http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan
Thưa quí vị quan tâm.
Tôi đã trình bày những dấu ấn văn hóa phi vật thể liên quan giữa hai nền văn hóa cổ Nhật Việt. Và điều này đã chứng tỏ rằng: Những dấu ấn văn hóa Việt trong lịch sử văn hóa Nhật Bản và Việt đã có một sự liên hệ rất chặt chẽ trong quá khứ. Hay nói chính xác hơn, những dấu ấn văn hóa này phải có chung một cội nguồn văn hóa trong quá khứ xa xôi. Nhưng những hiện tượng này được giải thích như thế nào? Có thể nói rằng: Nếu xuất phát từ luận điểm phủ nhận giá trị văn hóa sử truyền thống trải gần 5000 năm của dân tộc Việt thì điều này không thể giải thích được và chỉ có thể phớt lờ trong điều kiện còn có thể lờ đi được. Nhưng ngược lại, với quan điểm khẳng định tính chân lý của truyền thống văn hóa Việt trải gần 5000 năm văn hiến thì điều này sẽ được chứng minh như sau:
Cội nguồn dân tộc Việt với gần 5000 năm văn hiến một thời huyền vĩ ở miền nam sông Dương Tử. Những người Việt sồng vùng ven biển bằng nghề đánh cá đã xăm mình chống thủy tộc từ ngày lập quốc trải qua hàng ngàn năm đã trở thành truyền thống của cư dân Việt vùng ven biển. Đương nhiên trong một xã hội có tổ chức và trình độ văn hóa cao thì cũng tại nơi đây đã hình thành cách chơi bài tổ tôm giành cho giới quý tộc và những người giàu có. Trong thời kỳ bắc thuộc lần thứ nhất mà chủ yếu là cống nạp sản phẩm, sưu thuế và tô tức, các tổ chức hạ tầng và văn hóa Việt vẫn còn được duy trì trong dân chúng. Thời kỳ này chưa giải thích được gì những hiện tượng trên. Nhưng đến cuối thời ký Bắc thuộc lần thư nhất, với cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng làm rung động toàn bộ miền nam sông Dương Tử – tức vùng lãnh thổ Văn Lang cũ – và Hai Bà giành được độc lập trong ba năm . Nhà Hán mang đại quân sang đàn áp khốc liệt. Trong An Nam Chí Lược do Lê Tắc biên soạn, Quyển đệ nhất; mục “Cổ Tích”. Viện Đại hoc Huế 1961. Giáo sư Linh mục Cao Văn Luận dịch – ghi rõ:
Tô Đông Pha chép rằng:
…Nước Nam Việt từ Tam Đại trở xuống, không đời nào dẹp yên cả. Đời Tần (246 – 207 tr.CN), tuy có đặt quan chức cai trị, xong rồi trở lại t́nh trạng man di. B́ị Ly mới diệt được nước ấy và chia làm chín quận. Nhưng đến đời Đông Hán, lại có người con gái là Trưng Trắc, khởi binh rung động hơn 60 thành.Đương thời vua Thế Tổ mới dẹp yên thiên hạ, thấy dân đă mỏi mệt và chán việc dụng binh, bèn đóng cửa Ngọc Quan từ tạ Tây Vực. Phương chi Nam Việt là chỗ hoang viếng, không đáng phiền lụy đến quân đội nhà vua nếu không phải Tuân Tức Hầu (Mã Viện) chịu khó đánh dẹp thì dân chín quận vẫn khoác áo bên trái đến bây giờ.
Bản văn lịch sử trên đây và những di sản vật thể khác như đền thờ Hai Bà rải rác khắp miền nam sông Dương Tử ….đã cho thấy rõ ràng về một cuộc đàn áp khốc liệt của Mã Viện với dân Bách Việt mà trước đó trở ngược đến đời Tam Đại “không lúc nào dẹp yên cả”. Trong cơn quốc nạn, những người dân Việt ở tầng lớp trên và giới quý tộc đã rút lui xuống miền nam Trung Quốc ngày nay và Bắc Việt Nam. Họ đã mang theo những bộ bài tô tôm và cách chơi xuống vùng đất này. Một bộ phận dân chúng ở tầng lớp dưới và các chiến binh đã vượt biển và tỵ nạn sang vùng đất mà ngày nay người Nhật gọi là đất Phù Tang. Tất nhiên ở vùng đất mới họ phải làm lại từ đầu. Đó là lý do mà người Nhật Hiện nay khiông chơi bài tổ tôm và cách chơi bài tổ tôm lại chỉ có ở Việt Nam.
Chúng ta xem xét hai bản đồ địa lý dưới đây để suy nghiệm với giả thuyết trên:

Qua bản đồ này, chúng ta thấy rằng: Vùng Hạ lưu nam Dương Tử nếu đi thẳng hoặc chỉ cần chếch lên phía trên một chút là sẽ đến nam Nhật Bản. Bởi vậy, một cuộc di tản ra biển là một giả thuyết hoàn toàn khả thi và điều này giải thích một cách hợp lý tất cả những hiện tượng đã trình bầy ỡ các bài trên.
Không những vậy giả thuyết này còn được minh chứng rõ hơn khi thông tin của các giáo sư Nhật Bản trao đổi với giáo sư Trần Quang Vũ trong một hội nghị khoa học quốc tế rằng: Gen di truyền của người Nhật Bản giống người Việt Nam hơn bất cứ một dân tộc nào ở vùng Đông Á và Dông Nam Á.
Đây chính là một trong những bằng chứng rõ nét nhất chứng tỏ rằng: Cội nguồn dân tộc Nhật Bản chính xuất phát từ quốc gia Văn Lang từ 2000 năm trước. Sau này, có thể có những nhà nghiên cứu sẽ có những bằng chứng bổ xung chi tiết hơn trontg một cuộc khảo cdứuu quy mô và mang tính chuyên nghiệp. Nhưng chân lý này không thể thay đổi. Và đây lại là một bằng chứng sắc sảo minh chứng cho lịch sử văn hiến việt trải gần 5000 năm, một thời huyền vĩ bên bờ Nam sông Dương Tử.
Thiên Sứ