Biển Đông: Bàn cờ cho những tính toán chiến lược

Mặc dù bài báo dưới đây mới đăng một kỳ và sau đó ghi là “còn tiếp”. nhưng có lẽ chẳng cần phải xem tiếp cũng đoán được tác giả muốn viết cái gì. Mặc dù trong bài viết này chẳng nêu đích danh quốc gia nào, nhưng nước nào có dính chút biển Đông đều có thể nhận thấy mình ở trong đó. Tóm lại là bài viết này là một lời than thở và là sự bế tắc của tác giả khi tìm một giải pháp tranh chấp hải giới ở biển Động. Đây là một cái nhìn rất cục bộ và giới hạn của tác giả bài viết này. Biển Đông trong phạm vi hải giới của từng quốc gia thì nó to thật. Không to sao được! Nhưng với một cái nhìn tổng thể thì nó cũng chẳng hơn một cái ao chung của mấy hộ trong làng – nếu như thế giới này thu nhỏ như một cái làng. Thế giới bây giờ không phải như thời Xuân Thu Chiên quốc để mà mấy nước ngớ ngẩn cũng có thể làm bá chủ Trung Nguyên. Tốc độ của các phương tiện vận chuyển và thông tin khiến cho thế giới trở nên chật trội. Khái niệm bá chủ không còn mang tính vùng miền như thời Xuân Thu Chiến Quốc mà là tầm vĩ mô hơn: mang tính toàn cầu cũng vì sự chật trội này. Bởi vậy, việc dùng sức mạnh để tranh chấp cái ao làng thì sẽ đụng chạm quyền lợi của ông Lý trưởng. Đó là lý do để không thể có bá chủ vùng miền mà chỉ là đủ khả năng thì bá chủ thế giới, không thì thôi. Dứt điểm là như vậy. Phảm muốn làm bá chủ thế giới thì sức mạnh và kinh tế phồn thịnh chưa phải là yếu tố wan trọng. Cả khối EU chưa thể làm bá chủ thì mấy siêu cường mới nổi chỉ la hét cho vui, khua chiêng gõ mõ quảng cáo là chính. Muốn có dầu hỏa, muốn có đường đi lối lại trên bể, muốn thành siêu cường và phát triển kinh tế có nhiều phương pháp. Nếu mà chỉ duy nhất khoe sức mạnh cơ bắp, híc thằng này, bợp tai thằng kia đấy không phải yếu tố để làm bá chủ thế giới. Gây sự với mấy thằng bé thì được lợi trước mắt, nhưng còn mấy thằng lớn tất sẽ chẳng để yên khi mất phần. Chúng xúm vào uýnh cho nhừ tử thì lại bảo “không biết làm sao xui”.
Bởi vậy, cái gì trên biển Đông là của Việt Nam thì công nhận ngay đi. Thế là khôn đấy!
Bài viết dưới đây nói phong long, chẳng chỉ đích danh quốc gia nào. Thiên Sứ cũng vậy, chẳng đụng đến ai. Nhưng rất nghiêm túc!
===============================================
Biển Đông: Bàn cờ cho những tính toán chiến lược 
Tác giả: Nazery Khalid
Tuanvietnam.vn

Các tài liệu khác nhau cho thấy, 1/3 buôn bán dầu thế giới đi  qua Biển Đông. Vùng biển này như một lộ trình năng lượng trọng yếu, một  “van điều tiết” dòng chảy dầu thô giữa vùng Vịnh và các nền kinh tế ở  Đông Á.

Biển Đông: Siêu xa lộ thương mại
Biển Đông: Nền tảng của thịnh vượng hay nơi đấu khẩu?

