Báo điện tử VietNamNet.vn có đăng một bản tin như sau:
“Điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến với kinh tế Mỹ”
17:43′ 13/07/2009 (GMT+7)
Lawrence Summers, cố vấn kinh tế cao cấp của Tổng thống Mỹ Barack Obama, vừa đưa ra nhận định khá bi quan rằng, điều tồi tệ nhất chưa đến đối với kinh tế Mỹ.
Lawrence Summers, cố vấn kinh tế cao cấp của Tổng thống Barack Obama, vừa đưa ra nhận định khá bi quan rằng, điều tồi tệ nhất chưa đến đối với kinh tế Mỹ. Ảnh AFP.
|
“Tôi cho rằng điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến đối với kinh tế Mỹ. Rất có thể một số chỉ tiêu quan trọng như tình trạng thất nghiệp sẽ còn xấu đi”, ông Lawrence Summers phát biểu vào cuối tuần qua.
Thực tế, thất nghiệp Mỹ vẫn tăng và đe doạ sản xuất kinh doanh Mỹ. Cụ thể, số người thất nghiệp trong tháng 6 tăng lên con số 467.000, cao hơn dự đoán của các chuyên gia kinh tế là 363.000 người. Tỷ lệ thất nghiệp tính đến ngày 30/6 là 9,5%.
Không những thế, con số thất nghiệp tiếp tục được nhiều chuyên gia dự báo sẽ là 10% vào cuối năm 2009 và tiếp tục tăng vào đầu năm 2010 và đó đang là sức ép lên chính quyền ông Obama.
“Và tôi cũng sẽ không lấy làm ngạc nhiên nếu tăng trưởng GDP sẽ xuống thấp hơn trong thời gian tới”, vị cố vấn kinh tế của Tổng thống Barack Obama cảnh báo.
Tuy đưa ra nhận định khá bi quan như vậy song ông Lawrence Summers cũng cho rằng, không phải là không có cơ hội trong giai đoạn hiện nay, với những tiến bộ đã đạt được đối với nền kinh tế khổng lồ này.
“Giờ người ta không còn quá lo lắng và sợ hãi rằng thị trường nói riêng và nền kinh tế nói chung sẽ rơi tự do như vài tháng trước đây. Tình hình đã được cải thiện”, ông Lawrence Summers nhận xét.
Trước đó, Tổng thống Obama cũng tỏ ra hy vọng các điều kiện kinh tế sẽ dần được cải thiện trong thời gian tới.
“Phải hiểu rằng trong quá trình hồi phục, thất nghiệp luôn đi chậm hơn các hoạt động khác của nền kinh tế”, Tổng thống Obama trấn an.
Nhiều thành viên trong nội các của Tổng thống Obama có cùng nhận định rằng nền kinh tế đầu tàu thế giới cần có thêm thời gian để gói kích thích kinh tế phát huy tác dụng.
Ông Lawrence Summers là Thư ký Hội đồng Kinh tế Quốc gia trong chính quyền của Tổng thống Barack Obama. Ông từng nhận giải John Bates Clark vì những đóng góp của ông cho lý luận kinh tế học, từng là nhà kinh tế trưởng của Nhóm Ngân hàng Thế giới, là hiệu trưởng Đại học Harvard và hiện vẫn là giáo sư kinh tế của Đại học Harvard. Ông cũng từng là Bộ trưởng Tài chính trong nội các của Tổng thống Bill Clinton.
Nhật Vy (Theo Bloomberg, AFP, Reuters)
Tôi đang ở Hoa Kỳ và làm phong thủy cho một số người ở đây. Tuy số lượng người làm phong thủy không nhiều, nhưng nó đã cho tôi cơ hội tiếp xúc với giới trung lưu, công chức và người lao động tự do ở Hoa Kỳ và cuộc sống của họ. Bởi vậy, tôi đã cảm nhận được một sự bế tắc trong tương lai và một hiệu ứng xấu từ sự thất nghiệp có khả năng lan rộng ở xứ sở hùng mạnh nhất hành tinh này. Đáng lẽ ra tôi chưa ghi nhận những cảm nhận của tôi trên blog, nếu như không có bài báo về nhận định của vị cố vấn kinh tế cao cấp của chính phủ Hoa Kỳ. Bởi vậy, có thể nói rằng bài báo trên là một sự trợ duyên cho những cảm nhận này được đưa lên blog sớm hơn, trong thời gian rảnh rỗi của tôi.
Cần phải xác định rằng ông Lawrence Summers có một nhận định hoàn toàn chính xác và khách quan với những điều tôi nhận thấy ở Hoa Kỳ, khi cho rằng: “Tôi cho rằng điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến đối với kinh tế Mỹ. Rất có thể một số chỉ tiêu quan trọng như tình trạng thất nghiệp sẽ còn xấu đi”. Sự thật đúng như vậy và điều tồi tệ sẽ không chỉ dứng lại ở nạn thất nghiệp. Một hiệu ứng dây chuyền tồi tệ hơn sẽ lan sang các lĩnh vực khác của xã hội Hoa Kỳ. Một cuộc khủng hoảng thật sự về nhiều lĩnh vực – trong đó không loại trừ chiến tranh hủy diệt – sẽ xảy ra trên toàn cầu, mà hậu quả sẽ là những gì làm cho con người lo lắng hay lạc quan hiện nay không thể tưởng tượng nổi. Thiên nhiên sẽ tự điều chỉnh, nhưng vấn đề là con người sẽ rất cay đắng nếu không chủ động để giảm thiểu những hiệu quả xấu, mà tình trạng thất nghiệp bùng phát ở Hoa Kỳ chỉ là dấu hiệu báo trước một thảm họa. Ngải Obama trong địa vị tổng thống Hoa Kỳ hoặc sẽ trở thành một lãnh tụ sáng chói trong lịch sử hay sẽ là người tạo ra bước ngoặt đưa thế giới vào sự bi đát được quyết định ở lúc này.
Điều tồi tệ sẽ không chỉ là thất nghiệp mà sẽ là một hậu quả rất bi đát nếu sử dụng đúng danh từ của nó. Cần phải có sự kích thích kinh tế có định hướng phát triển và giải quyết thất nghiệp. Lý học đông phương xác định rằng:
Một con cá vẫy đuôi sẽ ảnh hưởng đến cả vũ trụ.
Sự thất nghiệp lan rộng ở Hoa Kỳ sẽ tạo ra một hiệu ứng xấu cho con người ho