BẢN THỂ NỘI HÀM KHÁI NIỆM PHẠM TRÙ LỄ TRONG VĂN MINH ĐÔNG PHƯƠNG.

Thưa quý vị và các bạn.
Trong bài viết: “Vì sao phải bỏ “Tiên học Lễ, hậu học văn?” trước bài này, tôi có nhận xét cho rằng: Chẳng còn mấy ai hiểu về bản thể nội hàm khái niệm Lễ là gì? Người ta không thể bỏ, hoặc công nhận một phạm trù, do chính con người đặt ra – nhưng do thất truyền – nên không hiểu bản chất của nó là gì. Khi không hiểu bản chất của Lễ thì cũng không hiểu luôn cả giá trị tương tác của nó lên cuộc sống con người.
Bởi vậy, không quản tài hèn, tôi viết bài này phân tích về nội hàm khái niệm Lễ để chia sẻ với quý vị các bạn.
Tôi xin bắt đầu bằng nhận xét của ngài SW Hawking, một thiên tài Vật Lý Lý thuyết của nền văn minh hiện đại, đã phát biểu rằng:
“Nếu một ngày nào đó chúng ta tìm ra được Lý thuyết thống nhất, thì những hiểu biết về quy luật vũ trụ sẽ giúp điều hành xã hội của chúng ta”.
Thưa quý vị và các bạn.
Trong hai cuốn sách đã xuất bản của tôi: “Minh triết Việt trong văn minh Đông phương” Nxb HD 2019, và “Tìm về cội nguồn kinh Dịch” Nxb HD 2020, tôi đã xác định rằng:
Thuyết ADNh & kinh Dịch là ba bộ phận cấu thành của một hệ thống Lý thuyết hoàn chỉnh và đó chính là Lý thuyết thống nhất vũ trụ, mà nhân loại đang tìm kiếm.
Thuyết ADNh &Kinh Dịch không thuộc về nền văn minh của chúng ta. Nó thuộc về một nền văn minh có trước chúng ta, mà tôi đặt tên là văn minh Atlantic.
Tất nhiên, theo quy luật chung thì nền văn minh tìm ra lý thuyết đó, sẽ ứng dụng những quy luật vũ trụ để điều hành xã hội của họ. Và nó phải để lại những di sản của các phương pháp điều hành xã hội thuận theo quy luật vũ trụ, trong Lý thuyết thống nhất mà họ tìm ra và đã mô tả nó. Lễ chính là một phạm trù thuộc hình thái ý thức xã hội, do nhận thức quy luật vũ trụ của con người, để điều hành xã hội trong quan hệ giữa con người với con người. Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, Lễ có chức năng quản lý điều hành xã hội ngang với Luật pháp, Đạo đức. Cho nên, không thể hiểu một cách đơn giản:
Lễ chỉ là “áo thụng vái nhau”, quỳ mọp, tung hô “Hoàng Đế vạn tuế, vạn vạn tuế”; hoặc “Mởi bác ngồi chơi! Sơi nước”…Đó chỉ là “Nghi” Lễ, tức là hình thức của Lễ. Nó không phải bản thể của Lễ. Khái niệm “Nghi” cho thấy nó không phải cái tuyệt đối không thể thay đối, cứng nhắc. Nó có thể và cần phải thay đổi theo thời đại, tương ứng với sự phát triển  của mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội.
Là hệ quả ứng dụng của một học thuyết thống nhất vũ trụ (Thuyết ADNh & Kinh Dịch – nhân danh nền văn hiến Việt), tất nhiên Lễ phải có sự liên hệ với những nguyên lý căn bản của học thuyết này.
Để quý vị và các bạn chưa có điều kiện nghiên cứu sâu về Lý học Đông phương, có những khái niệm căn bản và từ đó liên hệ đến ba phạm trù thuộc hình thái ý thức xã hội, ứng dụng trong điều hành xã hội, gồm Đức trị; Lễ trị và Pháp trị; sau đây tôi sẽ trình bày những mô hình biểu kiến mô tả những nguyên lý căn bản của thuyết ADNh & Kinh Dịch.