Sự trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc kinh tế  đã dẫn tới nhu cầu khổng lồ về dầu và khí để phục vụ cho tăng trưởng  kinh tế và đáp ứng nhu cầu ngày một lớn của các chủ xe cộ. Quốc gia đông  dân nhất thế giới này cũng là nước tiêu dùng dầu lớn thứ hai và nước  nhập khẩu ròng nguồn “vàng đen” lớn thứ ba toàn cầu (sau Mỹ và Nhật  Bản). Trung Quốc đang khát khao tìm kiếm nguồn nhập khẩu xa hơn như châu  Phi và Mỹ Latin để đảm bảo sự ổn định, ít phụ thuộc hơn vào nhà cung  cấp truyền thống từ Trung Đông. Do đó, Đông Á đã trở thành một trung tâm  chính cho việc tháo dỡ dầu thô, một thực tế được minh chứng bởi những  tàu chở dầu hạng nặng đi lại tại biển Đông.
Mặc  dù Biển Đông là một khu vực giàu năng lượng, nhưng phần lớn nguồn năng  lượng mà khu vực cần lại đến từ nguồn nhập khẩu, đặc biệt là từ các quốc  gia Trung Đông và châu Phi hau những quốc gia Biển Đông giàu tài nguyên  năng lượng như Malaysia và Indonesia. Ước tính 80% lượng dầu thô mà  Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan sử dụng được vận chuyển qua  Biển Đông. Biển Đông cung cấp tuyến đường chính để phần lớn dầu nhập  khẩu, đặc biệt từ vùng Vịnh, được vận chuyển tới các quốc gia này. Khi  nhu cầu năng lượng của khu vực gia tăng để đáp ứng việc gia tăng dân số,  tốc độ công nghiệp hóa và tăng trưởng kinh tế, thì sự phụ thuộc vào dầu  nhập khẩu cũng tăng theo.
Người ta ước tính  rằng, hàng năm, nhu cầu dầu từ Đông Á sẽ tăng 2,7% từ 14,8 triệu  thùng/ngày (mmbpd) lên 29,8 mmbpd vào năm 2030, trong đó Trung Quốc  chiếm khoảng một nửa tổng số. Thực tế càng thúc đẩy tầm quan trọng và  giá trị chiến lược của Biển Đông như một con đường năng lượng chủ chốt,  tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển năng lượng, đáp ứng nhu cầu  khu vực.

Đeo đuổi lợi ích quốc gia, gạt qua lợi ích quốc tế
Lịch  sử cho thấy, khi hoạch định biên giới làm hạn chế hoạt động và các lợi  ích của nhiều quốc gia, thì những nước ấy trở nên bất hòa. Các quốc gia  hùng mạnh tìm kiếm việc chế ngự những nước khác để mở rộng lãnh thổ và  giành lợi thế trong tiếp cận nguồn tài nguyên tự nhiên cũng như các tài  sản khác không sẵn có trong chính nước của họ.
Qúa  trình tìm kiếm lãnh thổ và các xung đột về đường biên giới không chỉ  diễn ra trên đất liền. Nhiều nước đã mở rộng tuyên bố chủ quyền biên  giới tới các địa hạt hàng hải như là cách để phô trương sức mạnh và thể  hiện sự vượt trội. Người ta từng coi các vùng biển dường như liền một  dải không bị phá vỡ bởi các biên giới hay những điểm kiểm tra rõ ràng  như trên đất liền. Thực tế là, các vùng biển đã tạo ra một giai đoạn  không kém phần kịch tính với các quốc gia trong nỗ lực tuyên bố chủ  quyền, giống như họ từng làm trên đất liền.
Khi  theo đuổi những lợi ích quốc gia của mình, các nước sẽ gạt sang bên  thiện chí và ngoại giao, thậm chí là sự tôn trọng nhu cầu và lợi ích của  nước khác. Thật đáng buồn khi hiểu rằng câu nói cổ xưa: “Đất phân chia  nhưng biển vẫn đoàn kết” chỉ là một lý tưởng lãng mạn hơn là một tuyên  bố thực tế.
Rất ít khu vực hàng hải trên thế  giới cung cấp bối cảnh cho khả năng bùng nổ xung đột khi các quốc gia  theo đuổi lợi ích hàng hải của họ hơn là Biển Đông. Vùng biển này ngày  càng thu hút sự chú ý của quốc tế và vô tình trở thành một bàn cơ trong  cuộc đấu của các kiện tướng. Nền tảng lịch sử và chiến lược, tầm quan  trọng kinh tế và chính trị của vùng biển đã cùng thu hút sự chú ý của  nhiều quốc gia. Cung cấp một vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng từ quan  điểm kinh tế và quân sự, tiềm ẩn trữ lượng tài nguyên năng lượng khổng  lồ, nên các phần của Biển Đông đã trở thành tâm điểm trong cuộc tranh  giành chủ quyền của một số quốc gia. Ở đây còn có cuộc cạnh tranh ưu thế  an ninh trong vùng biển khiến Biển Đông trở nên “nóng” hơn và đe dọa tới cân bằng quyền lực trong khu vực.

