Chìa khóa để hóa giải khủng hoảng nợ châu Âu
Thứ tư, 02/06/2010, 07:50(GMT+7)
Các nước thành viên Nam Âu có thực lực khá yếu trong khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone đã phát sinh vấn đề nợ công và thâm hụt ngân sách, nước nghiêm trọng nhất trong đó là Hy Lạp, kế đến là Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Hơn nữa, mức độ mất cân bằng kinh tế giữa 16 nước thành viên khu vực Eurozone càng ngày càng lớn, khiến cho đồng EUR trong năm nay trở thành một trong những mục tiêu công kích của thị trường tài chính.
Tuy nhiên, lịch sử giai đoạn thập niên 1990 cho thấy, tất thảy những nhà đầu tư – những người không đánh giá cao Liên minh kinh tế và tiền tệ (EMU) đều đã tính toán sai lầm.
Mặc dù sai lầm chính trị có thể khiến khu vực Eurozone với hơn 11 năm tồn tại giải thể, nhưng khả năng tầng lớp lãnh đạo chính trị của Pháp và Đức sẽ ra tay cứu vãn khu vực Eurozone cao hơn rất nhiều.
“Nếu đồng EUR sụp đổ, không chỉ hủy hoại đơn vị tiền tệ EUR này, mà châu Âu cũng sẽ chấm hết, ý tưởng hội nhập châu Âu cũng sẽ thất bại hoàn toàn”, Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm 13/5 cho biết. “Chúng ta cần phải chấp nhận cuộc thử nghiệm về sự tồn vong của đồng EUR này”.
Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy có thể đã từng tức tối trước sự do dự không quyết định của TTg Đức Merkel trong việc khẩn trương thông qua phương án cứu trợ Hy Lạp. Nhưng ông lại vô cùng ủng hộ lời kêu gọi thẩm duyệt chặt chẽ việc thực thi kỷ luật dự toán ngân sách đối với khu vực Eurozone mà Đức đưa ra. Thậm chí TT Sarkozy còn kêu gọi Pháp sửa đổi hiến pháp theo kiểu của Đức, nhằm bảo đảm cam kết cắt giảm thâm hụt ngân sách được thực thi.
Ngoài ra, theo chuyên gia kinh tế Paul Krugman, một thời gian dài trước khi đồng EUR ra đời, các nhà kinh tế đã cảnh báo rằng châu Âu chưa sẵn sàng cho một đồng tiền chung. Nhưng những cảnh báo này đã bị bỏ qua, và bây giờ khủng hoảng xảy ra.
Sự thật là, việc thiếu những biện pháp trừng phạt tài chính không phải là tất cả vấn đề, thậm chí không phải là nguyên nhân chính của những vấn đề mà châu Âu hiện đang gặp phải. Điều này cũng đúng với cả Hy Lạp, dù cho chính phủ của họ thực sự là vô trách nhiệm (và che giấu điều đó bằng cách xào nấu lại sổ sách).
Câu chuyện thực phía sau sư hỗn loạn của châu Âu không năm ở sự lạm chi của các chính trị gia mà nằm ở sự kiêu ngạo của một nhóm người riêng biệt. Họ chính là một nhóm các nhà chính trị đã ép buộc châu Âu phải chấp nhận sử dụng một đồng tiền chung, trước khi lục địa này thực sự sẵn sàng.
Sự đổ vỡ của đồng EUR là không thể xảy ra, chỉ nghĩ tới nó thôi cũng đã là hoang tưởng. Như kinh tế gia Barry Eichengreen từ đại học Berkeley đã từng nói, một nỗ lực nhằm tái sinh lại một đồng tiền riêng của quốc gia sẽ châm ngòi cho “mẹ của mọi cuộc khủng hoảng.” Vậy cách duy nhất là tiếp tục tiến lên: khiến cho đồng EUR hoạt động. Châu Âu cần tiến xa hơn so với việc chỉ là một liên minh chính trị như hiện nay.
Nhưng đó sẽ không thể là việc diễn ra trong một sớm một chiều. Điều mà chúng ta sẽ thấy trong vài năm tới là một quá trình đau đớn nhằm thoát khỏi khủng hoảng: cứu trợ đi kèm với yêu cầu cắt giảm chi tiêu mạnh mẽ, tất cả đều tương phản với cái nền là tình trạng thất nghiệp cao, được duy trì bởi sự giảm phát lỳ lợm.
Đó là một bức tranh u tối. Nhưng điều quan trọng lại phải hiểu được nhược điểm chết người của châu Âu. Đúng thế, một vài chính phủ đã thiếu trách nhiệm, nhưng vấn đề chủ yếu là sự ngạo mạn, niềm tin mù quáng rằng châu Âu có thể chấp nhận một đồng tiền chung duy nhất bất chấp những lý do mạnh mẽ để tin rằng nó chưa thực sự sẵn sàng.
