Thiên Sứ Gàn đã viết về “Chiến Tranh kinh tế Mỹ Trung” và những gì xảy ra cho hôm nay. Thiên Sứ Gàn nhiều lần cũng xác định rằng:
“Cuộc chiến tranh kinh tế Mỹ Trung, là cuộc chiến tranh nhân đạo nhất trong lịch sử văn minh nhân loại, để giành ngôi vị bá chủ thế giới”. Và rằng: “Nếu ngôi vị bá chủ thế giới không thể kết thúc vì ‘Chiến tranh thương mại” thì nó sẽ được thay bằng “Chiến tranh”‘ với đúng nghĩa đen của nó.
Bây giờ đọc lại bài này của chính Thiên Sứ Gàn viết, mới thấy sự ứng nghiệm cho những gì đã phân tích từ 400 năm trước, cho những kẻ ngộ độc xì dầu vẫn còn chưa tỉnh lại.
Bài chép lại trên Fb của lão Gàn.
21 tháng 9, 2018
Đã chia sẻ với Công khai

CHIẾN TRANH “KINH THẾ” MỸ TRUNG – I.
Thưa quý vị và các bạn.
Có lẽ tôi là người bình luận sớm nhất về mối quan hệ giữa Hoa Kỳ – Trung Quốc và vấn đề Biển Đông. Tiểu luận đầu tiên – từ 2008 – phân tích về vấn đề này, chính là topic “Việt sử 5000 năm văn hiến và vấn đề Biển Đông”, trên dd lyhocdongphuong.org.vn. Những gì đã thể hiện trong tiểu luận này, đều diễn biến chính xác đến tận ngày hôm nay.
Cũng từ rất lâu, tôi cũng xác định rằng: Cuộc chiến thương mại,hoặc chiến tranh Nóng hay Lạnh giữa Mỹ Trung, sẽ là diễn biến của “Canh bạc cuối cùng”, nhằm quyết định ngôi vị “BÁ CHỦ THẾ GIỚI” trong cuộc “Hội nhập toàn cầu”. Đó chính là một chặng đường kết thúc lịch sử tiến hóa quan trọng của toàn bộ lịch sử nền văn minh nhân loại, để nó tiếp tục phát triển sang một giai đoạn mới hoàn toàn về bản thế cấu trúc nền văn minh nhân loại.
Trong cuộc “Hội nhập toàn cầu” này sẽ không có “Đa cực”. Nếu còn khái niệm “Đa cực” thì không thể có vấn đề “hội nhập toàn cầu” – với tư cách là một quy luật tiến hóa của vũ trụ, không thể đảo ngược. Lý thuyết về “Hội nhập toàn cầu” – nhân danh nền văn hiến Việt – là lý thuyết chủ đạo để tôi căn cứ vào đó, xác định tất cả mọi diễn biến các vấn đề thời sự quốc tế, trong đó có cuộc chiến kinh tế Mỹ Trung.
Tất cả mọi hiện tượng phát triển, từ mạng internet, Al,..vv,,,cho đến các lý thuyết khoa học mũi nhọn…vv…đều thể hiện cho quy luật thống nhất toàn thể xã hội loài người của nền văn minh này.
Nói theo ngôn ngữ Toán học của “Nghịch Lý Cantor” – thì lý thuyết “Hội nhập toàn cầu” – nhân danh nền văn hiến Việt -là tập hợp lớn nhất có tính quyết định tất cả mọi sự kiện diễn biến của các sự kiện trong tập hợp của nó.
Bởi vậy, cuộc chiến kinh tế Mỹ Trung phải kết thúc, với “Bên thắng cuộc” và không có đầu hàng cho bên thua cuộc. Bởi nếu, chấp nhận đầu hàng – dưới hình thức một cuộc đàm phán thương lượng nào đó, thì sẽ còn tồn tại “Đa cực”. Cho nên cuối cùng nó cũng phải bị xóa bỏ khi thế giới hội nhập hoàn toàn. Do đó, vấn đề thương lượng – đầu hàng – cũng chỉ là cục bướu của lịch sử và cuối cùng cũng phải cắt bỏ.
21 tháng 9, 2018
21 tháng 9, 2018
Đã chia sẻ với Công khai

CHIẾN TRANH “KINH THẾ” MỸ TRUNG – II
Tiếp theo.
Ngài Đặng Tiểu Bình, khi sinh thời phát biểu:
“Tất cả những nước làm ăn với Mỹ đều giàu!”.
