Tiếp theo
Những tiêu chí để định nghĩa khái niệm dân tộc bên trên đã chứng tỏ tính không khách quan. Văn hóa và dân tộc cũng là hai khái niệm khác nhau. Bởi vậy, những tiêu chí văn hóa cũng không thể trở thành những tiêu chí liên quan đến dân tộc. Vậy xác định một dân tộc cần có những tiếu chí gì?
Trước khi xét đến vấn đề này chúng ta xét một định nghĩa về lịch sử của một dân tộc:
Định nghĩa này xác định rằng:
Lịch sử của một dân tộc chỉ được coi là bắt đầu từ khi dân tộc đó thành lập một quốc gia.
Trên cơ sở này thì chúng ta xác định rằng: Dân tộc phải có trước quốc gia là tiến đề cho sự hình thành một quốc gia. Và một dân tộc có thể tồn tại trong một quốc gia có nhiều dân tộc.
Một vấn đề nữa cần quán xét để suy nghiệm khái niệm “dân tộc” là:
Khái niệm “tộc” trong tiếng Việt được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực:
Chủng tộc, tộc loài, dân tộc, tộc họ…vv…Bởi vậy khái niệm “tộc” trong “dân tộc” phải bảo đàm tính hợp lý trong mối tương quan của khái niệm này trong mọi lĩnh vực ứng dụng đã được chấp nhận.
Tiêu chí khoa học – “Một giả thuyết khoa học được coi là đúng…..” – phải được ứng dụng triết để trong ngay cả việc định nghĩa một khái niệm. Từ đó, tổng hợp tất cả những vấn điề nêu trên thì khái niệm “Dân tộc” chỉ có thể là:
– Một con người được coi là thành phần của một dân tộc nào đó, hoặc một cộng đồng người chứa đựng một con người được coi là dân tộc của người đó thì những người trong cộng đồng này phải có cùng một hệ thống gen di truyền căn bản như nhau.
Nếu theo cách nói phổ biến hơn thì họ phải có cấu trúc hình thức đặc chủng như nhau.
Với định nghĩa này thì chúng ta loại trừ yếu tố văn hóa, ngôn ngữ – dù định nghĩa thế nào ra khỏi khái niệm dân tộc.
Còn tiếp.
Our Visitor
0
1
2
7
8
9














Powered By WPS Visitor Counter