Chuyện hài về lịch – Kính cẩn tặng những nhà làm Âm lịch đông phương
Thiên Sứ đang lang thang trên trời, chợt thấy ông già Noel cùng bầy tuần lộc ngủ ngáy pho pho, ở ngay biên giới Gia Nã Đại – Hoa Kỳ. Nhìn chiếc đồng hồ mới cáu, hiệu Rado mới mua 100USD, giấy bảo hành chính hãng một năm còn mới cáu cạnh, cẩn 6 hột xoàn, giây nạm toán đá Safia,
Thiên Sứ hốt hoảng:
– Này, gần 12 giờ khuya rùi, ông không sang Hoa Kỳ phát quà đi.
– Híc! Cái lão Thiên Sứ gàn này! Có để yên người ta ngủ không! Ngày mai ở Hoa Kỳ mới là 24. 12 giờ khuya mai mới là ngày Noel, cha nội này chỉ toàn phá đám.
– Ông đùa đấy à? Không lẽ lịch Hoa Kỳ khác lịch Gia Nã Đại?
– Ông chẳng cập nhật tin tức khoa học mới gì cả. Do chênh lệch múi giờ, nên lịch Hoa Kỳ khác lịch Gia Nã Đại rùi! Khác một ngày.
– ???
– Thế này nhé! Giỏng tai lên mà nghe này. Giở Hoa Thịnh Đốn là 12 giờ, Nếu là mùng một tháng Giêng thì là Hoa kỷ đã sang năm mới .
– Chính xác!
– Còn Gia Nã Đại thì vẫn còn ở đêm cuối cùng của tháng trước!
– Chính xác!
– Bởi vậy hai nuớc luôn luôn cách nhau một ngày theo múi giờ vào thời điểm này.
– Chính xác!
– Và như vậy hai nước cũng có nghĩa cách nhau một tháng, nếu nó rơi vào ngày cuối tháng.
– Chính xác.
– Và hai nước luôn cách nhau một năm nếu nó rơi vào cuối năm.
– Rất chính xác.
– Thế thì chính vì cái mùi giờ khác nhau này, mà các nuớc đã làm một cuốn lịch riêng cho mình theo giờ thống nhất của quốc gia đó.
– Híc! Thế rùi làm sao? Cách nhau một ngày thì còn chưa thấy xi nhê gì , chứ cách nhau cả tháng thì vô lý wá? Không lẽ câu thơ: “Hoa Đào năm ngoái còn cười gió Đông” thì bây giờ phải sửa lại là “Hoa Đào năm ngoái chưa cuời gió Đông” à? Vì còn một tháng nữa hoa Đào mí nở, vì ở hai nước khác nhau mà. Không biết vào năm Thôi Hộ làm bài thơ này có nhuận không nhỉ?
– Cái lão Thiên Sứ đúng là gàn thật! Hoa Đào nở vào mùa Xuân, thì cứ đúng khi trời đất vào Xuân là nó nở, cắc cớ gì phải chờ một tháng?
– Ơ! Thế lịch làm ra để làm gì? Có phải nó phản ánh sự vận động của trời đất không? Cùng một cách làm lịch tại sao đất trời phương này lại không giống phương khác. Nếu phương pháp làm lịch giống nhau thì nó phải có sự phản ánh thời điểm không gian như nhau chứ?
– Nhưng ta đã giảng giải như thế mà Thiên Sứ không hiểu à? Tại khác mùi giờ!
– Không hiểu?
– Thế thì Thiên Sứ là một thằng dốt nát. Thế mà cũng không hiểu!
– Tôi dốt?
– Thiên Sứ hãy lựa chọn đi! Một là Thiên Sứ dốt. Hai là những người làm lịch dốt! Thiên Sứ đeo cái đồng hồ Tây xịn wá! Người ta “lấy giờ Tây, để tính lịch Tàu theo lối Ta”. Mà ” Đồng hồ Tây thì có bao giờ sai” ..Thiên Sứ thường nói câu này mừ.
– Câu ấy đâu phải của tôi . Nghị Hách trong “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố nói chứ bộ.
