Bình luận về việc khôi phục lễ rước Sĩ Nhiếp “Nam Giao học tổ”

Tiếp theo
VẤN ĐỀ
V
ào năm 1862 chính phủ Bảo hộ Pháp mở trường Thông Ngôn để giúp cho dân bản xứ khỏi nói chuyện với những nhà cầm quyền Pháp Quốc bằng tay và cũng để tiện việc gọi là “Văn minh khai hóa”. Hơn 20 năm tồn tại của trường này, chính phủ Pháp đã đào tạo được khá nhiều quan Thông Ngôn ra làm việc với chính phủ thuộc địa Nam Kỳ . Tất nhiên những người này là nòng cốt để truyền bá văn minh Tây Phương vào đất Việt. Tất nhiên chính phủ Pháp chẳng ngu gì mà phát biểu rằng: Vì mục đích cai trị lâu dài, đẻ đầu cưỡi cổ dân tộc Việt nên phải mở trường dạy tiếng Pháp cho dân Việt cả. Họ phải bảo rằng đó là mục đích văn minh khai hóa, giúp đỡ dân tộc Việt khỏi lạc hậu…Mới hơn 82 năm cai trị đất Việt, chính phủ Pháp đã đào tạo được khá nhiều ông Tây An nam trung thành với Mẫu Quốc. Ngoài ngôn ngữ Việt thì tiếng Pháp, nền văn hóa Pháp, lối sống Pháp được tôn vinh. Hồi ấy cứ phải học trường Tây, đi sang Tây mới có giá…Thế rồi tượng các ông Tây được dựng lên ở nhiều nơi trên đất Việt như là một sự tưởng niệm và biết ơn đến công lao của nền văn minh này. Nào là tượng ông toàn quyền Đù má – Xin lỗi Dume, tượng ông toàn quyền thánh thiện mang lại nhiều ơn huệ cho dân thuộc địa như An be xa rô, còn cả một cái trường mang tên ông này cho đến năm 1965 mới đổi thành trường Phổ Thông công nghiệp cấp III.
Vân vân và vân vân.

Mới có hơn 80 năm cai tri của người Pháp mà cho đến bây giờ sau hơn 60 năm người Pháp không còn ảnh hưởng ở Việt Nam nữa, những dấu ấn của văn minh Pháp và nỗi thở than của những người đã từng làm việc cho Tây cũ vẫn đâu đây còn le lói. Cho đến tận bây giờ, người Pháp vẫn xếp Việt Nam vào hệ thống các quốc gia nói tiếng Pháp.

Tất nhiên, chúng ta cũng dễ dàng so sánh để nhận thấy rằng: Ngài Sĩ Nhiếp cũng chẳng tử tế gì khi dậy người Việt nói tiếng Tàu và văn hóa Tàu. Rằng con Long Mã đã hiện lên trên sông Hoàng Hà có dấu của Hà Đồ và Con Thần Qui hiện trên sông Lạc Thủy vua Vũ tìm ra Lạc Thư với ngũ hành, lục tỏi. Tất nhiên các bậc gọi là thánh nhân Trung Hoa cũng phải đươc ca ngơi lên tận mây với tất cả mọi sự thiêng liêng huyền bí. Cứ y như các nhà cai trị Pháp ca ngợi cái nhà ông A lếch xăng đờ giỏi (Không dám gọi là “dốt” vì sợ xúc phạm danh nhân), mang lại chữ Quốc ngữ cho cái dân tộc Việt vậy..

Gần 1000 năm trôi qua, chứ không phải như cái số phận ngắn ngủi của nền thuộc địa Pháp trên dân tộc Việt – tất nhiên, cũng không thiếu gì kẻ làm quan cho Tàu để lấy cái vinh thân phì gia, như sau này làm quan Thông, quan Phán cho Tây. Và cũng tất nhiên, nhưng đài kỷ niệm kiểu Tàu cũng phải được dựng lên để ghi ơn những kẻ gọi là có công “Khai hóa’ – tất nhiên do các quan thông ngôn Tàu dựng lên trên đất Việt. Đài tưởng niệm theo lối Tàu thì nó khác, không phơi sương, phơi gió như kiểu Tây mà nó gọi là Đền và trong đó có tượng để thờ.

