Cổ sử Việt, theo chính sử và truyền thống văn hóa sử Việt ghi nhận:
Người Việt lập quốc từ thời Hùng Vương với quốc hiệu Văn Lang. Biên giới Văn Lang Bắc giáp Động Đình hồ, Nam giáp Hồ Tôn, Tây giáp Ba Thục, Đông giáp Đông Hải. Nhưng trong những thập niên cuối thế kỷ trước, một số người nghiên cứu đã đưa ra luận điểm phủ nhận những gía trị văn hóa sử truyền thống Việt. Họ cho rằng: Thời Hùng Vương chỉ là một nhà nước sơ khai ; là liên minh 15 bộ lạc với lãnh thổ không vượt khỏi đồng bằng bắc bộ…..vv…và ….vv…..Họ rêu rao rằng quan điểm của họ là “khoa học”, được “hầu hết những nhà khoa học trong nước” và “cộng đồng khoa học quốc tế ủng hộ”.Nhưng bản chất khoa học là khách quan và số đông không phải là tiêu chí xác minh tính chân lý khoa học.
Tuy nhiên Thiên Sứ tôi nhận thấy rằng:Cái vấn đề gọi là “khoa học” này thực chất chỉ có thông tin một chiều. Thí dụ như bài viết của ông Trịnh Sinh trên báo Lao Động.
Năm ngoái, tờ Thanh Niên đưa vấn đề của giáo sư Lê Mạnh Thát, khiến dư luận ồn ào một thời gian ngắn. Hội Sử học hùng hồn tuyên bố sẽ làm một cuộc hội thảo hoàng tráng và minh chứng giáo sư Lê Mạnh Thát sai. Chúng ta thấy rằng cái số đông ồn ào và quyền lực trong học thuật tưởng nắm chắc phần thắng ấy, cuối cùng cũng im re và không hề có một cuộc hội thảo nào xuất hiện, để minh chứng một cách “pha học” cho cái “hầu hết” và “cộng đồng” đó.
Có thật sự khoa học hay không khi chỉ có đăng tải một chiều quảng cáo cho cái luận điểm phủ nhận gía trị văn hóa sử truyền thống Việt? Còn tất cả các luận điểm phản biện và bảo vệ gía trị văn hóa sử truyền thống Việt trải gần 5000 năm văn hiến thì không? Không một phương tiên truyền
thông nào đăng tải những ý kiến phản biện một cách trọn vẹn và có hệ thống. Thí dụ như của giáo sư Lê Mạnh Thát.
Bởi vậy, không thể coi luận điểm phủ nhận gía trị văn hóa sử Việt là một luận điểm khoa học và nó hoàn toàn vô giá trị khi nó mang tính áp đặt phi khoa học.
Tính áp đặt phi khoa học và thông tin một chiều đã đủ chứng tỏ rằng: Luận điểm phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt hoàn toàn không hề có cơ sở khoa học và vô giá trị. Cho dù được biện minh dưới bất cứ lý do nào.
Bởi vậy, luận điểm phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt đã tự chứng minh tính phi khoa học của nó bằng thủ đoạn và sự áp đặt thì tự nó đã minh chứng tính vô giá trị và phi khoa học của nó.
Trên thế gian này chẳng hề có thứ tư duy khoa học nào lại giẻ rách như vậy.
Our Visitor
0
1
2
7
8
9














Powered By WPS Visitor Counter