I. NHỮNG NGUYÊN LÝ CĂN ĐỂ CỦA THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH &KINH DỊCH.
Nguyên lý căn để mang giá trị cốt lõi cho mọi ứng dụng của nền Lý học Đông phương – nhân danh nền văn hiến Việt, một thời huyền vĩ bên bờ Nam sông Dương Tử từ gần 5000 năm trước – Đó là mô hình Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà đồ. Bắt đầu từ mô hình này, xóa sổ huyễn tưởng của thế nhân, từ hàng ngàn năm qua, chấp vào quan niệm: nền văn minh Đông phương có nguồn gốc từ nền văn minh Hán. Tôi đã chứng minh tính hợp lý lý thuyết của mô hình này trong hai cuốn sách giới thiệu ở trên. Nếu quý vị và các bạn chưa thể chia sẻ, hoặc công nhận nguyên lý căn để “Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt” thì hãy tạm coi như là một tiền đề, trong hệ thống luận cứ – nhân danh nền văn hiến Việt – nhằm chứng minh tính ứng dụng của quy luật vũ trụ, trong điều hành xã hội của phạm trù Lễ, là chủ đề của bài viết này.

MÔ HÌNH NGUYÊN LÝ CĂN ĐỂ HẬU THIÊN LẠC VIỆT PHỐI HÀ ĐỒ.

 

 

 

 

 

 

 

 

Trên cơ sở này, chúng ta có hai tập hợp được thể hiện bằng hai tam giác “Ngôi sao Davit” mô tả như sau:

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó gồm tập hợp Tam Dương. Đây chính là mô hình chuẩn mô tả nội dung trên bản văn bằng đất sét của nền văn minh Sumer> “Trên Trời chỉ có ba”:

 

 

 

 

 

 

Và Tam Âm. Đây chính là mô hình chuẩn mô tả nội dung trên bản văn bằng đất sét của nền văn minh Sumer> “Dưới Đất chỉ có ba”:

 

 

 

 

 

 

 

Tôi cũng xin lưu ý quý vị và các bạn là: Chỉ có mô hình nguyên lý căn để “Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ” – nhân danh nền văn hiến Việt – mới thể hiện được mô hình hệ quả của nó  Tam Âm/ Tam Dương như đã trình bày ở trên. Mô hình “Lạc Thư phối Hậu Thiên Văn Vương” theo cổ thư chữ Hán không thể thực hiện được điều này.
Trong hệ thống 64 quẻ Dịch Hậu Thiên, có quẻ thứ 11, gọi là “Địa Thiên Thái”:
Ký hiệu của quẻ Địa Thiên Thái – trong đó có ba vạch liền phía dưới là quái Càn và ba vạch đứt phía trên là quái Khôn.

 

 

 

Đây là quẻ tốt nhất trong chu kỳ vận động và tương tác của vũ trụ đến với Địa cầu, trong toàn bộ hệ thống 64 quẻ của Hậu Thiên.
Như vậy, tôi đã trình bày xong về những mô hình mang tính nguyên lý căn để của thuyết ADNh & Kinh Dịch, được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt. Quý vị và các bạn có thể thừa nhận tính hợp lý lý thuyết của mô hình này, hoặc không thừa nhận và như tôi đã trình bày. Nhưng quý vị và các bạn có thể tạm coi như là những tiền đề (Không phải tiên đề), để tiếp tục quán xét vấn đề phạm trù Lễ – hệ quả của những tiền đề này – trong việc điều hành, tổ chức và quản lý xã hội, như ngài SW Hawking đã nói tới, mà tôi đã trình bày ở trên.
Bây giờ, tôi tiếp tục trình bày về vấn đề ứng dụng cặp phạm trù Âm Dương của thuyết ADNh & Kinh Dịch trong việc điều hành xã hội.
II/ CẶP PHẠM TRÙ ÂM DƯƠNG TRONG VIỆC ĐIỀU HÀNH, TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ XÃ HỘI.

