LỜI DẪN NHẬP
Các bạn đọc thân mến
Để thuận lợi hơn trong việc cảm nhận và chia sẻ được nội dung của quyển sách, người viết xin được trình bày về cấu trúc phương pháp luận và hình thức trình bày của bộ sách như sau:
- Hệ thống phương pháp luận của bộ sách:
I.I. Thiết lập những tiên đề.
Nhà vật lý thiên văn Stephen Hawking, cho rằng:
Để xác lập Lý thuyết thống nhất chúng ta phải thiết lập những tiền đề.
Lược Sử thời gian. SW Hawking.
Người viết coi đây như một tiêu chí cần thiết và hợp lý, để chứng minh cho một hệ thống lý thuyết thống nhất.
Bởi vì, nền văn minh hiện nay, chưa đạt được những nền tảng kiến thức, để mô tả một lý thuyết thống nhất. Cho nên nhất thiết nó phải được xác lập những tiền đề có tính bổ túc cho những khoảng trống tri thức của một nền văn minh, từ đó tổng hợp với những nền tảng tri thức hiện có, để dẫn đến một cấu trúc của lý thuyết thống nhất.
Và chính những tiền đề đó, khi trở thành những phần tử trong một cấu trúc hợp lý của hệ thống lý thuyết – thì chính sự tồn tại trong một cấu trúc hợp lý của hệ thống lý thuyết đó sẽ chứng minh ngược lại những tiền đề đó, được coi là đúng, hoặc sai.
I.II. Chỉ ra những nhận thức sai lầm về một số khái niệm có tính nền tảng của tri thức khoa học hiện đại.
Người viết sẽ chỉ ra những cái sai, cái bất hợp lý được định hình trong tư duy khoa hoc hiện đại, qua cách hiểu phổ biến một số khái niệm trong cấu trúc nền tảng của tri thức khoa học hiện đại.Từ đó sẽ trình bày những cái đúng và chứng minh trong hệ thống luận điểm của người viết. Trên cơ sở này thiết lập những tiền đề đã trình bày ở trên.
I.III. Sử dụng tiêu chí khoa học làm chuẩn mực, để thẩm định một lý thuyết khoa học được coi là đúng.
Nội dung của bộ sách này, nhằm thẩm đinh và chứng minh một hệ thống lý thuyết cổ xưa – cụ thể là thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch – chính là hệ thống lý thuyết thống nhất, mà những tri thức tinhn hoa của nhân loại đang mơ ước.
Mô tả một cách rõ hơn, là:
Về bản chất: thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch là một hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh, nhất quán, đã tồn tại trên thực tế trong lịch sử cổ xưa của văn minh nhân loại. Dấu ấn của nó còn thể hiện trong hệ thống phương pháp luận qua những di sản chuyên ngành ứng dụng, như: Các phương pháp dự báo có tính tiên tri, như: Tử Vi, Bốc Dịch, Lạc Việt độn toán, Thái Ất….Trong Y thuật Đông phương (Đông y); trong kiến trúc xây dựng (Địa lý phong thủy)…Và trong cả việc phân tích những quy luật điều hành xã hội, cho đến những hành vi của con người có tính quy luật có thể tiên tri. Nhưng hệ thống lý thuyết này đã thất truyền. Chỉ còn lại những mảnh vụn trong những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, lưu truyền trong văn hóa truyền thống của các dân tộc thuộc nền văn minh Đông phương – đặc biệt trong văn hóa truyền thống Việt, chủ nhân đích thực của nền văn minh này.
Do đó, việc phục hồi một hệ thống lý thuyết cổ xưa, là một việc chưa hề có tiền lệ trong lịch sử của nền văn minh hiện đại, vốn hình thành trên cơ sở thực chứng, thực nghiệm với những phương tiện kỹ thuật.
Do tính chất đặc thù của việc chứng minh và phục hồi một hệ thống lý thuyết đã tồn tại trên thực tế, thông qua hệ thống phương pháp luận trong các ngành ứng dụng của nó, như Đông y, Địạ lý phong thủy…vv…Tức là một sự chứng minh ngược so với phương pháp phổ biến từ thực chứng chứng, thực nghiệm ứng dụng dẫn tới hình thành một hệ thống lý thuyết, như sự phát triển của nền văn minh hiện đại. Cho nên tất cả những phương pháp nghiên cứu mang tính thực chứng, thông qua những phương tiện kỹ thuật hiện đại nhất thuộc về nền văn minh hiện nay, đều không phải là phương pháp để kiểm chứng một lý thuyết đã tồn tại trên thực tế.
Do vậy, trên cơ sở đặc thù và chưa có tiền lệ của việc chứng minh cho một hệ thống lý thuyết đã tồn tại, người viết sử dụng tiêu chí khoa học làm chuẩn mực để thẩm định một hệ thống lý thuyết khoa học, như là một phương pháp luận để chứng minh thuyết Âm Dương ngũ hành chính là Lý thuyết thống nhất, là mục đích của bộ sách này.
Tuy nhiên, người viết cũng thừa nhận tính thuyết phục được thực chứng của những thí nghiệm thực tế. Và người viết cũng xác định rằng: Những thực chứng đó, có thể bác bỏ một hệ thống lý thuyết, nếu lý thuyết đó không tích hợp được một cách hợp lý của một thực chứng liên quan đến nó.
