posted Image

Nghi lễ giỗ Tổ Hùng Vương vào tháng 3 hàng năm tại Phú Thọ. – Ảnh: Báo ảnh Việt Nam
Quyết định được thông qua chiều 6/12, tại kỳ họp lần thứ 7 Ủy ban liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể đang diễn ra ở Paris (Pháp).

Đại sứ Dương Văn Quảng, Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh UNESCO nói đây là một tin vui, một vinh dự đối với nhân dân Việt Nam nói chung và nhân dân tỉnh Phú Thọ nói riêng.

Việc UNESCO công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ đã chứng tỏ sức sống của văn hóa Việt Nam, gắn với dòng chảy văn hóa hội nhập vào thế giới.

Các chuyên gia UNESCO đánh giá tục lệ thờ cúng Hùng Vương thể hiện lòng tôn kính đối với tổ tiên, làm tăng thêm lòng tự hào và đoàn kết dân tộc; tín ngưỡng này khi được công nhận sẽ khích lệ nhận thức về lòng biết ơn tổ tiên ở nhiều quốc gia trên thế giới cũng như nhận thức chung về tôn trọng đa dạng văn hóa trong cộng đồng.

Những biện pháp bảo tồn, phát huy giá trị của tín ngưỡng do ngân sách của Nhà nước và chính quyền địa phương bảo đảm. Những biện pháp này nhằm bảo đảm việc duy trì và phát triển tín ngưỡng, đồng thời vẫn giữ nguyên được tính thiêng liêng và các quy định khác của tín ngưỡng.

Thanh Bình

Bài này đã được đăng trong Các Đề Tài Khác. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.