Khát khao một Biển Đông hòa bình
Trong  nhiều năm qua, những căng thẳng xung quanh tuyên bố chủ quyền lãnh thổ  đã xảy ra ở Biển Đông. Một số dẫn tới những vụ đụng độ chết người giữa  hải quân các nước, số khác tiếp tục cháy âm ỉ khiến nhiều nhà phân tích e  ngại rằng, nó sẽ không còn duy trì được lâu trước khi đi tới bùng nổ.  Có lo lắng là, sự hiện diện của các tàu chiến tại Biển Đông mà các quốc  gia triển khai để bảo vệ lợi ích của họ sẽ dẫn tới việc quân sự hóa vùng  biển. Điều này kết hợp với tuyên bố chủ quyền quá mức, quan điểm quả  quyết, động thái quân sự gây hấn, và lịch sử bất hòa lâu đời giữa một số  bên tuyên bố chủ quyền tạo ra một điểm hỏa có thể bùng nổ thành những  cuộc xung đột nghiêm trọng bất cứ lúc nào tại Biển Đông.
Chỉ  riêng việc các quốc gia khác nhau gọi Biển Đông và các đảo của nó bằng  những cái tên khác nhau đã làm nổi bật những quan điểm, vị trí và lợi  ích bất đồng trong vùng biển.
Bất chấp thực tế  là hầu hết các quốc gia duyên hải trong khu vực Biển Đông đều tham gia  Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) 1982, nhưng họ lại không thể sử dụng  Công ước này để giải quyết những tranh chấp của chính họ trong vùng  biển.
Các chỉ dẫn nêu trong UNCLOS đề cập tới  hiện trạng các đảo, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế (EEZ), đường  giới hạn… kêu gọi các quốc gia chồng lấn trong tuyên bố chủ quyền giải  quyết những tranh chấp trên cơ sở thiện ý và đàm phán. Đáng buồn là,  lời kêu gọi ấy không phải luôn luôn được nhận thấy trong các bên tuyên  bố chủ quyền ở Biển Đông. Một số thậm chí còn hành động quá mức dẫn tới  thương vong trong vài trường hợp và làm bùng nổ căng thẳng trong vùng biển.
Một  số vụ đụng độ quân sự liên quan tới các quốc gia tuyên bố chủ quyền với  những phần của Biển Đông trong giữa những năm 1970-1990 là một lời nhắc  nhở ảm đạm rằng, vùng biển ấy dễ tổn thương thế nào và có thể xói mòn  đến mối quan hệ tốt đẹp giữa các quốc gia trong khu vực ra sao, tạo ra  mối đe dọa nghiêm trọng tới an ninh và thống nhất khu vực thế nào. Căng  thẳng trong vùng biển có thể “thổi bay” dòng chảy thương mại đường biển  quốc tế và sự phát triển kinh tế – xã hội vốn khá ổn định trong khu vực.
Một  Biển Đông hòa bình không chỉ là khát khao của các quốc gia trong khu  vực, vốn phụ thuộc lớn vào vùng biển trong tăng trưởng kinh tế và thương  mại, mà còn là ước muốn của cộng đồng quốc tế cũng phụ thuộc vào sự qua  lại yên bình của các tàu buôn góp phần đáng kể với thương mại toàn cầu.
* Còn tiếp
Thụy Phương (lược dịch từ Tạp chí Hàng hải và Thủy sản Quốc tế KMI)

Bài này đã được đăng trong Bình luận. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.