Trong Lời tiên tri 2010, Thiên Sứ viết:
Thiên Tai:
Năm nay Canh Dần – 2010 là một năm sẽ tiếp tục với những thiên tai nặng nề. Hạn hán sẽ xảy ra ở nhiều nới trên thế giới vào nửa đầu năm và lũ lụt, bão tố nghiêm trọng sẽ xảy ra tập trung ở nửa cuối năm. Có những biến cố lớn về bão lụt, động đất nặng nề – mang tính xóa sổ một vùng sinh thái, ảnh hưởng đến cuộc sống của con người.
Những quốc gia thường xuyên xảy ra bão lụt, động đất ở phía châu Á như vùng Đông và Đông Nam Á, hoặc Trung Mỹ, phía Nam Hoa kỳ cần tiếp tục cảnh giác với những thiên tai với cường độ mạnh hơn do những siêu bão xuất hiện thường xuyên hơn. Ngoài ra những tai nạn khác do thiên tại đem lại như sụt lún, lở đất, vòi rồng, lốc xoáy, hỏa hoạn cháy rừng….. cũng đặc biệt nghiêm trọng. Bởi vậy các quốc gia hay có những tai nạn trên cần kiểm soát chặt chẽ và có kế hoạch ứng phó.
Chứng nghiệm
Thời tiết thay đổi, thế giới khốn đốn vì hạn hán
(Dân trí) – Rất nhiều khu vực trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đang phải gánh chịu đợt hạn hán nghiêm trọng bất thường do tình trạng biến đổi khí hậu gây ra, khiến hàng chục triệu người dân mưu sinh dọc các con sông bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Hạn hán nghiêm trọng đã khiến mực nước sông Mê Kông giảm xuống mức thấp nhất trong gần 20 năm qua, làm đình trệ các hoạt động giao thông trên tuyến đường thủy quan trọng của châu Á này, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kế mưu sinh của 65 triệu người ở 6 quốc gia dòng sông này chạy qua.
Báo cáo của Ủy ban Sông Mê Kông cho rằng mực nước giảm mạnh chủ yếu do không có mưa trong thời gian dài.
Theo Time, Việt Nam đang phải vật lộn với tình trạng hạn hán nghiêm trọng nhất trong hơn 100 năm qua. Hầu như không có mưa từ tháng 9 năm ngoái, Việt Nam đang đối mặt với nạn cháy rừng, hàng triệu hécta cây trồng thiếu nước tưới do nhiều con sông cạn kiệt. Đối với đất nước mà trong lịch sử thường xảy ra lũ quét và lở đất trong mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 11, tình trạng hiện nay là điều bất thường. Trong khi đó, dự báo vẫn chưa thể có mưa trong thời gian tới. Sông Hồng, dòng sông lớn nhất ở miền Bắc Việt Nam hiện ở mức thấp nhất kể từ năm 1902, khi những số liệu đầu tiên được ghi nhận. Cơ quan khí tượng và môi trường Việt Nam cho biết tình trạng này là do hiện tượng khí hậu El Nino. “Hạn hán là thảm họa thầm lặng mà nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh kế của con người”, Ian Wilderspin, cố vấn cao cấp về kiểm soát nguy cơ thảm họa của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Hà Nội nói.
Ở Ấn Độ, Ngân hàng Thế giới (WB) quan ngại về tình trạng khai thác bừa bãi nguồn nước ngầm. Báo cáo mới nhất của WB cảnh báo tình trạng này có thể dẫn đến sự sụt giảm mạnh nguồn nước ngầm và về lâu dài đe dọa đến sự ổn định của nguồn nước quý giá này. Hiện nước ngầm cung cấp cho khoảng 60% lượng nước tưới tiêu nông nghiệp và hơn 80% nước sinh hoạt cho vùng nông thôn cũng như thành phố của nước này.
Thay đổi khí hậu đang đe dọa nhiều khu vực ở vùng Trung Á rộng lớn. Những dòng sông băng tan chảy do nhiệt độ trái đất tăng lên đã làm giảm nghiêm trọng nguồn nước, dẫn đến tình trạng hạn hán không chỉ ở Tajikistan mà cả ở các nước hạ nguồn Uzbekistan và Turkmenistan. Các nước này đang chuẩn bị tinh thần sớm phải trải qua những vụ mùa thất thu, dự trữ lương thực giảm nghiêm trọng và nguy cơ xảy ra nạn đói. Trong khi đó, Nga đã gọi đây là “mối quan ngại thực sự” và lo ngại thay đổi khí hậu ở Trung Á đe dọa Nga từ phía Nam.
Từ Giáng sinh, nhiều khu vực của New South Wales, bang đông dân nhất của Australia, phải gánh chịu đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong thế kỷ qua. Forbes, thị trấn nông nghiệp nằm cách Sydney 380km về phía Tây, hậu quả của hạn hán nhìn thấy rõ: nước dòng sông Lachlan River gần như ngừng chảy, đất đai nức nẻ.
British Columbia, bang cực Tây của Canada, một trong những vùng có nhiều núi nhất Bắc Mỹ, đang hứng chịu một một khoảng thời gian nắng và ấm bất thường khiến chính phủ bang lo ngại về một mùa hè hạn hán lớn. Thời tiết khắp bang này trong 2 tháng qua bị ảnh hưởng mạnh của hiện tượng El Nino, khiến trời trở nên nóng và khô.
Ở Châu Phi, Syria là một trong những nước đang trải quan thời kỳ hạn hán nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ nay, khiến con số người thiếu đói lại càng tăng cao. Năm nay là năm thứ 2 liên tiếp, Chương trình Lương thực thế giới của Liên Hợp Quốc phải phân phát lương thực viện trợ cho hàng trăm nghìn người ở khu vực phía Đông bắc nước này, nơi hậu quả của tình trạng hạn hán năm ngoái vẫn chưa khắc phục xong. Theo đại diện chương trình của Liên Hợp Quốc, con số người đói do hạn hán năm nay còn tăng theo cấp số nhân.
——————————————————–
Lời bàn của Thiên Sứ
Chán nhỉ? Tự nhiên Việt Nam lại bị dây vào cái vụ hạn hán này.