Một ngàn năm lâu ngày thành quen, bản chất sự việc tất nhiên cũng phai nhạt từ ..năm một ngàn chín trăm hồi đó – Í lộn! Phai nhạt từ hàng ngàn năm trước, cho nên người ta chỉ còn lại sự tôn vinh một người gọi là “có công với dân tộc Việt”, cũng như các ông Tây thời huy hoàng có công “văn minh khai hóa ” vậy. Khác nhau ở đây là nền cai trị của ông Tây vắn số. Nên những người Việt yêu nước mới đánh nhau với Tây còn sống sờ sờ ra đây, vẫn nhớ điều này để hạ tượng ông Tây xuống. Còn đài tưởng niệm Tàu thì ngót hàng ngàn năm trở thành ký ức lịch sử, nên người ta cứ tưởng thật và vẫn thờ.

Kể từ khi người dân Việt nghe được bản tuyên ngôn độc lập từ hơn 60 năm trước, cái đền “Nam Giao học tổ” này chẳng ma nào thèm để ý. Tất nhiên trong 60 năm đó, nền bang giao Tàu Việt dù thăng trầm, thì cái sự không phụng thờ một vị quan cai trị Tàu mở trường thông ngôn dạy tiếng Tàu cho thấy nó không phải là góp phần đáng kể.

Nhưng bây giờ người ta gọi là mở lại cái đài tưởng niệm kiểu Tàu để phục hồi công lao của vị quan cai trị Tàu khai hóa dân tộc Việt là Sĩ Nhiếp. Tất nhiên, ngày ấy không có huân chương, nên khôi phục luôn danh hiệu của ông ta với cái tên còn cha nội mấy cái Bắc đẩu bội tinh hạng nhất. Vâng! Hẳn gọi là “Nam Giao Học Tổ”.

Việc phục hồi lại đền thờ Sĩ Nhiếp với tư cách là “Nam Giao Học tổ” này là kết quả của một quan điểm lịch sử cho rằng cội nguồn dân tộc Việt – thời Hùng Vương – chỉ là “liên minh 15 bộ lạc” với những người dân “Ở trần đóng khố’ – Bởi vậy mới cần ông Tổ sư “Nam Giao học tổ” này dậy dỗ chứ. Chứ nếu cứ như truyền thống văn hóa sử của dân tộc Việt trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huyền vĩ ở bờ Nam sông Dương Tử – thì làm quái gì có chỗ đứng cho vị tiên sư Nam Giao học tổ này.

Nhưng có điều lạ là: Cả một sự kiện zăng goóa ghoan trọng như zdậy mà chỉ có mỗi trang điện tử Dân trí a lô. Còn thì im re cả. Sao không phổ biến cho toàn dân biết để cùng đến dự lễ tưởng niệm vị tiên sư Nam Giao Học tổ để bày tỏ lòng tôn kính và biết ơn chứ? Thế là thế quái nào nhỉ? Híc! Phải chăng có lẽ người ta sợ đột ngột nhắc nhở cho dân Việt thì dễ sốc chăng? Cái gì nó cũng phải diễn biến từ từ (Này! Đừng chụp mũ cho tôi là nói cạnh đến :”diễn biến hòa bình” nhá!). Đến lúc cái dân Việt này biết được thì nó xong từ lâu rồi. Lúc ấy Khổng Tử vào lại Văn Miếu Quốc Tử giám – còn ngài ngự ở đâu với Chu Văn An thì cái đó còn tùy.

Còn tiếp.

Bài này đã được đăng trong Các Đề Tài Khác. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.