ĐẠI LỄ KHÔNG MƯA VÀ HẠT CỦA CHÚA

Việc xác định thành công thời tiết trong 10 ngày Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hanoi không mưa bắt đầu chính thức từ ngày 11. 8. 2010. Tham khảo link dưới đây:
http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/index.php?showtopic=15608&st=0&start=0
Bài số 4
Tức là trước khi nó xảy ra đúng 1 tháng 19 ngày – từ mùng 1. 10 đến hết 10. 10, đã làm xôn sao dư luận qua báo chí. Có thể nói rằng mọi giới từ khoa học tới lý học và những giới hoạt động tạm gọi là “tâm linh” xôn sao. Thiên Sứ trở thành “Dị nhân”.
Nhưng có một điều rất xứng đáng được sự quan tâm của khoa học và cả giới Lý học – thậm chí có thể cả tôn giáo – thì lại chẳng ai quan tâm bình luận cả.
Tôi hy vọng điều sau này rất đáng được sự quan tâm của giới khoa học cả trong nước và quốc tế.

http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/index.php?showtopic=8237
Bài số 1
Nếu như sự xác định thời tiết trong lễ hội kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hanoi, tôi đã đặt vào đấy tất cả công trình nghiên cứu Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến làm sự bảo đảm, mặc dù hai vấn đề không hề liên quan đến nhau – thì – trong sự xác định này tôi cũng đã làm như thế và chúng liên quan rất chặt chẽ.
Đã từ lâu và nhiều lần tôi xác định rằng: Trí thức khoa học hiện đại đang bế tắc. Ông hoàng vật lý Anh Quốc SW. Hawking đã khuyên nhân loại nên đi tìm hành tinh khác sau 200 năm nữa. Nhà tiên tri nổi danh Vanga đã nói đến sự hủy diệt của đại chiến thế giới lần thứ III và một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại.
Nếu như có ai quan tâm và có trách nhiệm với con người 200 năm sau thì tôi nghĩ đây là đề tài rất đáng suy ngẫm và xứng đáng để nói tới.

==========================
Sep 15 2009, 03:27 PM

IP: 118.68.75.37 | Bài viết #1

Kính thưa quí vị quan tâm.
Khoa học hiện đại đã phát triển với tốc độ ngày càng nhanh so với những chặng đường thời gian trong lịch sử. Sự phát triển đến chóng mặt này đã khiến cho những kiến thức hiện đại có cảm giác rằng: Vũ trụ sắp sửa hé lộ những bí mật cuối cùng của nó. Những nhà khoa học hàng đầu đã hào hứng đặt giả thiết về một chân lý tuyệt đối – Lý thuyết thống nhất vũ trụ. Một trong những bước tiền vào sự huyền bí của vũ trụ chính là tham vọng đi tìm hạt của Chúa.
Nhưng theo như suy luận của cá nhân tôi – với những hiểu biết hạn hẹp mà tôi thu lượm được về Lý học Đông Phương và tính hợp lý của mọi hiện tượng thì tôi cho rằng: Vật chất sẽ không thể chia nhỏ mãi. Những hạt vật chất cơ bản cuối cùng phải được tạo ra từ một điều kiện tồn tại khác phi vật thể – và không gọi là hạt của Chúa. Có thể điều kiện tồn tại khác – mà tôi đề cập ở trên – chính là kháii niệm “Khí” trong Lý học Đông phương.
Trên cơ sở suy luận từ những hiểu biết này. Tôi đã dự báo từ trước khi các nhà khoa học thế giới khởi động thí nghiệm này trên máy LHC từ năm 2008 rằng:

Cuộc thí nghiệm đi tìm hạt của Chúa sẽ thất bại.
Nếu như lời dự báo của tôi đúng thì tôi hy vọng rằng: Những trí thức khoa học hiện đại sẽ quay lại với nền văn hóa Đông phương mà chủ nhân đích thực của nó là nền văn minh Lạc Việt một thời huyền vĩ ở bờ nam sông Dương Tử.
Nếu dự báo này sai thì cá nhân tôi sẽ phải rà soát lại toàn bộ suy luận trên cơ sở kiến thức của mình trong quá trình dự báo. Vì tính quan trọng của dự báo này. nên tôi xin được tách ra làm một chủ đề riêng. Rất mong được quí vị quan tâm tham gia đóng góp ý kiến.
Xin chân thành cảm ơn.

Thiên Sứ

NHỮNG BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đã chạm được một tay vào “hạt của Chúa”?
Nguồn Vietbao.vn
Thứ sáu, 12 Tháng ba 2004, 14:02 GMT+7

Mặc dù chưa tập hợp được nhiều bằng chứng thực sự thuyết phục nhưng giới khoa học đang đứng trước cơ hội tìm thấy hạt Higgs – loại hạt được giới vật lý đặc biệt quan tâm đến mức gọi nó là “hạt của Chúa”. Hạt Higgs có thể giúp giải thích tại sao các loại hạt khác lại có khối lượng, từ đó hiểu đầy đủ hơn về vật chất.

