Bài này tôi viết đã lâu, nhưng xem lại nó mới có phần tư liệu và chưa có một hệ thống luận cứ của tôi bàn về vấn đề này. Hôm nay, tôi chỉ thêm mấy dòng này và cái tựa. Phần dưới đây chỉ là tư liệu.
*
Trí tuệ có thể sản sinh những sản phẩm khoa học “cao siêu” nhưng không có nghĩa là nó đủ cao siêu để kiểm soát được những gì mình tạo ra. Điều lo ngại nhất là, nếu thiếu khả năng kiểm soát khoa học cũng gây ra những hệ lụy khó lường về tinh thần xã hội. Việc cấy ghép não trên đầu người, mà Tech Insider nêu trong tương lai, thực ra đã được cân nhắc từ thế kỉ trước, song chưa diễn ra vì còn những lo ngại về đạo đức. Cuối thế kỉ 20, sau khi Robert White, nhà nghiên cứu não người Mỹ cắt ghép đầu khỉ, ông đã ấp ủ giấc mơ ghép đầu hoặc não người. Tuy nhiên, ông đã phải đối mặt với một phạm trù thiêng liêng – linh hồn người. “Không ai lại có ý định đi tìm linh hồn trong lá gan hoặc trong cánh tay. Linh hồn chỉ nằm duy nhất trong cái đầu”, White nói. Cái đầu của người này được lắp vào thân của người kia, vậy cơ thể mới thuộc về ai và linh hồn là của người nào? Con người mới được hiến tặng cơ thể sẽ thuộc về gia đình nào? Đây quả là những câu hỏi khó đối với bác sĩ, luật sư và các nhà triết học. Một ví dụ khác, việc ươm bộ phận thay thế, cho thấy khoa học không tồn tại độc lập mà mỗi bước chân của nó có thể in vết lõm trên tinh thần con người. Năm 2004, để cứu một cậu bé người Anh, Joshua Fletscher, thoát khỏi một căn bệnh máu quái ác, các nhà khoa học cần một tế bào gốc phù hợp với cậu. Do đó, một đứa em tương lai của Joshua đã được tạo ra trong ống nghiệm, được cấy vào bụng mẹ để có thể hiến tặng tế bào cho cậu. Điều này làm một số nhà triết học băn khoăn rằng người em của Joshua sẽ phản ứng như thế nào khi biết mục đích mình được ra đời là trở thành phương tiện cứu anh trai.
Our Visitor
0
1
2
2
6
3














Powered By WPS Visitor Counter