– Ai nói cũng vậy thui . Đồng hồ Tây bây giờ là qui ước quốc tế. nên lấy giờ Tây mới là tiên tiến. khoa học. Hiểu chưa?
– Chưa hiểu?
– Vậy thì Thiên Sứ dốt!
– ???
– Hãy suy nghĩ kỹ đi Thiên Sứ! Anh là một thằng dốt thì điều đó rất hợp lý trong mọi vấn đề liên quan đến nó. Bởi vì họ không thể nhận là dốt.
-Tại sao thế?
– Này nhé! “Hai luận điểm mâu thuẫn nhau thì phải có một người đúng và một người sai, hoặc cả hai đều sai”, Thiên Sứ thường nói thế mà!
– Đúng vậy!
– Nhưng bi wờ thì người ta bảo rằng: Cả hai đều đúng , hoặc ngưởi ta không thể sai thì ai sai? Thiên Sứ phải sai “đứt đuôi con nòng nọc” đi chứ còn gì nữa. Thôi Thiên Sứ sai là hợp lý trong mọi vấn đề liên quan đến nó.
– Híc! Có thể ông có lý! Đúng ra tôi cũng chẳng để ý đến việc này. Cũng tại mấy thằng bạn hỏi tôi, rùi lại còn bảo viết đi được đăng báo nữa chứ. Làm Thiên Sứ tui hộc tốc chay đi mua sách về lịch và sưu tầm tìm hiểu, trăn trở , trằn trọc, suy tư, suy ngẫm hết mấy ngày mới phát hiện ra phương pháp mới: “Lấy giờ Tây , tính lịch Tàu theo lối Ta”. Vừa mất tiên toi mấy trăm ngàn tiền sách, rồi bị đeo theo hỏi đến tận bi wở. Cuối cùng thì đúng là dốt thật! Biết thế để mấy trăm ngàn đó đi nhậu, cũng được vài cữ “Bia Đỏ”.
Nhưng xin hỏi lại các nhà làm lịch khả kính là ngày xưa chưa có giờ Tây thì người ta làm Âm lịch bằng giờ Ấn Dộ chăng?
Cảm ơn ông già Noel.
– Thiên Sứ gàn ơi! Nếu sau này ai hỏi Thiên Sứ mà théc méc về cái luận điểm “lấy giờ Tây tính lịch Tàu theo lối ta” thì cứ gửi bài này cho họ. Cùng lắm tốn 200 VND tiền photo. Chứ hơi đâu trả lời hoài.
– Híc! Cái lão Thiên Sứ gàn này! Có để yên người ta ngủ không! Ngày mai ở Hoa Kỳ mới là 24. 12 giờ khuya mai mới là ngày Noel, cha nội này chỉ toàn phá đám.
– Ông đùa đấy à? Không lẽ lịch Hoa Kỳ khác lịch Gia Nã Đại?
– Ông chẳng cập nhật tin tức khoa học mới gì cả. Do chênh lệch múi giờ, nên lịch Hoa Kỳ khác lịch Gia Nã Đại rùi! Khác một ngày.
– ???
– Thế này nhé! Giỏng tai lên mà nghe này. Giở Hoa Thịnh Đốn là 12 giờ, Nếu là mùng một tháng Giêng thì là Hoa kỷ đã sang năm mới .
– Chính xác!
– Còn Gia Nã Đại thì vẫn còn ở đêm cuối cùng của tháng trước!
– Chính xác!
– Bởi vậy hai nuớc luôn luôn cách nhau một ngày theo múi giờ vào thời điểm này.
– Chính xác!
– Và như vậy hai nước cũng có nghĩa cách nhau một tháng, nếu nó rơi vào ngày cuối tháng.
– Chính xác.
– Và hai nước luôn cách nhau một năm nếu nó rơi vào cuối năm.
– Rất chính xác.
– Thế thì chính vì cái mùi giờ khác nhau này, mà các nuớc đã làm một cuốn lịch riêng cho mình theo giờ thống nhất của quốc gia đó.