Xét về phượng diện kinh tế thì hoàn toàn chính xác. Nhưng nếu xét một cách toàn diện, bao gồm cả yếu tố cấu trúc xã hội của các nước làm ăn với Hoa Kỳ thì không phải hoàn toàn như vậy. Và ngay cả xét trên phương diện kinh tế làm ăn với Hoa Kỳ, nó còn tùy thuộc vào thứ tự ưu tiên của chính nước Mỹ. Do đó, chỉ có thể nói rằng: Những nước làm ăn với Hoa Kỳ đều có sẵn một yếu tổ cần để phát triển thì chính xác hơn. Bắt đầu từ kế hoạch phục hưng châu Âu (European Recovery Program – ERP) của Hoa Kỳ. Kế hoạch này đã sản xuất ra hàng loạt các siêu cường, phục hồi và phát triển sau thế chiến thứ II. Mà trước đó, họ tan nát như cái mền rách vì chiến tranh. Ngay sau đó là sự “Phát triển thần kỳ của Nhật Bản”, vốn được ca ngợi như một nỗ lực vượt trội của nước Nhật. Nhưng tất cả các nhà phân tích đều quên, hoặc cố tình quên một siêu cường đứng đằng sau: chính là Hoa Kỳ. Các hiện tương thần kỳ về kinh tế, thành Rồng, thành Hổ như Singapore, Nam Hàn…đều tương tự như vậy. Thậm chí, trong chiến tranh Lanh, cả nước Hy Lạp được bơm tiền và tạo điều kiện để làm hàng mẫu cho sự thịnh vượng chung của nền kinh tế tự do là Hy Lạp. Nước này cũng rất phát triển. Tất nhiên, sau chiến tranh Lạnh kết thúc. Nước Hy Lạp trở về với thực trạng của nó và cũng đang khủng khoảng.
Sự khủng khoảng của Hy Lạp là một ví dụ cho luận điểm của tôi, về việc làm ăn với Huê Kỳ chỉ là một yếu tố cần, và không phải duy nhất cho sự phát triển kinh tế.
Sự phát triển kỳ diệu của Trung Quốc lục địa cũng không nằm ngoài yếu tố này. Hàng xuất khẩu của Tàu ồ ạt tuồn sang Hoa Kỳ và là thu nhập kinh tế quan trọng – với thăng dự giá trị thương mại hàng trăm tỷ Dollar – để đất nước này phát triển. Trong đó có cả hàng ..”giả” (Vừa rồi trên Fb, có một vị nào đó nói, bên Hoa Kỳ không có hàng giả. Vớ vẩn! Bạn nào muốn mua hàng tiêu dùng giả của bất cứ hãng nào, lão đây mua cho, kể cả bằng lái xe. Lão bán giá inbox + ship. Hì).
Tất nhiên, nó không phải là yếu tố duy nhất, như tôi trình bày ở trên. Mà nó còn do quyết tâm của các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh với tài năng của họ.
Nhưng tôi vẫn cần xác định rằng: Làm ăn với Hoa Kỳ – và tùy thuộc vào thứ tự ưu tiên của họ – là một yếu tố CẦN. Còn nếu quốc gia nào, tuy làm ăn tích cực với Hoa Kỳ, nhưng không phải là đối tác ưu tiên và với một xã hội quản trị, tổ chức lòng lẻo thì wên nhanh nhé!
Tuy nhiên, ngay cả những xã hội có tổ chức và quản lý xã hội tuyệt hảo thì khi làm ăn với Hoa Kỳ – trong tư thế ưu đãi Tối huệ quốc – họ có thể đưa đất nước của họ phát triển thành Rồng, thành Hồ – như đã nêu trên – thì một yếu tố cực quan trọng tạo ra một mối tương tác quyết định, lại chính là sự phụ thuộc vào nền kinh tế của Hoa Kỳ.
Những chính trị gia ở những quốc gia này, thường phát biểu một câu an ủi và sặc mùi chính trị cho sự bình yên nơi trần thế, là “Những nền kinh tế phụ thuộc lẫn nhau”. Nếu nói “toạc móng lợn” thì không hề có “những nền kinh tế phụ thuộc lẫn nhau”. Mà là nó lệ thuộc vào nền kinh tế Hoa Kỳ. Ngoại trừ tất cả thế giới này: “Một! Hai! Ba”. Nghỉ chơi với Hoa Kỳ ra! Nhưng điều này không bao giờ xảy ra, cho dù Đức Giáo Hoàng nhân danh Chúa kêu gọi cả thế giới tẩy chay Hoa Kỳ. Nó giống như việc tìm kiếm người “Ngoài Trái đất” vậy.
