Tiếp theo
Tôi đã nghe khá nhiều câu gọi là “thẩm định khoa học” cho một giả thuyết, hoặc phát minh khoa học. Đại loại như: “Chưa đủ cơ sở để kết luận”; “Chưa được khoa học chứng minh”; “Chưa được khoa học công nhận”; hoặc tử tế hơn một chút thì là: “Cần bổ sung bằng chứng để thuyết phục hơn”; khôn ngoan hơn nữa là “Không có chuyên môn về lĩnh vực này”…vv…và..vv…Và chỉ cần như vậy thế là những công trình tâm huyết hoặc có gía trị thật sự trôi vào quên lãng. Đấy là chưa nói đến sự đố kỵ, ghen ghét của thế nhân hoặc những luận điểm chính trị, chính em cảm thấy có vấn đề.
Ngay cả khi con người thừa nhận qua những bằng chứng từ những bài viết mà tôi giới thiệu ở trên trong loạt bài này – và còn nhiều bằng chứng khác sinh động hơn – thì người ta cũng chưa thể cảm nhận được việc thừa nhận này có ý nghĩa gì với sự phát triển của văn minh nhân loại. Nhất là đối với cuộc sống của một cá nhân. Trong trường hợp này, ngay cả bổ đề toán học của Ngô Bảo Châu cũng chẳng có ý nghĩa gì cả. Nhưng đối với một dân tộc hùng mạnh và sự phát triển của cả văn minh nhân loại thì việc phát hiện ra một nền văn minh đã mất có ý nghĩa cực kỳ to lớn. Nó càng có ý nghĩa hơn khi tinh hoa trí tuệ của nền văn minh ấy vẫn còn có cơ hội phục hồi từ chính nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử. Ít nhất, thông qua lịch sử của nền văn minh này, con người sẽ biết tương lai nhân loại sẽ đi về đâu và phải làm gì để tồn tại và phát triển.
Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại.
Bà Vanga đã phát biểu như vậy. Hoàn toàn chính xác. Ít nhất khi thế nhân thừa nhận sự tồn tại của một nền văn minh toàn cầu đã mất trên trái Đất này, thì họ sẽ phải tìm về Lý thuyết cổ xưa ấy. Đấy chính là Thuyết Âm Dương Ngũ hành. Nhưng điều kiện tiên quyết của Thiên Sứ vẫn là:
Phải thừa nhận Việt sử 5000 năm văn hiến đã.
Our Visitor
0
1
2
8
0
1














Powered By WPS Visitor Counter