– Híc! Thế rùi làm sao? Cách nhau một ngày thì còn chưa thấy xi nhê gì , chứ cách nhau cả tháng thì vô lý wá? Không lẽ câu thơ: “Hoa Đào năm ngoái còn cười gió Đông” thì bây giờ phải sửa lại là “Hoa Đào năm ngoái chưa cuời gió Đông” à? Vì còn một tháng nữa hoa Đào mí nở, vì ở hai nước khác nhau mà. Không biết vào năm Thôi Hộ làm bài thơ này có nhuận không nhỉ?
– Cái lão Thiên Sứ đúng là gàn thật! Hoa Đào nở vào mùa Xuân, thì cứ đúng khi trời đất vào Xuân là nó nở, cắc cớ gì phải chờ một tháng?
– Ơ! Thế lịch làm ra để làm gì? Có phải nó phản ánh sự vận động của trời đất không? Cùng một cách làm lịch tại sao đất trời phương này lại không giống phương khác. Nếu phương pháp làm lịch giống nhau thì nó phải có sự phản ánh thời điểm không gian như nhau chứ?
– Nhưng ta đã giảng giải như thế mà Thiên Sứ không hiểu à? Tại khác mùi giờ!
– Không hiểu?
– Thế thì Thiên Sứ là một thằng dốt nát. Thế mà cũng không hiểu!
– Tôi dốt?
– Thiên Sứ hãy lựa chọn đi! Một là Thiên Sứ dốt. Hai là những người làm lịch dốt! Thiên Sứ đeo cái đồng hồ Tây xịn wá! Người ta “lấy giờ Tây, để tính lịch Tàu theo lối Ta”. Mà ” Đồng hồ Tây thì có bao giờ sai” ..Thiên Sứ thường nói câu này mừ.
– Câu ấy đâu phải của tôi . Nghị Hách trong “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố nói chứ bộ.
– Ai nói cũng vậy thui . Đồng hồ Tây bây giờ là qui ước quốc tế. nên lấy giờ Tây mới là tiên tiến. khoa học. Hiểu chưa?
– Chưa hiểu?
– Vậy thì Thiên Sứ dốt!
– ???
– Hãy suy nghĩ kỹ đi Thiên Sứ! Anh là một thằng dốt thì điều đó rất hợp lý trong mọi vấn đề liên quan đến nó. Bởi vì họ không thể nhận là dốt.
-Tại sao thế?
– Này nhé! “Hai luận điểm mâu thuẫn nhau thì phải có một người đúng và một người sai, hoặc cả hai đều sai”, Thiên Sứ thường nói thế mà!
– Đúng vậy!
– Nhưng bi wờ thì người ta bảo rằng: Cả hai đều đúng , hoặc ngưởi ta không thể sai thì ai sai? Thiên Sứ phải sai “đứt đuôi con nòng nọc” đi chứ còn gì nữa. Thôi Thiên Sứ sai là hợp lý trong mọi vấn đề liên quan đến nó.
– Híc! Có thể ông có lý! Đúng ra tôi cũng chẳng để ý đến việc này. Cũng tại mấy thằng bạn hỏi tôi, rùi lại còn bảo viết đi được đăng báo nữa chứ. Làm Thiên Sứ tui hộc tốc chay đi mua sách về lịch và sưu tầm tìm hiểu, trăn trở , trằn trọc, suy tư, suy ngẫm hết mấy ngày mới phát hiện ra phương pháp mới: “Lấy giờ Tây , tính lịch Tàu theo lối Ta”. Vừa mất tiên toi mấy trăm ngàn tiền sách, rồi bị đeo theo hỏi đến tận bi wở. Cuối cùng thì đúng là dốt thật! Biết thế để mấy trăm ngàn đó đi nhậu, cũng được vài cữ “Bia Đỏ”.
Nhưng xin hỏi lại các nhà làm lịch khả kính là ngày xưa chưa có giờ Tây thì người ta làm Âm lịch bằng giờ Ấn Dộ chăng?
Cảm ơn ông già Noel.
– Thiên Sứ gàn ơi! Nếu sau này ai hỏi Thiên Sứ mà théc méc về cái luận điểm “lấy giờ Tây tính lịch Tàu theo lối ta” thì cứ gửi bài này cho họ. Cùng lắm tốn 200 VND tiền photo. Chứ hơi đâu trả lời hoài.
Thiên Sứ