Cần xác định ngay rằng: Sự phát triển thành siêu cường thứ II trên thế giới của Trung Quốc lục địa, gần như gắn chặt với giao dịch thương mại với Hoa Kỳ – một đất nước chiếm 50 % tổng sản phẩm thế giới. Đó là bản chất của vấn đề. Nhưng có vẻ như Bắc Kinh không nhận ra điều này. Hoặc hiểu sai vấn đề.
Phân tích về việc này, tôi đã nói từ 2008 – trong topic “Việt sử 5000 năm văn hiến và vấn đề Biển Đông”. Và việc làm ăn Tối huệ quốc với Hoa Kỳ, đó là phần tiền công mà Bắc Kinh được hưởng, vì đã ủng hộ Hoa Kỳ trong việc gây sức ép khiến Liên Xô sụp đổ. Nhưng điều đó không có nghĩa là Hoa Kỳ “chai hia” cho Bắc Kinh cái thế giới này.
Ngài Đặng Tiểu Bình đã phát biểu: “Không bao giờ có ý định làm bá chủ thế giới” (Xem hình minh họa kèm theo – Nguồn Fb Nhà báo Nguyễn Huy Cường). Và ngay cả các phát biểu của các nhà lãnh đạo Bắc Kinh gần đây, cũng lặp lại tương tự. Nhưng đấy là chuyện “nói chơi cho vui”. Và bản thân ngài Đặng cũng vẫn nhắc nhở các thế hệ kế tiệp sự nghiệp của ngài về việc “Giấu mình chờ thời”. Điều này, có nghĩa là: “Khi gặp thời” thì hãy alaxo, xung phong lên, mần cái bá chửi thế giới!
Về lý thuyết, Bắc Kinh vẫn ra rả :”Phát triển trong hòa bình”. Trước hết lão Gàn xin: “Cảm ơn tư tưởng tốt!”. Nhưng với các chính khứa quốc tế, đầu có những cục sạn to đùng, với thói quen nghề nghiệp, họ thừa biết bản chất của chính trị nó chân thật đến mức nào. Nên họ ko thể tin được cái “Trỗi dậy trong hòa bình” của Tàu. Vào năm 1999 – một quả rocket bắn nhầm vào Đại sứ quán Bắc Kinh ở Kosovo, như một lời quảng cáo. Nhưng lúc đó, có vẻ Hoa Kỳ và Đồng minh không nghĩ rằng tình hình lại tồi tệ đến mức như vậy.
Tuy nhiên, mọi chuyện khác hẳn với những diễn biến sau đó.
Còn tiếp.
Đã chia sẻ với Công khai

CHIẾN TRANH “KINH THẾ” MỸ TRUNG – III
Tiếp theo.
Thưa quý vị và các bạn.
Phần trước tôi đã trình bày về bản chất của việc trao đổi thương mại với Hoa Kỳ – một nước chiếm đến 50% sản lượng kinh tế toàn cầu – luôn luôn là có lợi trong việc phát triển vì một thị trường quá lớn. Với một nước kém phát triển, thì chỉ cần những hiệp định thương mai song phương với Hoa Kỳ đủ làm giàu. Quan điểm của tôi, chưa cần đến WTO, hoặc TTP đối những nước kém phát triển. Với những nước phát triển, sản lượng sản phẩm dư thừa lớn, mới cần đến thị trường rộng hơn. Do đó họ mới cần đến các Hiệp định đa phương trong các tổ chức như WTO, hoặc TTP.
Trung Quốc lục địa, một đất nước đông dân, tổng sản lượng sản phẩm rất lớn – Mặc dù chia theo đầu người có thể rất nhỏ. Do đó, việc thương mại song phương với Hoa Kỳ và Đồng Minh sẽ thu lợi – ít nhất cho sự phát triển bình thường. Chưa nói đến thặng dư giá trị lên đến hàng trăm tỷ Dollar. Và chưa nói đến các dòng đầu tư từ Hoa Kỳ và Đồng minh. Với tổng sản lượng quốc gia lớn như vậy, họ cần đến các hiệp định đa phương về thương mại.
Sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc trong nhiều năm qua, tôi có thể dự đoán – bởi tính quy luật tất yếu – rằng: Nó chỉ có thể phát triển ở những thành phố trọng điểm và những ngành khoa học mũi nhọn, hoặc cần thiết , như Quốc phòng… Nhưng chưa thể là một sự phát triển toàn diện.
