Giáo sư Trịnh Sinh và quan điểm phủ nhận lịch sử văn hiến Việt

Bài thứ Ba
Kính thưa quí vị.
Bây giờ chúng ta xem giáo sư Trịnh Sinh viết gì để ban biện tập báo Lao Động phải ca ngợi là:
(LĐ) – Thành tựu nghiên cứu của nhiều ngành khoa học dần dần đã làm sáng tỏ một thời đại sáng giá của dân tộc: Thời của các vua Hùng. Thời đó có thật và với những chứng tích khảo cổ học, đã cho thấy bức tranh kinh tế – xã hội thời này có khi còn văn minh hơn những gì mà truyền thuyết nói đến.

Ông Trịnh Sinh đã viết như sau:

Nội dung trích dẫn
Thời Hùng Vương là có thật chứ không chỉ trong truyền thuyết. Chính văn hoá Đông Sơn là nền tảng cho thời này, khi mà niên đại của nó cũng khá trùng hợp với những gì sử sách chép lại về thời Hùng Vương, tức vào khoảng thế kỷ 7 trước Công nguyên. Tài liệu khảo cổ cho thấy đương thời đã có sự phân hoá xã hội giàu nghèo, có sự phát triển mạnh mẽ của các loại vũ khí chứng tỏ có xung đột và chiến tranh.

Như vậy chúng ta thấy rõ ràng rằng: Giáo sư Trinh Sinh đã phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt từ gần 5000 năm văn hiến – 2879 BC – xuống còn “khoảng thế kỷ 7 trước Công nguyên” . Vậy chúng ta thấy thật là trơ tráo khi bài báo viết rằng: “đã cho thấy bức tranh kinh tế – xã hội thời này có khi còn văn minh hơn những gì mà truyền thuyết nói đến”.Không có cơ sở nào để một nhà nước xuất hiện vào thế kỷ thứ 7 trước công nguyên với liên minh 15 bộ lạc lại văn minh hơn một nhà nước đã ra đời từ Thiên Niên Kỷ thứ III BC. Bởi vậy, những danh từ ồn ào, lừa mị như: “Thành tựu nghiên cứu”, “thời đại sáng giá của dân tộc” trở nên vô nghĩa khi nội dung của nó hạ cấp lịch sử văn hiến Việt từ gần 5000 năm lịch sử , xuống còn “khoảng thế kỷ 7 trước Công nguyên”.

Giáo sư Trịnh Sinh viết:

Nội dung trích dẫn
Tất yếu ra đời một loại thủ lĩnh quân sự. Chính Vua Hùng và Nhà nước Văn Lang ra đời là đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Thêm nữa, có thể Vua Hùng cũng là thủ lĩnh luyện kim giỏi, lại quản lý được nguồn nguyên liệu mỏ đồng từ thượng nguồn sông Hồng đổ về. Vì thế, có thể ban đầu Vua Hùng đã là người chế phục được các bộ lạc bằng ảo thuật, mà ảo thuật đây có khả năng là nắm được thuật luyện đồng.
Vậy là có thể Vua Hùng chỉ là một dạng thủ lĩnh của tộc người Việt cổ, mà sử cũ phiên âm từ Cun hay Khun – chỉ thủ lĩnh của người Mường cổ hay người Thái cổ – mà thành chữ Hùng, chỉ đơn thuần với ý nghĩa là thủ lĩnh, chứ không hẳn là tên người.

