CHỮ VĂN – TRONG “TIÊN HỌC LỄ, HẬU HỌC VĂN”, MÔ TẢ ĐIỀU GÌ?

THƯA QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN.
Trong một trang web dạy tiếng Trung, người ta định nghĩa khái niệm “Văn” như sau:
“VĂN trong tiếng Việt sang tiếng Trung thường lấy chữ 文 (Wén) với nghĩa là: Chữ viết: Chung đỉnh văn (chữ khắc trên đồ đồng cổ)”.
Theo tôi đây là một định nghĩa chính xác. Và nó phù hợp với nguyên gốc tiếng Việt của chữ này. Chữ “Văn” trong tiếng Việt là một tập hợp gồm các phần tử:  vằn, vện, vết, viết, vẽ. Thiên Văn không có nghĩa là “chữ nói về Trời”. Mà là mô tả dấu vết trên Trời. Những chữ Văn trong “Hậu học Văn” là mô tả chữ viết. Tất nhiên nó không chỉ thuần túy với nghĩa là “văn học”; “văn chương”…Với nội hàm khái niệm được mô tả như trên, thì “Hậu học văn” có nghĩa là có thể hiểu: Học chuyên môn, mà ở bậc phổ thông gồm Toán, Lý, hóa, Văn, Sử, Địa….Nhưng trước khi học chuyên môn (“Văn”) – tức vào đời để kiếm sống – thì phải hiểu về mối quan hệ giữa con người với con người và sự tôn trọng con người.
Do đó phải “Tiên học Lễ” – tức học về sự tôn trọng con người trong quan hệ xã hội giữa con người với con người, qua nghi thức thể hiện. Nhiều nền văn hóa không có ý thức về Lễ  như một hình thái ý thức xã hội. Nhưng họ vẫn có nghi lễ của họ, thể hiện sự tôn trong con người. Nghi thức thể hiện tùy theo phong tục tập quán. Bên Nhựt Bổn thì đứng nghiêm hơi cúi người về phía trước chào người mình gặp. Bên xứ Tây thì người ta bắt tay, Bên Tàu thì vòng tay trước ngực, hai bàn tay đặt lên nhau, vái người đối diện… Chung nhất trên các hình thức nghi Lễ là phép lịch sự trong quan hệ giao tiếp.
Trong ba hình thái ý thức quản lý và tổ chức xã hội thì Đức trị là cao cấp nhất. người xưa gọi Đức trị là Vương Đạo.
Muốn thế phải có một nền giáo dục cao cấp. Nền văn minh hiện nay khó đạt được điều này.

Tranh chăn trâu đọc sách - Tranh dân gian Đông Hồ
Thiên tử trọng hiền hào.
Văn chương giáo nhĩ tào.
Van bạn giai hạ phẩm.
Duy hữu độc thư cao.

 

Bài này đã được đăng trong Các Đề Tài Khác. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.