Do đó, lúc ấy, sự phân biệt giàu nghèo sẽ tăng lên, mâu thuẫn xã hội sẽ xuất hiện sâu sắc hơn nhiều so với việc cả nước đều nghèo như nhau. Chưa nói đến các mâu thuẫn xã hội sẽ phát triển vì những chuẩn mực xã hội cũ bị phá vỡ, chuẩn mực xã hội mới chưa kịp hình thành, bởi những nhà hoạch định ở cấp thượng tầng. Và đây là một điều rất khó khăn. Nó chỉ dành cho những người lãnh đạo có chỉ số IQ cao và phải đặc biệt am hiểu các quy luật tương tác xã hội, cuộc sống và con người – theo kiểu “Thuận Thiên thừa vận…”.
Một trong những khủng khoảng chuẩn mực xã hội, chính là nạn tham nhũng khủng khiếp đã xảy ra ở Trung Quốc, mà mọi người đọc được qua các phương tiện thông tin đại chúng đều biết rõ.
Đã không dưới một lần, trên ddlyhocdongphuong.org.vn, tôi đã xác định rằng: ngài Tập có thể bắt hết những kẻ tham nhũng, nhưng không thể tận diệt tham nhũng. Bởi chính căn nguyên của nó là sự khủng khoảng chuẩn mực xã hôi.
Đáng nhẽ ra, Bắc Kinh phải tiếp tục ổn định và cân bằng xã hội của họ và tiếp tục “Ẩn minh chờ thời” theo lời khuyên của ngài Đặng Tiểu Bình.
Nhưng tiếc thay! Bắc Kinh đã thể hiện tham vọng của họ quá sớm.
Từ 10 năm trước, một vị Đô Đốc Hải quân của Tàu, đã công khai đề nghị Tư lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, là: “Hãy để Trung Quốc bảo vệ hòa bình thế giới vùng Tây Thái Bình Dương, thay thế cho Hoa Kỳ!”. Tất nhiên câu trả lời không khó đoán là “No! Không bao wờ”. Hì.
Cả một hệ thống chính trị Hoa Kỳ bắt đầu phải báo động vì tham vọng quá rõ của Bắc Kinh. Họ phải quay trở lại Tây Thái Bình Dương với “quyền lợi căn bản”, để đối phó với quyền lợi cốt lõi” của Bắc Kinh ở đây. Nhiều chính trị gia Hoa Kỳ và trên thế giới, cho rằng chính quyền ngài Barak Obama nhu nhược, không quyết đoán. Với cái nhìn của tôi thì hoàn toàn không phải như vậy. Mà thời gian ngài Obama cầm quyền, chỉ là thời gian đệm cho những quyết định cứng rắn của ngài Donnal Trump ngày nay. Nước Mỹ không thể xuất chiêu mà không có sự chuẩn bị. Khi ngài Donal Trump lên cầm quyền, thời gian chuẩn bị đã hoàn tất của chính phủ nhiệm kỳ trước – kể cả việc kiểm tra sẵn sàng của những hệ thống tên lửa chiến lược mang vũ khí hạt nhân, vốn ngủ quên đã hơn 20 năm, kể từ khi chiến tranh Lạnh chấm dứt.
Đến khi ngài Trump lên nắm quyền, thì ngoài việc ổn đinh nền kinh tế Hoa Kỳ thì điều kiện đã đầy đủ để tiến hành bản nhạc giao hưởng bi tráng, mang tên “Canh Bạc cuối cùng”. Nhưng với hơn 200 tỷ Dollar áp thuế lên hàng xuất khẩu, mới chỉ là khúc dạo đầu của bản giao hưởng bi tráng.
Còn tiếp.
21 tháng 9, 2018
21 tháng 9, 2018
Đã chia sẻ với Công khai

CHIẾN TRANH “KINH THẾ” MỸ TRUNG – IV
Tiếp theo.
Thưa quý vị và các bạn.
Lịch sử nền văn minh nhân loại đã cho thấy những cấu trúc xã hội loài người nhỏ lẻ, lần lượt bị thâu tóm trong những tập hợp lớn hơn. Cuối cùng trở thành những quốc gia và những liên bang. Tiếp theo là những bá chủ khu vực – như hai cuộc Đại chiến thế giới I & II. Đến nay là cuộc hội nhập toàn cầu. Tóm lại, sự phát triển của nền văn minh theo đúng quy luật của “Nghịch lý toán học Cantor” với sự phát triển hình tháp. Và nó cũng được phản ánh theo đúng mô hình tập hợp này của thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền văn hiến Việt.
