Giáo sư Trịnh Sinh và quan điểm phủ nhận lịch sử văn hiến Việt

Bài thứ 4

Kính thưa quí vị quan tâm.
Người viết xin được tiếp tục minh chứng sai lầm của giáo sư Trịnh Sinh trong việc phủ nhận giá trị văn hóa sử truyền thống Việt trải gần 5000 năm, đã được ghi nhận qua chính sử của nhiều triều đại chính thống trong lịch sử Việt Nam.
Giáo sư Trịnh Sinh viết:

Nội dung trích dẫn
Về mặt phục trang, nếu như sử gia Tư Mã Thiên (sinh năm 145 trước Công nguyên) có miêu tả trong “Sử ký” của mình đoạn về cách ăn mặc của người Việt cổ là: Âu Lạc là nước trần truồng mà cũng xưng vương với đầy hàm ý miệt thị, thì trước thời Âu Lạc, khảo cổ đã cho thấy cư dân Hùng Vương đã biết dệt vải (dấu vết vải gai tìm được trong mộ), tìm được dọi xe sợi.
Họ cũng đã tạo ra được bộ váy đẹp cho người phụ nữ (tượng phụ nữ trên cán dao găm) hoặc đàn ông thì đóng khố. Về mặt ở, họ cũng đã tạo ra được những ngôi nhà sàn rộng rãi, mái cong mà hình tượng còn lưu lại trên mặt trống đồng. Họ cũng tạo ra được những chiếc thuyền đi sông, đi biển có cả lầu trên thuyền.

Trong đoạn này, chúng ta thấy rất rõ rằng: Ông Trịnh Sinh đã căn cứ vào một hiện tượng duy nhất được ghi trong sử Hán là cuốn Sử Ký Tư Mã Thiên có tính miệt thị dân tộc Việt là: “Âu Lạc là nước trần truồng mà cũng xưng vương” để cho rằng việc phát hiện ra “cư dân Hùng Vương đã biết dệt vải (dấu vết vải gai tìm được trong mộ), tìm được dọi xe sợi.
Họ cũng đã tạo ra được bộ váy đẹp cho người phụ nữ (tượng phụ nữ trên cán dao găm) hoặc đàn ông thì đóng khố” như là một công lao đối với Việt Sử, Nhưng thực chất lại là một việc hạ cấp truyền thống văn hiến sử Việt một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử của thời đại Hùng Vương, cội nguồn Việt sử.
Sử Tàu, không phải sử Việt. Không có cơ sở khoa học nào cho việc minh chứng lịch sử dân tộc này bằng sử của một dân tộc khác. Lich sử của những quốc gia có mối quan hệ lịch sử gần gũi với nhau chỉ có thể là tư liệu tham khảo. Vấn đề ghi trong sử Ký có thể được giải thích bằng một cách khác. Nếu như ông Trinh Sinh và cái “hầu hết” tìm kiếm cội nguồn dân tộc Việt qua những di vật khảo cổ và coi đó là bằng chứng duy nhất minh chứng cho lịch sử thì rõ ràng là điều phản khoa học. Lịch sử không phải chỉ có ở di vật khảo cổ.
Ông Trịnh Sinh viết:

Nội dung trích dẫn
Điều giỏi giang nhất của người thời Hùng Vương chính lại nằm ở chỗ họ đã rất thành thạo trong việc đúc đồng. Các nhà khoa học đã rất ngạc nhiên khi biết người xưa chỉ bằng kinh nghiệm, đã biết cách pha chế đến 12 loại hợp kim để đúc, trong đó quan trọng nhất là hợp kim đồng-thiếc-chì. Họ đã đúc được những chiếc trống đồng Ngọc Lũ, Cổ Loa khá hoàn thiện, mà cho đến hiện nay, với các hiệp thợ thủ công làng nghề cũng vẫn chưa đúc thành công được những trống đồng theo đúng như xưa.

Như vậy, đối với ông và cái “hầu hết” khi ca ngợi dân tộc Việt chỉ là đúc ra những cái trống đồng mà họ tìm thấy. Trong khi đó, vào thế kỷ thứ 7 BC, thì hầu hết những nền văn minh cổ đại trên thế giới đã tìm ra đồ sắt từ lâu. Những bằng chứng về di vật đồ sắt được tìm thấy ngay cạnh quốc gia Văn Lang – dù theo quan điểm lịch sử nào – có niên đại vào thế kỷ XVI BC, đã xác minh điều này. Bởi vậy, chúng ta có thể xác định rằng: Bài viết của ông Trịnh Sinh đã dùng những từ ngữ hoa mị để chuyền tải nội dung phủ nhận và hạ cấp truyền thống văn hóa sử Việt.

Còn tiếp

Bài này đã được đăng trong Các Đề Tài Khác. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.