II. I/ SỰ MƠ HỒ NỘI HÀM KHÁI NIỆM ÂM DƯƠNG TRONG CỔ THƯ CHỮ HÁN
Có thể nói: Ứng dụng khái niệm Âm Dương vào việc điều hành và tổ chức quản lý xã hội được nói tới trong Sử Ký Tư Mã Thiên, Trần Bình thế gia. Trong đó Tể Tướng Trần Bình xác định công việc của Tể Tướng là giúp vua “Cân bằng Âm Dương”.
Nhưng nội hàm khái niệm AD như thế nào cho đến thời Tống vẫn hết sức mơ hồ. Chu Đôn Di mô tả Âm Dương như một thực thể tồn tại trong vũ trụ, khi mô tả câu trong Hệ Từ hạ, là: “Thái cực sinh Lưỡng nghi; Lưỡng Nghi sinh Tứ tượng; Tứ tượng sinh bát quái” – như sau:
Thái cực bản Vô cực dã. Thái cực động sinh Dương, Động cực chí tịnh sinh Âm. Âm Dương sinh Lưỡng nghi và Ngũ hành.
Tôi đã chứng minh Chu Đôn Dy sai khi mô tả bản thể nội hàm cặp phạm trù Âm Dương, trong cuốn “Tìm về cội nguồn kinh Dịch” nêu trên. Nói theo cách nói của Đức Phật thì đó là “Thể Tính lẫn lộn, các pháp thế gian không thành lập được”. Sự bí ẩn của nội hàm cặp phạm trù AD trong ứng dụng điều hành xã hội, được thể hiện trong Đại Việt Sử Ký toàn thư. Trong đó quan Ngự sử Bùi Cẩm Hổ, khi Đại Việt bị thiên tai, đã chất vấn Tể Tướng Trần Khắc Chân, như sau: “Ở ngôi vị Tể Tướng, có trách nhiệm cân bằng AD. Nay để thiên tai lũ lụt là tại Tể Tướng” . Tể Tướng Trần Khắc Chân trả lời: “Mưa lũ là việc của Long Vương, không phải việc của ta”. Qua sự kiện này trong Việt sử và luận điểm của Chu Đôn Dy, cho thấy khái niệm cặp phạm trù AD rất mơ hồ.

II. II/ ĐỊNH DANH NỘI HÀM KHÁI NIỆM ÂM DƯƠNG TỪ VĂN HIẾN VIỆT.
Trong hai cuốn sách của tôi nêu trên, đã định nghĩa Âm Dương như sau:
Âm Dương là một cặp phạm trù thuộc tư duy tổng hợp của con người, mô tả tất cả mọi dạng tồn tại của vật chất trong lịch sử hình thành vũ trụ có thể phân biệt.
Có 6 nguyên lý phân biệt vật chất vận động và tương tác ứng dụng trong cặp phạm trù Âm Dương. Trong đó có nguyên lý thứ I, phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt – “Dương tịnh, Âm động”. Theo Chu Đôn Di thì ngược lại – “Dương động, Âm tịnh”. Quý vị và các bạn có thể tham khảo trong 2 cuốn sách nêu trên.

II. III/ ỨNG DỤNG CẶP PHẠM TRÙ ÂM DƯƠNG TRONG ĐIỀU HÀNH XÃ HỘI.
Trên cơ sở phục hồi nội hàm khái niệm AD – nhân danh nền văn hiến Việt – thì “Hình thái ý thức xã hội thuộc Dương”. Sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội và các mối quan hệ xã hội phát triển trên cơ sở sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội thuộc Âm.
Cân bằng AD trong điều hành, quản lý và tổ chức xã hội là luôn phát triển các hình thái ý thức xã hội phù hợp với các vấn đề và sự kiện phát triển tự nhiên của cuộc sống, xã hội và con người.
Trên cơ sở này, chúng ta quay về với nội hàm khái niệm Lễ trong việc điều hành tổ chức và quản lý xã hội.

