Đồng thuận!?

Cứ tưởng Thiên Sứ bói phong long chơi và phán một câu xanh rờn: “G20 chẳng được cái tích sự gì” – sặc mùi zdăng chương bình dân với âm hưởng làng Vũ Đại – ấy vậy mà cũng có hẳn một ông Tây nhiều chữ ủng hộ và nhất trí đấy! Hẳn quan Tây Hàn lâm mới ghê chứ!

Đây xin quí vị wan tâm xem bài này: Hẳn BBC đăng nhật trình mạng, Hẳn giáo sư François Morin, chuyên gia kinh tế – tài chính quốc tế tại Labo nghiên cứu kinh tế (LEREPS) thuộc Đại học Toulouse 1 . Kinh chưa? Một con gà Gaulois chính hiệu. Đây, chúng ta xem ông nói cái gì – Ấn tượng ngay từ câu đầu tiên qua cái tựa:

‘Không trông chờ vào G20’

Trước thềm hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra ngày mai 2/4, Quốc Phương của Ban Việt ngữ viếng thăm Toulouse, một trong các thành phố đầu tầu kinh tế và công nghiệp nặng của Pháp, nổi tiếng với các khu công nghiệp sản xuất máy bay Airbus, các loại động cơ, tới chế tạo cấu kiện vệ tinh không gian và các sản phẩm sinh, hoá.

Giáo sư François Morin

Giáo sư Morin cho rằng khủng hoảng kinh tế hiện nay cần được giải quyết ở cấp độ toàn cầu

Và để tìm hiểu xem nước Pháp, một trong hai đầu tầu của EU, chờ đợi gì ở hội nghị G20, cũng như rút ra được bài học nào từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, Quốc Phương đã tìm gặp Giáo sư François Morin, chuyên gia kinh tế – tài chính quốc tế tại Labo nghiên cứu kinh tế (LEREPS) thuộc Đại học Toulouse 1 .

Câu hỏi đầu tiên đặt ra cho Giáo sư Morin, người mới đây chủ trì một hội thảo về khủng hoảng tài chính toàn cầu và hệ lụy với các nước nhỏ, là tại Pháp tới nay có những hướng đánh giá chính nào về nguyên nhân cuộc khủng hoảng toàn cầu đang diễn ra?

GS. François Morin: Có nhiều lý giải khác nhau, nhưng nổi bật có hai hướng chính. Hướng thứ nhất cho rằng cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ khiếm khuyết của hệ thống điều tiết kinh tế mà đúng hơn là hệ thống tài chính. Hướng phân tích có tính tương đối truyền thống này không chỉ dừng lại xem xét khiếm khuyết trong quản lý rủi ro mà còn nhấn mạnh tính mất cân bằng trên các thị trường.

Như vậy, ở đây có sự nhấn mạnh cách nhìn khủng hoảng từ góc độ mất cân bằng thị trường, đồng thời cho rằng các điều chỉnh và kích thích hợp lý có được, có thể cho phép lấy lại sự cân bằng. Đây được cho là khuynh hướng nằm trong khuôn khổ cách nhìn của hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra tuần này.

Còn hướng lý giải thứ hai về nguyên nhân cuộc khủng hoảng thì nhấn mạnh nguồn gốc mô hình mô, thức tư bản xuất phát từ Mỹ, vào những năm 70-80 của thế kỷ trước với đặc tính tự do hoá, hay sự thả nổi lãi suất, tỉ giá hối đoái, vốn đặt cơ sở cho sự ra đời của các ngành công nghiệp tài chính khổng lồ cùng các cơ chế đầu cơ to lớn.

Những rủi ro trong đầu tư không được quản lý đã tạo ra những thành tố độc hại trong các sản phẩm kinh doanh và đầu tư. Theo cách nhìn này, đầu cơ cùng với tự do hoá lãi suất, hối đoái trên quy mô lớn đã gây bất ổn sâu sắc về tiền tệ mà không chỉ đơn thuần về tài chính đối với các thị trường hiện đang gặp khủng hoảng như đã thấy.

KHẢ NĂNG ĐIỀU TIẾT

BBC:Vì sao cuộc khủng hoảng toàn cầu có mức độ và tính chất lớn và nghiêm trọng như vậy lại không được dự đoán?

GS. François Morin: Từ trước tới nay, nhiều người vẫn tin vào nguyên lý tự điều tiết của thị trường. Theo đó, khi xảy ra các đợt khủng hoảng, sẽ xuất hiện những phản ứng đáp ứng lại của thị trường và dần dần thị trường tự điều chỉnh để tái cân bằng. Người ta cũng tin rằng có sự ổn định và bất ổn định theo chu kỳ.

