HANOI NHỮNG NGÀY CUỐI ĐÔNG

Tối 23. 12. Canh Dần. Hôm nay là ngày “Tiễn Ông Công, Ông Táo lên trời”. Một ngày mà theo phong tục truyền thống, những người Việt Nam lại làm lễ cúng rất trọng thể tiễn ông Công, Ông Táo lên trời. Thật là kỳ diệu đến huyền vĩ của nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm. Cho đến tận ngày hôm nay, những thế hệ Việt Nam qua bao thăng trầm của lịch sử, vẫn giữ trong lòng một dấu tích huyền vĩ của nền văn hiến Việt một thời huy hoàng ở miền nam Dương Tử, côi nguồn của cả một nền văn minh Đông phương đầy bí ẩn trong cái nhìn của tha nhân. Chính cái mũ Ông Công Ông Táo và cả sự tích ông Táo mà tổ tiên người Việt truyền lại đến ngày nay đã chứng minh cho một mảng văn hiến Việt của tôi trong tiểu luận “Y phục thời Hùng Vương” và “Tính Minh triết trong sự tích Ông Táo”. 
http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/index.php?showtopic=3508&st=0&start=0
http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/index.php?showtopic=1401&st=0&start=0

Hôm nay, là ngày cuối cùng tôi ở lại Hanoi, ngày mai tôi về Sài Gòn. Tôi có ý định mời tất cả anh chị em  chủ chốt ở Hanoi trên diễn đàn làm một tiệc Tất Niên chia tay với năm cũ. Nhưng gia đình Hải làm lễ cúng tiễn Ông Công Ông Táo lên trời tiếp nối phong tục truyền thống Việt, nên mời chúng tôi đến nhà Hải dự tiệc luôn thể. Rất tiếc hôm nay thiếu vắng Linh Trang.

Hải – Khổ chủ – đang mở chai rượu vang mua gần 700. 000 đ từ năm 2002. Lạy Chúa! Ngon thật! Xin các Ngài xá tôi cho đám con cháu! Chai rượu này để nhậu, chứ không cúng! Lỗi tại Hoàng Triều Hải nó wên, chứ không phải chúng con.

 

 


Như vậy, buổi gặp tất niên ở Hanoi chỉ có gia đình Dươngmickey và Hải. Âu cũng là cái duyên – Ngày Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, ở Hanoi cũng chỉ có ba chúng tôi là chủ chốt, Trần Anh tham gia mua đạo cụ cho chúng tôi. Nhưng hôm nay anh ta cũng ở trên tận Lạng Sơn đi công tác. Linh Trang bận.


Đây mới là Mickey thật!  Còn Mickey trên mạng là giả, nó chỉ là cái nick của Dương. Cũng như tôi Nguyễn Vũ Tuấn Anh chỉ là bút danh. Nguyễn Vũ Tuấn Anh thật là Baby Wolf. Tôi thích thằng bé này lắm! Gặp tôi là nó gọi ngay: “Ông Cshiên Cshứ”. Thằng bé xinh đấy chứ!

Đứng yên cho ông chụp ảnh nào! Một – Hai – Ba! Nó đếm cho tôi chụp đấy! Chẳng ai bảo nó làm thế cả! Thế mới quái chứ! Nó đếm đến “ba” là tôi chụp ngay. Nếu không nó lại nhầy chồm lên ông Cshiên Cshứ thì hỏng ảnh hết. Nó nghịch lắm. Nhưng trẻ con thì cứ phải nghịch thế.

 

 

 

 

Vợ Hải làm cỗ thật ngon. 
Chúng tôi ăn cỗ vui vẻ, kết thúc một năm làm việc cật lực với đời. Chúng tôi hy vọng một năm mới tốt đẹp và riêng tôi tin vào sự phục hưng nền văn hiến Việt. Trong khói hương thơm hòa vào không khí của những ngày cận Tết, tôi cảm nhận như có anh linh tổ tiên ở bên cạnh chúng tôi.

Còn đây là Hải con
Thằng bé thông minh lắm. Chính nó chụp ảnh cho tôi đấy! Nó còn chỉ cho tôi vài chế độ chụp ảnh mà tôi chưa biết. Hải cũng là tay chơi máy ảnh thuộc loại đảng cấp. Vừa mới mua cái máy ảnh cũ mà gần 2000 Dol.

 

Tan tiệc cũng khuya lắm, vợ chồng Phạm Cương đến tôi biếu quà Tết. Cương đề nghị tôi viết cho số báo đầu Xuân cho chuyên mục Phong Thủy do Cương phụ trách. Tôi đã hoàn tất bài viết. Cương hỏi tôi: “Thầy muồn giới thiệu là “Phong thủy gia” hay là “nhà nghiên cứu Lý học Đông phương?”. Tôi trả lời ngay: “Tôi muốn được coi là nhà nghiên cứu Lý học. Với tôi phong thủy chỉ là phương tiện để minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến”. Hơn 22g vợ chồng Phạm Cương mới về nhà. Trời khuya Hanoi cũng lạnh. Đáng nhẽ để cô bé Ly ở nhà tốt hơn. Nhưng vợ chồng mới cưới, thôi thế cũng được. Thấy người học trò đã nổi tiếng và thành đạt, tôi cũng mừng lắm. Hình như thầy nào cũng vậy. Nhớ ngày xưa, giáo sư Lê Trong Khánh, xé tờ lịch rách, viết vài chữ cho anh Sơn – lúc ấy là tiến sĩ phó giám đốc Sở Văn Hóa Lào Cai. Thấy tôi hơi ngần ngại, cụ phẩy tay: “Thằng đó, nó học trò tôi đấy!”.