III/ PHẠM TRÙ LỄ TRONG HÌNH THÁI Ý THỨC XÃ HỘI.
Trên cơ sở phục hồi bản thể nội hàm cặp phạm trù AD trong thuyết ADNh &Kinh Dịch – nhân danh nền văn hiến Việt, một thời huyền vĩ bên bờ Nam sông Dương Tử, trải gần 5000 năm lịch sử – tôi xác đinh rằng:
Lễ là một trong ba phạm trù thuộc hình thái ý thức xã hội, hệ quả của thuyết ADNh &Kinh Dịch ứng dụng trong việc tổ chức, quản lý và điều hành xã hội. Do đó, nó phải có nguồn gốc của nó. Bây giờ chúng ta quay trở lại với mô hình Tam Dương. Quý vị và các bạn xem lại mô hình biểu kiến Tam Dương dưới đây:

 

 

 

 

 

 

Mô hình trên mô tả Tam Dương trong Lục Khí là thực tại tương tác của vũ trụ với Địa Cầu. Trên cơ sở phân loại AD mà tôi đã trình bày tóm tắt ở trên thì mô hình Tam Dương này ứng dụng phân loại thành ba phạm trù mô tả hình thái ý thức xã hội. Ba phạm trù đó là:
1/ Luật pháp> còn gọi là Pháp trị.
2/ Đạo Lý> còn gọi là Đức trị.
3/ Hình thái ý thức xã hội thứ 3, chính là Lễ trị. Một đề tài tranh luận sôi nổi trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nhiều ngày qua.
Cổ thư viết: Dùng Pháp trị thịnh thì con người trở nên lạnh lùng tàn nhẫn, nên phải thay bằng Đức trị; Đức trị thinh, con người trở nên thật thà, chất phác dễ bị lừa dối, nên phải thay bằng Lễ trị; Lễ trị thịnh con người sống hình thức, gia dối, nên lại dùng Pháp trị.
ba hình thái ý thưc xã hội này thay nhau tuần hoàn > “Quân tử tùy thời biến Dịch” > để quản lý, tổ chức và điều hành xã hội thuận theo quy luật của tự nhiên. Thuộc Dương; nên gọi là “Tam Dương khai thái”, trong nguyên lý tổng hợp > “Cân bằng Âm Dương”.
Đây cũng là nội dung một bức tranh dân gian nổi tiếng của làng Đông Hồ Hanoi.

 

 

 

 

 

 

 

 

Còn theo cổ thư chữ Hán thì “Tam Dương khai thái” là ba con dê.

 

 

 

 

 

 

 

 

“Tiết dê hòa rượu vô cùng bổ Dương”. Ấy là cụ Tú Mỡ bảo thế.
Hình thức của Lễ là phong cách giao tiếp trong mọi quan hệ giữa con người với con người và xã hội. Bản thể của Lễ lấy sự tôn trọng con người là căn bản. “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng” là Lễ. Vì là một hình thái ý thức xã hội, nên Lễ cũng phải hiệu chỉnh, thay đổi để phù hợp với sự phát triển các mối quan hệ xã hôi.
Nhờ có Lễ mà những kẻ có sức mạnh không thành hung bạo.
Nhờ có Lễ mà những kẻ có trí không thành kiêu mạn.
Nhờ có Lễ mà những kẻ có quyền lực và giàu có không hống hách, ngạo mạn.
Vào thời cải cách Nhật Hoàng Minh Trị. Khi Nhật Hoàngg cùng các quan Đại thần khánh thành đường sắt đầu tiên của nước Nhật. Họ bước lên toa tàu. Theo Lễ giáo Nhật thì khi vào phòng phải bỏ giầy dép bên ngoài. Nhưng khi xuống sân ga thì tất cả đều…chân không. Ch0 nên sau đó bỏ tục để giầy dep ở bên ngoài những nơi công cộng.
Đây là một thí dụ về sự cân bằng của Lễ với các mối quan hệ xã hội phát triển.
“Tiên học Lễ, hậu học văn” là người xưa muốn khuyên chúng ta phải biết tôn trọng con người, trước khi bước vào đời.
Dịch viết:
“Trí thì cao siêu, Lễ thì khiêm hạ. Cao là bắt chước Trời, thấp là bắt chước Đất”.
Qua đó, quý vị và các bạn thấy rằng: Lễ là một ứng dụng quy luật vận động (Dịch) của vũ trụ (Trời/ Đất), thuận theo tự nhiên của con người.
“Nếu một ngày nào đó chúng ta tìm ra được Lý thuyết thống nhất, thì những hiểu biết về quy luật vũ trụ sẽ giúp điều hành xã hội của chúng ta”.
SW Hawking

Bài này đã được đăng trong Các Đề Tài Khác. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.