Nhưng, như tôi đã trình bày ở bài trước, Bắc Kinh đã thể hiện tham vọng của mình quá sớm, khiến Hoa Kỳ và Đồng Minh phải giật mình tỉnh ngủ. Và cuộc chiến tranh kinh tế này, chỉ mới là khúc nhạc dạo đầu của bản giao hưởng mang tên “Canh bạc cuối cùng”.
Mục đích cuối cùng của Hoa Kỳ là cấm vận hoàn toàn Bắc Kinh. Hàng Trung Quốc nhập vào Hoa Kỳ, sẽ may lắm là hàng xách tay qua con đường tiểu ngạch. Lúc ấy, mọi người có thể phóng to những xe tải dưa hấu của Việt Nam xuất sang Trung Quốc bị cấm nhập, và những nhà nông và nhà buôn Việt khốn khổ như thế nào, để tưởng tượng một đất nước Trung Hoa với hàng núi hàng hóa không thể xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Trung Quốc có thể nghĩ rằng họ xuất sang những nước láng giềng và vài nước mà họ ảnh hưởng. Điều này, cũng giống như nhà buôn, hoặc nhà nông Việt bán đổ bán tháo dưa hấu vậy.
Những nhà phân tích lạc quan của cả Trung Quốc và nước ngoài cho rằng: Trung Quốc sẽ không thể sụp đổ, dù thua trong cuộc chiến tranh kinh tế này. Bởi tối thiểu họ cũng trở thành một xã hội khép kín và tự phát triển với một dân số bằng 1/ 5 thế giới.
Nhưng đấy chỉ là một thứ phân tích với logic hình thức. Đất nước Trung Quốc không thể tự phát triển với tài nguyên chỉ lấy ở trong nước. Cho nên, khi đã bị khống chế và phong tỏa thì việc mất cân đối và khủng hoảng kinh tế chắc chắn sẽ xảy ra. Một mình Hoa Kỳ chiếm đến 50% sản lượng kinh tế thế giới. Và các siêu cường Đồng minh khiêm tốn là 20 % còn lại. Điều này có nghĩa họ phải chi phối hơn 70 % tài nguyên toàn cầu để phát triển. Đương nhiên, Trung Quốc chỉ có thể tồn tại khép kín, với điều kiện sản xuất trở về thới kỳ 50 năm trước và sự mất cân đối nghiêm trọng về lao động và tài nguyên.
Thật là buồn cười, khi những nhà chiến lược Trung Quốc lục địa ảo tưởng rằng, có thể liên minh với EU và một số Đồng minh của Hoa Kỳ, như Úc để chống lại Hoa Kỳ. Trên thực tế, điều này đã bị từ chối thẳng thừng. Những nhà chiến lược sừng sỏ của những nước này, biết rất rõ mối quan hệ của họ với Hoa Kỳ chặt chẽ, có tính sống còn như thế nào.
Nhưng, dù bị thất bại trong cuộc chiến kinh tế này, và Trung Quốc phải quay về thời kỳ của 50 năm trước với một sự khủng hoảng xã hội trầm trong và những mâu thuẫn xã hôi đạt đỉnh, thì không có nghĩa đế chế Trung Hoa bị sụp đổ ngay.
Vấn đề sẽ không hề đơn giản như vậy.
Đã chia sẻ với Công khai

CHIẾN TRANH “KINH THẾ” MỸ TRUNG – V
Tiếp theo và hết.
Thưa quý vị và các bạn.
Có thể có người cho rằng: Quan hệ Mỹ Trung sẽ không đến nỗi “cạn tàu ráo máng”, đến mức cấm vận hoàn toàn một siêu cường như Trung Hoa; hoặc Hoa Kỳ không có khả năng này. Vâng! Cũng có thể. Nhưng tôi muốn dùng một hình tượng nhằm xác định một cuộc chiến không khoan nhượng. Tức là cuối cùng, mục đích của cuộc chiến kinh tế do Hoa Kỳ phát động, phải dẫn đến một cuộc khủng khoảng xã hội và đẩy những mâu thuẫn xã hội Trung Quốc lên đến đỉnh điểm. Nhiều người lập luận rằng: Hoa Kỳ thiếu tự tin, hoặc sợ Trung Quốc, nên phải ra tay trước. Nhưng vấn đề chính trị quốc tế, không thể mô tả bằng quan hệ tâm lý xã hội ở làng Vũ Đại. Họ quên mất rằng: Hoa Kỳ đã chuẩn bị cho cuộc chiến này lâu rồi. Và Hoa Kỳ là nước mạnh nhất trên thực tế toàn cầu hiện nay. Cho nên, họ không thể lịch sự chào buổi sáng và rất lấy làm cảm ơn, nếu Bắc Kinh tự thỏa thuận giảm kim ngạch xuất khẩu với Hoa Kỳ. “Tiên hạ thủ vi cường”, đây là câu ngạn ngữ của chính người Trung Quốc.