Chúng ta thấy gì trong lập luận của giáo sư Trịnh Sinh, khi ông viết: “Tất yếu ra đời một loại thủ lĩnh quân sự”? Cái tất yếu để hình thành một tổ chức xã hôi khi những mối quan hệ xã hội phát triển là cái tất yếu nói chung cho quá trình phát triển của lịch sử loài người. Nhưng cụ thể ở Thời Hùng Vương mà ông ta cho rằng: Xuất hiện ở thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên thì không có chứng minh nào hợp lý. Chúng ta cũng thấy răng trong một đoạn rất ngắn của phần trích dẫn trến ông ta đã ba lần dùng từ “có thể” cho các luận điểm của ông . Hay nói cách khác: Đó là sự thể hiện một suy diễn không khoa học và hoàn toàn chủ quan, của một lập luận không có cơ sở vững chắc và hợp lý. Đấy là những đoạn mở đầu cho toàn bộ bài viết này.
Ông Trịnh Sinh viết:

Nội dung trích dẫn
Nhà nước Văn Lang của Vua Hùng là nhà nước sơ khai, cùng một dạng như nhà nước Điền Việt hay Mân Việt, Nam Việt trong khối Bách Việt ở Hoa Nam, Trung Quốc. Nhưng Nhà nước Văn Lang ra đời sớm nhất và cũng là nhà nước có đông dân số nhất. Dựa vào sự so sánh qua nhiều nguồn tài liệu có thể hình dung, dân số người Việt thời này gấp khoảng chục lần Điền Việt và gấp rưỡi Nam Việt.

Chúng ta thấy ông Trịnh Sinh cố gắng vẽ ra một xã hội Văn Lang hoàn toàn không thực theo chủ quan của ông là:
“Dựa vào sự so sánh qua nhiều nguồn tài liệu có thể hình dung, dân số người Việt thời này gấp khoảng chục lần Điền Việt và gấp rưỡi Nam Việt”.

Chúng ta biết rằng: Văn Lang sụp đổ vào thế kỷ 258 trước BC – theo chính sử. Ngay cả theo quan niệm của cái gọi là “Hầu hết những nhà khoa học trong nước” thì cũng vào năm 208 BC. Bởi vậy, hoàn toàn cho thấy sự so sánh này là khập khiễng – Khi nhà Tần sụp đổ vào 2007 BC. Tức là trước rất lâu các nhà nước Mân Việt, Điền Việt mà ông Trịnh Sinh nói đến. Sự khập khiễng này chính vì sự so sánh ở thời gian lịch sử khác nhau. Điều này không khác gì so sánh dân số Hanoi hiện nay với dân số thành Đại La thời Đường để nói lên những vấn đề lịch sử liên quan ở cùng một thời điểm. Không cần ông Trịnh Sinh và những cái gọi là “Hầu hết những nhà khoa học trong nước”, thì truyền thống văn hóa sử Việt đã xác định nhà nước Văn Lang, mở đầu nền văn hiến sử Việt ra đời từ 2879 BC – trước rất lâu cái mà các người này nói đến. Ở đây, ông Trịnh Sinh cũng không hề đưa ra một chứng cứ sắc sảo nào để minh chứng cho luận điểm của ông, dù chỉ là một phân tích hợp lý.
Ông Trịnh Sinh viết:

Nội dung trích dẫn
Thời Hùng Vương dưới ánh sáng của các tài liệu khảo cổ học đã cho thấy một xã hội đã khá phát triển. Khảo cổ học đã chứng minh được họ đã biết cày bằng lưỡi cày đồng, gặt lúa bằng lưỡi liềm đồng trên những cánh đồng thẳng tắp cò bay của các lưu vực sông màu mỡ phù sa.

Chúng ta bỏ qua nhưng câu có tính sao như, tô điểm câu văn của ông ta như: “trên những cánh đồng thẳng tắp cò bay của các lưu vực sông màu mỡ phù sa” – thì chúng ta thấy gì ở nhà gọi là giáo sư sử học này khi viết:

Thời Hùng Vương dưới ánh sáng của các tài liệu khảo cổ học đã cho thấy một xã hội đã khá phát triển. Khảo cổ học đã chứng minh được họ đã biết cày bằng lưỡi cày đồng, gặt lúa bằng lưỡi liềm đồng…”
Ông ta đã xác định rằng: Thời Hùng Vương – cội nguồn lịch sử Việt trải gần 5000 năm văn hiến, chỉ là một thời đại đồ đồng. Cái thuật ngữ mà ông ta gọi là “ánh sáng của các tài liệu khảo cổ học” ấy thực chất chỉ là một sáo ngữ, không có nội dung. Trong cuộc trao đổi với ông ở Viện Quy hoạch, tôi đã đặt vấn đề: “Di vật khảo cổ có phải bằng chứng duy nhất minh chứng cho lịch sử không?”. Ông đã né tránh và không trả lời. Bởi vậy, cái gọi là “ánh sáng” mà ông Trịnh Sinh nói, chỉ là một thứ sáo ngữ. Rất nhiều bằng chứng khảo cổ cho thấy đồ sắt đã xuất hiện ở Bắc Thái Lan – sát biên giới Tây Nam Văn Lang theo chính sử và ngang tây Bắc Văn Lang theo cách nhìn của cái gọi là “Hầu hết những nhà khoa học trong nước” về một nước Văn Lang chỉ ở đồng bằng Bắc Bộ. Những khảo nghiệm bằng Cacbon phóng xạ đã xác định rằng – chứ không có thể – thời đại đồ sắt đã có từ thê XV BC – theo Tư liệu Trần Ngọc Thêm và đã dẫn chứng trong “Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại” . Điều này phù hợp với truyền thuyết Thánh Gióng chống giặc Ân trong truyền thuyết của văn hiến Việt, khi niên đại của nhà Ân Thương được xác định tương đương với niên đại di vật đồ sắt được tìm thấy. Điều này cho thấy: Ngay cả việc sử dụng phương pháp khảo sát lịch sử thì lập luận của cái gọi là “Hầu hết những nhà khoa học trong nước” vốn được “cộng đồng khoa học thế giới ủng hộ”, hoàn toàn vô căn cứ và khập khiễng một cách chủ quan.
Ông Trịnh Sinh viết:

Nội dung trích dẫn
Về mặt ẩm thực, người xưa không còn ở giai đoạn “lấy bột cây mà ăn” nữa mà đã trồng lúa. Dấu vết hạt gạo đã tìm được, các vỏ trấu cũng còn vương lẫn trong đất làm khuôn đúc đồng. Họ cũng không chỉ biết trồng lúa tẻ mà cũng đã biết trồng lúa nếp. Bằng chứng là phát hiện các mảnh chõ đồ xôi trong khu mộ táng Làng Vạc. Chính sự có mặt của hạt gạo nếp cũng phù hợp với một truyền thuyết trong thời Hùng Vương là truyền thuyết bánh chưng, bánh giầy.

Như vậy, ông ta lại viễn dẫn di vật khảo cổ để chứng tỏ tính khách quan về việc “Họ cũng không chỉ biết trồng lúa tẻ mà cũng đã biết trồng lúa nếp”. Nhưng cái chân lý về người Việt biết trồng lúa trong lập luận của vị giáo sư này là: Ông ta đã đặt cái mà “Họ cũng không chỉ biết trồng lúa tẻ mà cũng đã biết trồng lúa nếp” trong một bối cảnh thới gian lịch sử bị chính ông và các cộng sự trong cái “hầu hết” đẩy lùi từ 2789, xuống còn vào khoảng thế kỷ thứ bẩy trước công nguyên. Tính khập khiễng trong lập luận này là: Khi ông ta nói nó phù hợp với truyền thuyết Bánh Chưng bánh dầy, thì chính thời gian lịch sử của truyền thuyết lại phủ nhận lập luận của vị giáo sư này và của tất cả cái “hầu hết” là: Truyền thuyết về bánh Chưng bánh dầy xác định niện đại lịch sử ra đời vào đầu thời Hùng Vương thứ VII, sau khi chiến thắng giặc Ân – mà niên đại vào thế kỷ XV BC. Bởi vậy, không hề có sự tương quan thời gian lịch sử nào giữa mấy cái chõ xôi mà các nhà nghiên cứu trong cái “hầu hết” đào được với truyền thuyết của nền văn hiến Việt mà đã bị chính họ phủ nhận.

Còn tiếp

Bài này đã được đăng trong Các Đề Tài Khác. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.