Tuy nhiên, còn một nguyên nhân khác nữa. Đó là các trọng tâm đầu tư trong từng giai đoạn có sự khác biệt. Tôi tin rằng thế giới gần đây đã có những thay đổi mạnh mẽ về kinh tế từ thập niên 1990. Có nhiều thành tố đầu tư từ giữa thập niên đó hoàn toàn khác với trước đó, khác với quá khứ.

Tôi nghĩ rằng thượng đỉnh G20 không thể nào đưa ra được một giải đáp căn bản cho cuộc khủng hoảng.

Ngoài ra, không phải lúc nào quy mô của các ngành công nghiệp tài chính đầu cơ dựa trên tự do hoá và thả nổi lãi suất và tỉ giá hối đoái như đã nói, cũng có thể khoả lấp được các rủi ro trên các thị trường.

Điều đáng nói là nhiều kinh tế gia theo quan điểm truyền thống như trên vẫn còn chiếm đa số trong nhiều định chế kinh tế, tài chính, cũng như ở các trường đại học lớn và do đó, cuộc khủng hoảng tài chính phần nào khó có thể được dự đoán đúng mức như cần thiết.

BBC: Hậu quả cuộc khủng hoảng này đối với nước Pháp như thế nào?

GS. François Morin: Cuộc khủng hoảng toàn cầu hiện nay động chạm tới nhiều nước khác nhau, không riêng gì một nước nào, và không riêng gì với nước Pháp. Tuy nhiên, ở châu Âu, Pháp được bảo vệ nhiều hơn so với một số các quốc gia khác không ở trong khu vực đồng Euro.

Ý tôi muốn nói tới trường hợp của nước Anh hay một số quốc gia Đông Âu không nằm trong khu vực ‘Euro zone.’ Các nước này đã bị thiệt hại lớn về tỉ giá hối đoái. Tuy nhiên, Pháp cũng chịu thâm thủng ngân sách công khá lớn trong cuộc khủng hoảng. Đến lượt nó, thâm thủng ngân sách ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực trong đó có nguồn nhân lực.

Hiện nay, thất nghiệp của Pháp tăng rất nhanh, kinh tế chậm lại và đang rơi vào giai đoạn suy thoái như ở nhiều quốc gia khác trên thế giới. Và suy thoái kinh tế này có liên quan rất chặt chẽ tới đà suy giảm đầu tư và sự suy trầm trong tiêu thụ, nhất là từ hai tháng nay.

BBC: Theo giáo sư hội nghị G20 lần này có đưa ra được một giải pháp thần kỳ nào đó hay chỉ là một vài biện pháp tình thế trước cuộc khủng hoảng?

GS. François Morin: Tôi nghĩ rằng thượng đỉnh G20 không thể nào đưa ra được một giải đáp căn bản cho cuộc khủng hoảng. Đương nhiên, người ta sẽ bàn luận các vấn đề về tài chính, về sự điều tiết, về việc tái kích hoạt kinh tế.

Thế nhưng, Hoa Kỳ muốn có sự kích hoạt mạnh hơn về kinh tế toàn cầu, đặc biệt ở châu Âu, trong khi EU lại muốn có những điều chỉnh kinh tế toàn cầu lớn, đặc biệt từ Mỹ. Do đó mà cuộc bàn bạc giữa châu Âu và Hoa Kỳ sẽ khá khó khăn vì mỗi bên có quan điểm riêng của mình.

Người biểu tình

Những người phản đối toàn cầu hóa đã xuống đường biểu tình chống G20

Tuy nhiên, điều mà tôi cũng như nhiều nhà phân tích khác quan ngại là người ta sẽ quá tập trung vào giải quyết các vấn đề tài chính toàn cầu mà lơ là trước vấn đề tiền tệ, điều mà chúng tôi coi là nằm ở trung tâm cuộc khủng hoảng.

Một số nước như Trung Quốc đã sử dụng một số công cụ như ngân hàng trung ương để tìm giải pháp gốc rễ về tiền tệ. Nhiều quốc gia vừa qua đã chịu nhiều tổn thất về hối đoái từ cuộc khủng hoảng.

KHỦNG HOẢNG TƯ DUY

BBC:Chúng ta học được bài học gì từ cuộc khủng hoảng hiện nay?

GS. François Morin: Cần hiểu rằng cuộc khủng hoảng hiện nay có tính chất rất nghiêm trọng và đây không đơn thuần chỉ là một cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính, mà còn là một cuộc khủng hoảng về triết học, về văn hoá, về chính trị và đặc biệt về mặt tư duy kinh tế truyền thống.

Theo tôi, bài học cơ bản nhất là chúng ta cần hiểu rằng cuộc khủng hoảng mang tính toàn cầu này đang xảy ra và phối thuộc với các cuộc khủng hoảng khác mà chúng ta đã biết tới lâu nay như khủng hoảng sinh thái, khủng hoảng năng lượng.