Hạt Higgs là gì?

Ngay khi vừa được tạo ra, hạt Higgs đã nhanh chóng phân rã.
Trong vài thập kỷ qua, giới vật lý hạt đã xây dựng được một mô hình lý thuyết chuẩn, tạo nên bộ khung về kiến thức các hạt và lực cơ bản trong tự nhiên. Một trong những thành phần cơ bản của mô hình này là trường lượng tử giả thiết phổ biến, chịu trách nhiệm cung cấp khối lượng cho phân tử. Trường này có tên gọi là trường Higgs. Là hệ quả của đối ngẫu sóng – hạt, tất cả các trường lượng tử đều có một hạt cơ bản đi kèm. Hạt đi kèm với trường Higgs được gọi là hạt Higgs, hay Higgs boson. Vì trường Higgs chịu trách nhiệm về khối lượng, việc các hạt cơ bản có khối lượng được nhiều nhà vật lý coi như một dấu hiệu cho thấy sự tồn tại của trường Higgs. Giả sử hạt Higgs tồn tại, chúng ta có thể suy luận được ra khối lượng của nó dựa trên tác động mà nó tạo ra đối với thuộc tính của các hạt và trường khác. Tuy nhiên, việc hạt Higgs có tồn tại hay không vẫn là điều khiến nhiều người tranh cãi.

Manh mối tìm ra hạt Higgs

Gần đây, TS Peter Renton, nhà vật lý hạt thuộc ĐH Oxford (Anh), vừa cho công bố phương pháp tiếp cận hạt Higgs của mình trên tạp chí khoa học danh tiếng Nature. Ông cho biết đã lần ra được manh mối về hạt Higgs nhờ các nhà nghiên cứu tại một cơ sở nghiền nguyên tử ở Thuỵ Sỹ. Nếu phát hiện của TS Renton là chính xác, khối lượng của loại hạt khó nắm bắt này sẽ được xác định ở vào khoảng 115 gigaelectronvolts.

Niềm tin của TS Renton bắt đầu từ một tín hiệu do máy va đập positron electron lớn (LEP) ở Geneva (Thụy Sỹ) tạo ra. Đến giờ phút này, cỗ máy đã bị tháo rời ra để thay thế bằng một cỗ máy khác – máy va đập hadron lớn (LHC). Tuy nhiên, có 9% khả năng là tín hiệu này được tạo ra từ “tiếng động” nền. Trước khi máy gia tốc LEP chính thức ngừng hoạt động, các nhà vật lý học đã dùng nó để gửi electron và positron về các hướng đối nghịch quanh đường ống tròn có chu vi khoảng 27km. Khi các hạt này va đập với nhau, chúng tạo ra một nguồn năng lượng rất lớn. Bản thân các vụ va chạm như thế quá nhỏ để phục vụ cho công tác nghiên cứu, nhưng những hạt mới nặng hơn có thể xuất hiện sau va chạm.

Hạt Higgs có độ bất ổn định rất cao, vì vậy chúng nhanh chóng phân rã khi được tạo ra. TS Renton cho biết ông đã có những bằng chứng gián tiếp từ việc quan sát hành vi của các loại hạt khác trong máy va đập, phù hợp với con số 115 gigaelectronvolt – khối lượng của hạt Higgs.

Các nhà vật lý đã quan sát 16 hạt hình thành tất cả mọi vật chất theo mô hình chuẩn dành cho hạt và tương tác cơ bản. Tuy nhiên, nếu chỉ nghiên cứu riêng các hạt này thì mô hình chuẩn tỏ ra không đúng lắm. Bởi nếu chỉ có 16 hạt trên tồn tại, chúng sẽ không có khối lượng, ngược với những gì chúng ta biết về tự nhiên. Chắc chắn phải có một loại hạt khác cung cấp khối lượng cho chúng – đấy chính là hạt Higgs, được đặt theo tên của nhà vật lý Peter Higgs thuộc ĐH Edinburgh (Anh) khi ông này lần đầu tiên đề xướng vào năm 1960.


Đường ống vòng trong máy gia tốc LEP sử dụng cho các hạt va đập.

Theo nhóm nghiên cứu của Peter Higgs, tất cả mọi hạt lấy khối lượng của chúng thông qua tương tác với một trường phổ biến (trường Higgs), do hạt Higgs mang theo. Tầm quan trọng của hạt Higgs trong mô hình chuẩn đã khiến cho một số nhà vật lý học phải gọi nó là “hạt của Chúa”. TS Renton hy vọng khi máy va đập hadron lớn lắp đặt xong và đưa vào vận hành từ năm 2007, ông sẽ phát hiện ra hạt Higgs trong thời gian một – hai năm.

Khánh Hà (Tổng hợp)

Việt Báo (Theo_VietNamNet) 
[/quote]

Bài này đã được đăng trong Lý Học Đông Phương. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.