Một sự phân tích sai, do mục đích quảng cáo (Tôi tránh dùng từ tuyên truyền); hoặc hiểu sai do sự hạn chế về tính tổng hợp của tư duy, sẽ dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng và có thể đẩy cả một quốc gia đến chỗ sụp đổ. Ngay cả thời gian rất gần đây, hẳn một giáo sư kinh tế tên tuổi của chính Trung Quốc, còn tự tin phát biểu rằng – đại ý: Hoa Kỳ không dám gây chiến trannh kinh tế với Trung Quốc và rằng Hoa Kỳ sẽ thất bại. Lập luận của vị này đã đưa lên Fb của tôi. Nhưng rõ ràng những diễn biến dồn dập của sự áp thuế gần đây của ngài Donald Trump, đã cho thấy sai lầm cực kỳ nghiêm trọng khả năng tư duy của vị GS này. Tất nhiên, với những luận điểm sai lầm của một nhà kinh tế nổi tiếng Trung Quốc, đã góp phần rất quan trọng, khiến Bắc Kinh quá tự tin vào sức mạnh kinh tế của mình, nên sẵn sàng phản kích mạnh mẽ với cuộc chiến kinh tế này. Những sự ca ngợi sức mạnh kinh tế của Bắc Kinh và sự dự báo cho những thất bại của Hoa Kỳ, đã kéo Bắc Kinh vào một cuộc chơi, mà tính chính danh thuộc về kẻ mạnh. Hoa Kỳ từ một người chủ động trong cuộc chiến kinh tế, trở thành một nạn nhận buộc phải phản ứng để bảo vệ quyền lợi của mình. Đúng là “Ngu xuẩn công nhiệt tình, trở thành phá hoại”.
Trung Quốc sau khi lôi kéo Đồng minh của Hoa Kỳ hợp tác chống Mỹ thất bại, quay sang kiện Hoa Kỳ lên WTO?! Hơ! Buồn cười thật! Trong khi chính Hoa Kỳ cũng đang muốn rút khỏi WTO. Và ngày xưa, trong men chiến thắng khi Liên Xô sụp đổ, Hoa Kỳ còn muốn giải tán cả Liên Hợp Quốc. Với những hành xử hiện nay, tôi có lẽ không sai lầm khi xác định rằng: Bắc Kinh ko những sai lầm nghiêm trong về chiến lược, mà còn cả sự ngây thơ về các mối quan hệ quốc tế. Bởi vậy, cuộc chiến kinh tế phát triển rất nhanh và không còn thời gian cho hai bên kịp dừng lại. Nó mới bắt đầu vài chục tỷ Dollar, rất nhanh chóng lên hơn 200 tỷ. Và một tương lai gần hơn, sắp lên tới toàn bộ hàng xuất khẩu của Trung Quốc lên Hoa Kỳ. Nếu đến lúc đó, mà những giáo sư, viện sĩ kinh tế hàng đầu của Bắc Kinh, vẫn tự tin về một chiến thắng cuối cùng và được các dư luận viên nhiệt liệt ùng hộ, thì lúc đó sẽ là một cuộc cấm vận hoàn toàn.
Bắc Kinh sẽ không thể sụp đổ, cho dù hàng triệu người xuống đường vì khủng khoảng và mâu thuẫn xã hội. Nhưng đó sẽ là những nguyên nhân, để dẫn đến những lý do khởi đầu một cuộc chiến tranh thật sự, hiểu theo nghĩa cổ điển về khái niệm “Chiến tranh”.
Chẳng ai muốn chiến tranh cả! Từ những chính khách đứng đầu của những siêu cường, cho đến kẻ ăn mày thành Bát Da, nếu được hỏi thì tất cả thống nhất về tính yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Nhưng thế giới này, vẫn còn sự đe dọa bởi những cuốc chiến cho dù ngoài ý muốn của con người.
Xin cảm ơn sự quan tâm của quý vị và các bạn.