Giáo sư Trịnh Sinh và quan điểm phủ nhận lịch sử văn hiến Việt

Bài thứ năm

Chúng ta tiếp tục phân tích những gì giáo sư Trinh Sinh viết trong những đoạn tiếp theo.
Giao sư Trịnh Sinh viết:

Nội dung trích dẫn
Đời sống tinh thần của người thời Hùng Vương cũng hết sức phong phú, có ngày hội mà các chiến binh cầm vũ khí nhảy múa quanh cây cột thiêng và đâm trâu, bò. Các nam thanh, nữ tú lại được trang sức đẹp với các vòng ngọc, hạt cườm thuỷ tinh, các vòng ống đeo đầy cổ tay, cánh tay và cổ chân. Những chiếc vòng này lại được gắn nhiều chiếc chuông nhỏ.

Tượng phụ nữ trên cán dao găm đồng Làng Vạc

Một lần nữa người viết loại bỏ những mỹ từ như: “Đời sống tinh thần…cũng hết sức phong phú”;”Các nam thanh, nữ tú lại được trang sức đẹp” thì chúng ta lại thấy thật đau buồn cho một thời đại Hùng Vương theo quan niệm của giáo sư Trịnh Sinh và cái “hầu hết” – mà vua Hùng đối với họ chỉ là “một thủ lĩnh” của một “liên minh 15 bộ lạc” với những người dân “Ở trần đóng khố”. Trong khi đó, sự thực khách quan của lịch sử đã xác định rằng: Chính như y phục Việt là khuôn mẫu của người Hán. Mà chính Không Tử – trong Thiên Hiến Vấn – sách Luận Ngữ phải than rằng: “Nếu không có Quản Trọng thì người Hán chúng ta mắc áo cài vạt bến trái như người Man rồi” (Xin xem thêm “Y phục Thời Hùng Vương” – ngay trong mục Cổ Văn Hóa sử”).
Ông Trinh Sinh viết:

Nội dung trích dẫn
Tài liệu khảo cổ học cũng cho thấy một sự tương hợp khá lý thú với truyền thuyết và thư tịch thời Hùng Vương. Đó là tương truyền Vua Hùng đóng đô ở quanh chùa Hoa Long (TP.Việt Trì), nơi hợp lưu giữa dòng sông Hồng và sông Lô, thì nay ở một nơi chỉ cách khoảng 1km đã phát hiện ra khu mộ Làng Cả có đến hàng trăm ngôi mộ, có những mộ hết sức phong phú về đồ tuỳ táng. Điều đó cho phép các nhà khảo cổ liên tưởng đến dấu tích của kinh đô Văn Lang có liên quan chặt chẽ đến khu mộ lớn nhất vùng này.

Một lần nữa chúng ta lại thấy một sự suy luận khiên cưỡng với một mối liên hệ hoàn toàn không có cơ sở khoa học giữa truyền thuyết và thư tịch đời Hùng với những khu mộ ở Làng Cả. Truyền thuyết đời Hùng không hề ghi nhận nước Văn Lang của các vua Hùng Vương ở Việt Trì Phú Thọ. Mà là:
Nước Văn Lang : Bắc giáp Động Đình hồ, Nam giáp Hổ Tôn, Tấy giáp Ba thục, Đông giáp Đông Hải.
Giáo sư Trịnh Sinh viết:

Nội dung trích dẫn
Có một điều mà chưa thư tịch và truyền thuyết nào nói đến là sự giao lưu của cư dân thời Hùng Vương khá rộng. Các bằng chứng khảo cổ – chủ yếu là các trống đồng Đông Sơn – đã cho thấy mối quan hệ “mở” của họ với cư dân Trung Quốc của vùng hồ Điền ở Vân Nam, với cư dân Quảng Đông, Quảng Tây, thậm chí cả với nhóm cư dân ở tận phía bắc của tỉnh Chiết Giang, vùng ven biển hạ lưu của sông Trường Giang.
Bằng con đường ven biển, cư dân Hùng Vương còn để lại dấu tích trống đồng khắp một vùng ven biển Malaysia, Thái Lan và nhất là vùng quần đảo Indonesia. Những đảo xa nhất về phía đông của quần đảo này cũng có trống đồng mà người Việt xưa đúc nên.
Với những phát hiện khảo cổ học ngày một nhiều trong những năm gần đây, chúng ta lại càng thấy rõ nét hơn toàn cảnh một thời Hùng Vương, bổ khuyết những gì mà thư tịch và truyền thuyết chưa nói đến hay đính chính những gì chưa chính xác mà qua lăng kính huyền ảo của truyền thuyết đã bị khúc xạ.

Một sự thật khách quan không thể phủ nhận là di sản văn hóa triều đại Hùng Vương – Lãnh đạo nhà nước Văn Lang của Việt tộc phổ biến khắp vùng Nam Dương Tử và nhiều nước ở Đông Nam Á. Điều này đã xác định một nền văn hóa nhất quán của cư dân vùng này, Bởi vậy một luận điểm hợp lý là sự phổ biến văn hóa đó phải do một tổ chức nhà nước thống nhất liên quan đến sự thống nhất văn hóa đó. Thấy phi lý vả không có cơ sở khoa học nào khi cho rằng : Những sản phẩm của liên minh bộ lạc lại được các quốc gia đang vào thời thịnh trị của đồ sắt phải du nhập.
Chính nhưng di sản khảo cổ này và những giá trị văn hóa phi vật thể liên quan đã xác định: Nước Văn Lang – cội nguồn lịch sử dân tộc Việt – bao trùm nam Dương tử. Điều này, chính các nhà nghiên cứu sử Trung Quốc đã thừa nhận một nền văn minh phát triển đã tồn tại ở đây và biến mất một cách bí ẩn vào thế kỷ thứ III BC, mà họ gọi là nước Ba.

Còn tiếp

Bài này đã được đăng trong Các Đề Tài Khác. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.