26. 1. 2010

Hôm nay tôi về Sài Gòn.. Trời Hanoi mùa Đông lạnh. Tôi rất thích cái lạnh mùa Đông ở Hanoi. Tôi muốn chụp ảnh vài cảnh ở Hanoi trong mùa Đông tháng giá này. Tôi muốn tìm một cây trơ trụi lá trong một phong cảnh cổ xưa ở quê tôi để chụp với chủ đề “Nghe những tàn phai”. Vậy mà bận rộn quá đến mức độ tôi chẳng còn thời gian nào để lang thang phố phường. Tất cả đều là tranh thủ. Hôm nay, 11 giờ tôi phải ra sân bay. Nhưng khi nghe Rin86 giới thiệu một người Mỹ da đỏ rất yêu văn hóa Việt, vì ông ta nhận thấy những hình trên trống đồng Lạc Việt gần gũi với những biểu tượng của nền văn hóa của người da đỏ. Tôi rất thích thú với thông tin này. Nên khi Rin86 đề nghị một cuộc gặp với ông này. Ông tên Jon và là Trưởng Hội những người ngoại quốc yêu văn hóa Việt. Tôi hy vọng cuộc gặp gỡ có nhiều bổ ích để tìm hiểu nền văn minh huyền bí châu Mỹ này. Tôi dẹp tất cả mọi chuyện riêng và hẹn gặp ông ta.

 

 

Hơn 9g, chúng tôi gặp nhau ở Quán cafe trứng, phố Nguyễn Hữu Huân, nổi tiếng là đặc sản của riêng Hanoi.

 

 

 

 

 

Rin86 là người phiên dịch cho tôi. Ông Jon cũng nói về sự giống nhau giữa các biểu tượng huyền bí của nền văn minh cổ châu Mỹ của người da đỏ trên trống đồng Lạc Việt.

Điều này tôi đã biết từ lâu. Tôi giải thích với ông về một nền văn minh toàn cầu bị hủy diệt và nền văn minh hiện nay là sự lặp lại từ đầu của thế nhân. Nhưng hình như ông ta không hiểu tôi nói gì. Cũng có thể Rin86 dịch không hết ý. Tôi dẫn chứng về sự có mặt của Kim tự tháp ở khắp nơi trên thế giới. Nhưng Rin86 lại quên mất từ “Kim Tự tháp” dịch ra tiếng Anh là gì. Tôi có đặt vấn đề về các nhà nghiên cứu hiện nay cho rằng nền văn minh Maya có từ thế kỷ thứ III AC. Nhưng tôi cho rằng nó phải có từ rất lâu, từ hàng thiên niên kỷ trước BC. Ông Jon thành thật nói với tôi: “Ông tuy là người da đỏ, nhưng từ nhỏ làm con nuôi một gia đình da trắng. Chỉ khi lớn lên mới tìm về nguồn gốc của mình và nhận thấy sự giống nhau giữa các hình tượng của hai nền văn minh Việt và Da đỏ. Bởi vậy, ông ta không phải là một người nghiên cứu sâu về văn minh da đỏ. Ông ta không biết về vấn đề này.”. Ông ta đề nghị nếu có dịp thì tôi nói chuyện với Hội của ông về Phong thủy. Thôi thì cũng được. Nhưng thật sự tôi không thích thú lắm, khi phải nói chuyện Phong thủy với người ngoại quốc. Tôi biết mình không thề nói sâu về Phong thủy, nên tôi chỉ diễn đạt một cách trực quan: Tôi đã sang Hoa Kỳ làm phong thủy cho một vị giáo sư đại học Hoa Kỳ người da trắng”.

http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/index.php?showtopic=15135
Tôi cũng nói với ông – tôi là người Việt Nam đầu tiên trong lịch sử văn hóa Trung Việt sang Trung Quốc làm phong thủy.
http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/index.php?showtopic=3241&st=0&start=0
Dẫn chứng cụ thể và trực quan như vậy ngắn gọn và dễ hiểu. Ông Jon tỏ ra rất thích thú với khả năng của tôi. Cả hai chúng tôi đều bận. 11g tôi phải ra sân bay. Chúng tôi chia tay và hẹn gặp lại.
Tôi có cảm tình với những người da đỏ. Họ bị mất nước. Lịch sử của họ thăng trầm như dân tộc Việt. Nhưng họ còn may mắn hơn – Họ có một cuộc sống bình đẳng – ít nhất là từ giữa thế kỷ trước và văn hóa của họ được tôn trọng. Nó khác xa với hơn một ngàn năm Bắc Thuộc của Việt tộc.

Bài này đã được đăng trong Chuyện đời. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.