Tôi không thấy tên tác giả. Nhưng những loại tư duy kiểu này là điều mà tôi đã học thuộc lòng từ nhỏ. Tôi có thể viết một bài dài hơn, sâu sắc hơn, khúc triết hơn với nhiều minh chứng cụ thể hơn theo nội dung trên. Nhưng tôi không thể làm được. Với cái nhìn trực quan thì thế giới này chẳng có gì liên hệ với nhau cả. Một cái gương vỡ thì chẳng qua là tại cái đinh treo gương bị lỏng, nên nó rơi ra. Anh bị đụng xe thì đó là tại anh đi đường không chịu chú ý quan sát….vv…và ….vv….Ai cũng có thể diễn giải được điều đó với một kiến thức trung bình ở thế kỷ XIX. Nếu bây giờ, bộ phiom quay ngược lại năm thế kỷ, chúng ta hỏi một tín đồ Kito đang dự phiên tòa xử Galileo, tôi tin rằng ông ta sẽ cho Galileo là một tên khùng khi cho rằng trái Đất quay – rõ ràng nó đang đứng yên, nếu không thì anh sẽ chóng mặt. Người này đã chết cách đây 5 thế kỷ và ông ta vẫn ôm niềm tin đó sang bên kia thế giới. Ngay bây giờ, chúng ta thấy có những niềm tin tôn giáo khác nhau đang hiện hữu bên cạnh chúng ta. Nhưng chân lý thì sẽ thuộc về tôn giáo nào trong số những tôn giáo đó? Hoặc chẳng thuộc về tôn giáo nào cả. Những tín đồ của các tôn giáo ấy tin vào niềm tin của họ cho đến lúc chết.
Tại sao lại như vậy?
Bởi vì đời người quá ngắn so với điều cần thiết về thời gian để nghiệm ra chân lý cho một con người. Do đó, không có gì là lạ khi cho đến lúc chết, người ta vẫn tin vào một niềm tin mà các thế hệ sau chứng minh là sai. Đến bây giờ thì ai bảo trái Đất đang đứng yên thì sẽ là thằng điên. Nhưng 5 thế kỷ trước thì đấy là người thông minh. bằng trực quan, cho đến lúc chết, tác giả bài viết trên vẫn có quyền không tin vào những điều mà ông ta gọi là mê tín dị đoan. Vì với trực quan đó, ông ta – tác giả bài viết – không hề thấy mối liên hệ giữa những cái vạch trên nền nhà với sự lạc đường của người thợ săn. Ông ta giải thích sự lạc đường trên thực tế bằng việc đam mê săn đuổi một con nai của người thợ săn dẫn đến miền đất lạ…vv….và mọi người cũng thừa nhận điều đó. Hiển nhiên nó không liên quan gì đến nét vạch vô tình trên nền nhà khi người thợ đi săn. Ôngv ta giải thích rằng hiện tượng tin vào các nét vạch mang lại xui xẻo là “Mê tín dị đoan” – một tư duy đơn giản vì không thấy mối liên hệ giữa hai hiện tượng. Nhưng vấn đề đặt ra là: Tại sao với bao hành vi của con người – ít nhất trong thời gian người thợ vào rừng săn – lại chỉ có hành vi vạch trên nền nhà bị coi là điềm xui xẻo? Đó là do kinh nghiệm tích lũy chăng? Người thợ săn đã bao nhiêu lần lạc trong rừng trùng hợp với người nhà của họ vạch trên nền nhà để xác định kinh nghiệm đó? Rồi từ cái gọi là “kinh nghiệm” của ngườinn thợ săn đó, làm sao được phổ biến và trở thành một di sản văn hóa truyền lại gọi là “mê tín dị đoan”, khi mà nó chỉ là “kinh nghiệm” của một con người?
Tóm lại, cách biện luận của tác giả bài viết, chỉ là một cái nhìn trực quan xuất phát từ kiến thức tích lũy trong một kiếp người.
Nhưng trong quá trình phát triển văn minh của nhân loại cần thời gian tích lũy kiến thức qua nhiều thế hệ, vượt qua thời gian sống trung bình của một con người để đạt tới chân lý cuối cùng. Từ những nhận thức trực quan trong thời sơ khai của con người với những suy luận đơn giản – mặt đất phẳng và suy ra trái đất Vuông – đến nay, nhân loại đã tổng hợp các hiện tượng được tích lũy trong nhận thức thành những lý thuyết ngày càng phức tạp, giải quyết mối liên hệ giữa nhiều hiện tượng. Đụng xe, không đơn giản chỉ là mắt nghếch lên trời; hoặc tại vừa chạy xe, vừa nghe điện thoại. Mà đó là sự tổng hợp của nhiều tương tác phức tạp. Ngày nay, lý thuyết khoa học hiện đại đã xác minh được “hiệu ứng cánh bướm”. Tư duy khoa học hiện đại đã bắt đầu nhận thức được mối liên hệ giữa các hiện tượng phức tạp, từ nhỏ nhất đến lớn nhất. Nhưng từ xa xưa hơn, kinh Phật cũng đã nói” Một con cá quẫy đuôi cũng đủ động tới tam thiên đại thiên thế giới”. Một con bướm đập cánh có thể tạo ra cơn bão ở Thái Bình dương. Vậy tại sao một cái vạch trên nền nhà lại chẳng liên quan gì đến sự đi lạc của người thợ săn?
Không phải con bướm nào đập cánh cũng tạo ra cơn bão; không phải cái vạch nào cũng gây ra sự đi lạc của người thợ săn. Đúng như vậy! Nhưng phải chăng, những hiện tượng liên hệ gọi là “mê tín dị đoan” – tưởng chừng không có liên hệ gì với nhau đó – chính là một dạng khác của “hiệu ứng cánh bướm” mà tri thức nhân loại trài hàng ngàn năm tiến hóa mới nhận thức được?
Một tư duy khoa học thật sự thì không thể đơn giản và vội vã chụp mũ cho những vấn đề chưa hiểu biết. Người ta có thể không cần quan tâm, vì sự ngắn ngủi của một đời người. Nhưng nhu cầu sự phát triển tư duy của cả một cộng đồng, hoặc một dân tộc , bao la hơn – của cả của nhân loại thì suy nghĩ như tác giả bài viết thì quá đơn giản. Đó cũng là lý do để nhân loại trân trong những di sản văn hóa – sự tích lũy tri thức qua nhiều thời đại. Và những hành vi phá hoại văn hóa luôn là một trong những tội ác mà lịch sử nhân loại lên án.
Dốt nát và nhiệt tình thành phá hoại.
Việc nhân danh khoa học chụp mũ cho những điều chưa hiểu biết là “mê tín dị đoan”, chính là sản phẩm của sự dốt nát. Bất cứ một thằng ngu nào trên thế gian và đã từng xuất hiện trong lịch sử – dù nó nhân danh cái gì – cũng có thể làm được việc chụp mũ này.
Our Visitor
0
1
2
7
9
2














Powered By WPS Visitor Counter