Nhưng người viết cũng cần xác định về có tính phương pháp luận, rằng:
Ngay cả khi thí nghiệm đúng qua thực chứng, bởi những phương tiện kỹ thuật hiện đại, phù hợp với tính tiên tri của một lý thuyết, thì điều đó không có nghĩa lý thuyết đó là một lý thuyết hoàn chỉnh. Bởi vì người ta vẫn có thể có một lý thuyết khác, bao trùm lên và giải thích một cách hợp lý những thực chứng bằng những phương tiện khoa học hiện đại, bằng một hệ thống luận cứ khác.
Tóm lại có ba vấn đề xác lập mang tính phương pháp luận của người viết, cho mục đích chứng minh thuyết Âm Dương Ngũ hành là Lý thuyết thống nhất, trong bộ sách này, là:
1.Chứng minh cái sai từ những khái niệm căn bản trong khoa họcđể chỉ là một cái coi là đúng hơn
2.Thiết lập những tiền đề bổ sung cho những khoảng trống tri thức trong nền tảng tri thức của nền văn minh hiện đại, làm cơ sở chứng minh cho một lý thuyết thống nhất. Sự tích hợp một cách hợp lý những tiền đề trong hệ thống cấu trúc của một Lý thuyết thống nhất sẽ chứng minh sự tồn tại những tiền đề này là đúng.
- Lấy tiêu chí khoa học làm chuẩn mực để chứng minh một lý thuyết khoa học được coi là đúng.
Chúng tôi sẽ chia bộ sách này thành 3 tập
Tập 1 có tựa là: Những vấn nạn của lý thuyết khoa học hiện đại.
Trong tập một sẽ chia nhiều phần và mỗi phần chia nhiều chương, mỗi chương có nhiều mục chuyên đề để mô tả nội dung.Trong tập này, chúng tôi sẽ chỉ ra những sai lầm trong nội hàm trong khái niệm về các vấn đề đang được quan tâm, như: Không gian Ba chiều hay nhiều chiều;, phân biệt khái niệm mô tả tư duy trừu tượng và nhận thức thực tại .
Trên cơ sở hiệu chỉnh và định nghĩa lại những khái niệm căn bản trong nền tảng tri thức khoa học hiện đại, người viết chứng minh các sai lầm của các lý thuyết khoa học hiện đại trong các phần tiếp theo. Trên cơ sở này, đề cập đến những tiền đề được xác lập.
Mục đích của tập này là chứng minh những sai lầm của khoa học hiện đại, liên quan đến nhận thức và khái niệm; đặt ra những tiền đề để chứng minh thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là Lý thuyết thống nhất
Tập 2 có tựa là: Cội nguồn và lich sử hình thành thuyết Âm Dương Ngũ Hành và Kinh Dịch.
Trong tập hai sẽ chia nhiều phần và mỗi phần chia nhiều chương, mỗi chương có nhiều mục chuyên đề để mô tả nội dung.
Nội dung chủ yếu của tập này, là:
Chứng minh thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch, là ba bộ phận của một học thuyết thống nhất, hoàn chỉnh, nhất quán. Nó không thuộc về nền văn minh Hán, mà thuộc nền văn hiến Việt huyền vĩ với lịch sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng bên bờ Nam sông Dương Tử và là cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương.
Tập 3 có tựa là:
Thuyết Âm Dương Ngũ hành – lý thuyết thống nhất vũ trụ.
Trong tập ba sẽ chia nhiều phần và mỗi phần chia nhiều chương, mỗi chương có nhiều mục chuyên đề để mô tả nội dung.
Nội dung chủ yếu của tập này, là:
Chứng minh thuyết Âm Dương Ngũ hành, chính là Lý thuyết thống nhất mà những tri thức tinh hoa của nhân loại đang mơ ước. Đồng thời cũng chứng minh về sự tồn tại của một nền văn minh toàn cầu kỳ vĩ, đã có trước lịch sử nền văn minh của chúng ta. Nền văn minh đó, chính là chủ nhân đích thực của thuyết Âm Dương Ngũ hành – Lý thuyết thống nhất vũ trụ.
Trong bộ sách này tất cả phần chính văn của người viết sẽ thể hiện kiểu chữ Time new romance .size 12. Những phần trích dẫn sẽ thể hiện kiểu chữ Arial 10.
Trong sách có thể hiện những thuật ngữ mới, danh từ mới thì chúng tôi sẽ có định nghĩa ở cuối sách, hoặc ngay cuối mỗi chương về nội hàm khái niệm đó, hoặc sẽ mô tả những danh từ chỉ có trong ngôn ngữ tiếng Việt, mà không thể dịch ra bất cứ ngôn ngữ nào.
Cùng bạn đọc thân mến.
Đây là một đề tài cực khó khăn, khi cả một nền văn minh nhân loại mới chỉ đặt một vấn đề về lý thuyết thống nhất và còn hoài nghi nó có tồn tại thật hay không?!
Người viết đã không tự lượng sức mình, khi đặt một vấn đề rất khó khăn này. Nhưng người viết cũng hy vọng với nhiệt tình, cùng sự chân thành đi tìm và chia sẻ một chân lý, thì sẽ được sự cảm thông của bạn đọc; nếu như có gì còn sai sót và khi vấn đề được mô tả trong bộ sách này, chưa thật sự hoàn hảo.
Xin chân thành cảm ơn sự chia sẻ và quan tâm của bạn đọc.
Sài Gòn . Ngày mùng 1 Tết Kỷ Hợi Việt lịch.
Nhằm ngày mùng 5. 2. 2019.
Nguyễn Vũ Tuấn Anh.