————————————————————-
Hi! Xem xong bài báo này Sư Thiến tui thấy bùn cừi wá, nên đổi cái tựa cho zdui. Đầu tiên vị tổng thống đắc cử của siêu cường Hoa Kỳ nêu khẩu hiệu “Kinh tế mới là chìa khóa!”. Dân Mỹ ủng hộ ầm ầm. Nhưng rồi hệ quả của nó là cuộc khủng khỉng kinh thế tàn cầu 2008. Cái này tớ đã báo trước. Tớ đã la hét ầm ĩ rung cả cái lò gạch ở làng Vũ Đại, nhưng chẳng ai wan tâm.Ok. Hổng có chi. Nay các siêu cường với những cái đầu vĩ đại đang lúng túng vì khả năng cuộc khủng hoảng kinh tế tàn cầu lần II đang đe dọa. Khẩu hiệu thay đổi “Chính trị mới là chìa khóa. Ngốc ạh”.
Ơ! Thế hồi nào đến giờ chính trị nó không ảnh hưởng đến kinh thế ah? Cứ làm như cái chính chị nó vô can trong cuộc khủng khỉng kinh tế tàn cầu, mà lỗi tại chính em ấy. Híc. Bi wờ lại bảo chính chị can thiệp, đuổi cô em ra thì chán hẳn. Tớ thì không khoái chính chị, nhưng thích cô em. Chính chị thì mần được cái gì với tư di dà cỗi. Tớ đang khoanh tay chờ một thí nghiệm “pha học” cho lời dự báo của tớ: Khủng khỉng kinh thế tàn cầu lần II sẽ xảy ra vào năm nay. Khoa học thì phải biết xem bói – Í! Nói lộn – “phải có khả năng tiên tri”. Ấy là tớ cứ hay quen dùng ngôn ngữ cổ điển, nó không “pha học”. Phải đổi mới ngôn từ cho nó “pha học” để chứng tỏ tư di tiến tiến, bắt kịp thời đại và hòa nhập xu thế tàn cầu. Hi. Không gọi là “xem bói”, mà phải là “dự báo”, như “dự báo thời tiết” vậy. Nhưng nếu thế thì đánh đồng phương pháp xem bói cổ truyền với dự báo thời tiết vốn hay trật lấc thì xấu hổ quá! Cho nên tớ đề nghi các thày bói toàn cầu hãy dùng từ “tiên tri” nghe vừa “Oách”, vừa đầy tính “pha học”. Nhưng tớ wan niệm rằng: Bói là từ thuần Việt, có từ Thời Hùng Vương lãnh đạo đất nước Văn Lang khởi nguồn lịch sử Việt từ gần 5000 năm trước. Nó nằm trong hệ thống tập hợp các động từ liên quan đến các động tác bằng tay không: bói, bới, bươi, bái, bốc….Đây chính là tính hệ thống và phân loại ngôn ngữ cao cấp trong tiếng Việt mà không một ngôn ngữ nào trên cái thế giới hại điện này so sánh được. Này nhé. Tập hợp các danh từ chỉ các bộ phân trên mặt: Mắt, mũi, miệng, má , môi, mép, mi, mũi….Hi. Vậy “bói” chính là một từ tối cổ và có từ lâu trong tiếng Việt vì tính hệ thống của nó. Điều này nó chứng tỏ rằng: Xem bói và bói toán đã có từ thời cổ đại của nền văn hiến Việt, nên nó mới nằm trong tính hệ thống của ngôn ngữ Việt cổ. “Zdâng”! Chính zdì wan niệm đó mà tớ ‘nâu nâu” cứ hay “nầm nẫn” giữa từ “bói” – mang tính “mê tín dị đoan” với “khả năng tiên tri” đầy chất “pha học”. Đời nó cứ hay dùng từ để dọa nhau. Cứ sổ ra một tràng danh từ thế là thiên hạ sợ xanh mặt. Chán bỏ mẹ! Về việc này tớ là bậc thầy – ấy là khiêm tốn mà nói. Nhưng bản tính tớ thật thà, nên không sảo ngôn thôi.
Và bây giờ tớ bói vậy đấy! Nếu chẳng may tới bói đúng thì cái zdấn đề tiếp theo sự khủng hoảng kinh thế này sẽ là cái gì nhỉ? Zdới cái khẩu hiệu “Chính trị mới là chìa khóa! Ngốc ah”, Vậy thì lấy cái chía khoa ấy mở ra một giải pháp cho cuộc khủng khỉnh tàn cầu đang đe dọa đi. G20 họp và tớ cũng đoán trước chẳng được cái tích sự gì. G20 không phải là chính trị ah? Bởi vậy, toàn dùng từ rỗng tuyếch. Do đó, cái zdấn đề là chính chị hay chính em thì vấn đề vẫn là giải pháp cụ thể. Giải pháp sai vẫn lăn ra chết như thường lệ. Hi. Nếu chính chị can thiệp cuộc khủng hoảng này thất bại thì hệ quả của nó làm tớ hơi ớn khi nhớ tới câu nói của một danh tướng Đức: “Chiến tranh là sự tiếp tục của chính trị bằng thủ đoạn khác”. Lạy Chúa! Đang gắp giật mình rơi mất miếng heo mọi giả chồn.
Nghĩ đến đó tớ cũng buồn và chia sẻ nỗi buồn nhân thế với quí vị chính khứa tàn cầu:
Cân bằng Âm Dương mới là chìa khóa! Ngu ạh!
Vậy thôi, bàn bậy mấy câu cho zdui, chứ các zdị có đấm đá nhau thì chẳng ảnh hưởng gì tới cái lò gạch của tớ.