Và do đó, các quốc gia cần coi trọng nó và tìm một giải pháp mang tính toàn cầu, đa quốc gia, một giải pháp trực tiếp gắn với vai trò của Liên hiệp quốc, chứ không chỉ nên trông chờ vào giải pháp của 20 quốc gia trên thế giới sẽ nhóm họp vào ngày 2/4 này.

BBC:Còn các nước đang phát triển như Việt Nam, có lưu ý gì riêng hay không?

GS. François Morin: Cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu đang tác động mạnh tới tổng thể trao đổi thương mại quốc tế. Nó đang gây một cú sốc lớn về cầu và qua đó ảnh hưởng mạnh mẽ tới các nước đang phát triển như Việt Nam, và các nền kinh tế mới xuất hiện, đặc biệt qua các trao đổi, giao dịch xuất, nhập khẩu của các nước này với bên ngoài, trong đó có các quốc gia phát triển.

Việt Nam hay Trung Quốc đương nhiên đều chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng. Như Trung Quốc đang bị suy thoái nghiêm trọng. Nhiều doanh nghiệp, nhà máy tiếp tục phải đóng cửa. Sẽ diễn ra nhiều quá trình và phong trào xã hội phức tạp ở Trung Quốc. Và do đó mà trở lại với chủ để G20 và khủng hoảng toàn cầu, tôi cho rằng, giải pháp cho cuộc khủng hoảng cần được đưa ra ở cấp độ Liên hợp quốc chứ không chỉ ở khuôn khổ của hai mươi quốc gia như ở thượng đỉnh G20 tại London lần này.

BBC

Phải công nhận là cái anh BBC tế nhị. Đợi khi G20 họp xong mới tung ra kết luận này! Còn Thiên Sứ tôi thì phổi bò, cứ thế là ngang nhiên như ở trong….. làng Vũ Đại, phát biểu vung vít, trước cả khi cuộc họp của các vị nguyên thủ khả kính bắt đầu. Nhỡ sai thì chắc chắn Thiên Sứ lại mất điểm, còn vị giáo sư này thì cứ lờ đi không bài đăng là xong – vẫn rất ư là gui tín! Đây là điều Thiên Sứ tôi phải học tập. Từ nay bói cái gì cứ im re như BBC, chờ khi có kết quả hãy đưa ra. Bảo đảm 100% đúng. Còn cứ oang oang như chàng Chí thì lúc bói sai, thiều gì thằng rình xúm vào chê bai. Nói thể chứ cũng phải “merci” cái anh BBC này. Vì không có anh ta đưa lên thì làm sao biết đước cái nhìn của Thiên Sứ làng Vũ Đại tuy giông nhau về kết “nuận”, nhưng khác zìa căn bản trong phân tích. Cứ như là rượu vang Bordeaux nhấm với fomat, so với rượu đế nhậu với chuối xanh chấm muối ớt của tiền bối Chí Phèo. Mặc dù cả hai đều gọi là “nhậu”. Ấy đấy chính là cái khuých tạp của khoa học Xã Hội với cái nhà anh khoa học Tự Nhiên. Cái anh khoa học tự nhiên thì đầu bài sai, giải toán sai thì kết luận sai. Nhưng cái anh xã hôi thí lại khác: Có thể kết luận giống nhau, nhưng phương pháp luận, cách tiếp cận vần đề và các nhìn vấn đề vưỡn cứ khác nhau như thường, thậm chí mâu thuẫn. Ấy là lấy cái thí dụ như quan điểm Việt Nam 5000 năm văn hiến thì hồng phải mình Thiên Sứ có quan điểm này. Nhưng phương pháp tiếp cận và chứng minh khác nhau hoàn toàn. Bởi vậy, Thiên Sứ vưỡn cứ phải một minh một ngựa, để bị đấm đá đến nhừ tử như hiện nay. Một thí dụ khác cho dễ hiểu: Hỏi kẻ vinh danh văn hiến Việt và thằng phủ định truyền thống văn hóa sử Việt: “Mày có yêu nước không” thì thằng nào cũng hô to: “Việt Nam vạn tuế! Vạn vạn tuế!”. Thế đấy! Cả hai cùng yêu nước và thằng này cứ tưởng mình yêu nước hơn thằng kia. Vậy thôi!

Vậy cái kết luận giống nhau của ngài giáo sư François Morin, chuyên gia kinh tế – tài chính quốc tế tại Labo nghiên cứu kinh tế (LEREPS) thuộc Đại học Toulouse 1và Thiên Sứ tôi khác nhau ở điểm nào?

Còn tiếp

Bài này đã được đăng trong Các Đề Tài Khác. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.