CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY LỚP TỬ VI LẠC VIỆT CAO CẤP – KHÓA I
BÀI GIỚI THIỆU
Anh chị em thân mến,
Danh xưng Tử Vi Lạc Việt, không phải là một trường phái, như hàng chục trường phái Tử Vi theo cổ thư chữ Hán. Chưa kể những sự thay đổi một cách cục bộ của các Tử Vi Gia người Việt.
Mà danh xưng Tử Vi Lạc Việt là sự xác định cội nguồn của môn Tử Vi thuộc về nền văn hiến Việt một thời huyền vĩ bên bờ Nam sông Dương Tử.
Cổ sử Việt viết:
“Nước Văn Lang lập quốc vào năm Nhâm Tuất năm thứ 8 vận VII hội Ngọ (2879 Trc CN). Phía Bắc giáp Động Đình Hồ, phía Nam giáp Hồ Tôn, phía Tây giáp Ba Thục, phía Đông giáp Đông Hải, được trị vì, bắt đầu từ thời Hùng Vương thứ I kéo dài 18 thời – theo Hùng triều Ngọc phả – gồm 144 đời vua Hùng thay nhau trị vì. Triều đại Hùng Vương kết thúc vào năm 257 tr CN.
Những dòng chữ trên là lời văn của chính sử, được truyền lại qua các triều đại phong kiến, chứ không phải là truyền thuyết, huyền thoại.
Nền văn hiến Việt, chính là cội nguồn của Lý học Đông Phương, mà tôi đã chứng minh trong những cuốn sách đã xuất bản và các bài viết trên các diễn đàn Lý học. Từ đó, xác định rằng: thuyết ADNh &Kinh Dịch, là một hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh từ một nền văn minh cổ xưa, mà tôi đặt tên là văn minh Atlantic. Dân tộc Việt đã kế thừa những di sản của nền văn minh này. Không chỉ dừng ở đó: Tất cả những giá trị còn lại, mang tính ứng dụng của nền văn minh Đông phương – hệ quả ứng dụng của thuyết ADNh &Kinh Dịch với nguyên lý căn để “Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt”, như : Địa lý Phong thủy, bốc Dịch, Đông y… đều thuộc về nền văn hiến Việt.
Sự sụp đổ của nền văn hiến Việt ở Nam Dương Tử với hơn 1000 năm Bắc thuộc, khiến cho những giá trị đích thực của nó đã thất truyền. Những di sản còn lại, chỉ là những mảnh vụn rời rạc, chắp vá và sai lệch trong quá trình Hán hóa.
Cho nên, cùng với danh xưng Địa lý Lạc Việt, Mai Hoa Việt Dịch …nay là sự xác định chủ thể của nền lý học Đông phương cổ thuộc về nền văn hiến Việt môn Tử Vi Lạc Việt. Tử Vi Lạc Việt như là một công cụ thể hiện, tiếp tục chứng minh một các hoàn chỉnh những di sản Việt, hoàn toàn nhất quán có tính hệ thống với nguyên lý căn để “Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt” trong toàn bộ hệ thống của thuyết ADNh &Kinh Dịch – phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt.
Tính rời rạc, cục bộ và sai lệch của môn Tử Vi theo các di sản bị Hán hóa, thể hiện ở sự tồn tại những trường phái khác nhau của môn Tử Vi nói chung. Do sự thất truyền của một hệ thống lý thuyết ADNh &Kinh Dịch, mà môn Tử Vi – chỉ là hệ quả của lý thuyết này – là nguyên nhân. hình thành các trường phái Tử Vi, thể hiện qua các di sản bằng bản văn chữ Hán của bộ môn dự đoán này.
Phương pháp chứng minh và xác định chủ thể đích thực của Lý học Đông phương, hoàn toàn nhất quán, là: Sử dụng tiêu chí khoa học làm chuẩn mực để thẩm định một lý thuyết khoa học, hoặc một giả thuyết khoa học được coi là đúng.
Tiêu chí căn bản làm chuẩn mực để thẩm định một lý thuyết khoa học, hoặc một giả thuyết khoa học được coi là đúng, phát biểu như sau:
“Một giả thuyết khoa học hoặc một lý thuyết khoa học được coi là đúng, phải giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó, có tính hệ thống, hoàn chỉnh và nhất quán, có tính khách quan, tính quy luật và khả năng tiên tri”
Do đó, việc hiệu chỉnh và hoàn thiện môn Tử Vi Lạc Việt, hệ quả ứng dụng của thuyết ADNh & Kinh Dịch – vốn rời rạc, mâu thuẫn qua các di sản còn lại liên quan, trong cổ thư chữ Hán – trở thành một bộ môn có hệ thống phương pháp luận hoàn chỉnh, nhất quán với hệ thống lý thuyết ADNh & Kinh Dịch là nền tảng của nó – được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt. Khoa Tử Vi Lạc Việt phục hồi, là sự tiếp tục xác định tính khoa học phù hợp với tiêu chí khoa học đã trình bày ở trên, có tính hệ thống, trong tổng thể tri thức Lý học của nền văn minh cổ Đông phương.
Lớp Mai Hoa Việt Dịch, Địa Lý Lạc Việt – là sự tiếp tục xác định các phương pháp ứng dụng hệ quả của thuyết ADNH & Kinh Dịch với nguyên lý căn để “Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt” –thuộc về nền văn hiến Việt.
Trên cơ sở này, khóa học Tử Vi Lạc Việt cao cấp 1, cũng là một sự tiếp tục chứng minh tính khoa học mang tính hệ thống, giải thích và chứng minh một cách hợp lý, bao trùm lên tất cả mọi lĩnh vực của sự phục hồi thuyết ADNh và kinh Dịch, nhân danh nền văn hiến Việt.
Và khóa học Tử Vi Lạc Việt xác định rằng: Tử Vi Lạc Việt, không phải là một trường phái như các trường phái theo các văn bản cổ chữ Hán. Mà nó là sự tổng hợp những di sản còn trong cổ thư chữ Hán mô tả Tử Vi.
Đó cũng là sự tiếp nối hoàn chỉnh của thuyết ADNh và kinh Dịch và là nguyên nhân để nó không phải là một trường phái .
Do đó, Tử Vi Lạc Việt có tính ưu việt – về mặt lý thuyết ứng dụng – là sự tông hợp và hiệu chỉnh những giá trị đích thực cùa môn dự đoán này. Tử Vi Lạc Việt và các môn ứng dụng liên quan đến việc phục hồi nhân nền văn hiến Việt khác, như: Địa lý Lạc Việt , Mai Hoa Việt Dịch…nhằm phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt, đều có sự liên kết có tính hệ thống, nhất quán từ hệ thống lý thuyết căn bản đó là thuyết ADNh và kinh Dịch với nguyên lý căn để là “Hà đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt” vơi sự hoàn chỉnh tất cả mọi vấn đề liên quan đến nó. Nhằm xác định toàn bộ hệ thống cổ học Đông Phương – từ hệ thống lý thuyết căn bản và những hệ quả ứng dụng của nó, thuộc về nền văn hiến Việt .
Chính vì là sự hiệu chỉnh những di sản còn lại đã thất truyền chỉ còn những mảnh vụn rời rạc chắp vá được mô tả trong các bản văn chữ Hán . Cho nên Tử Vi Lạc Việt không phải là sự phủ nhận tất cả, mà là sự hiệu chỉnh trên cơ sở nguyên lý căn để “Hà đồ phối Hậu thiên Lạc Việt”. Trên cơ sở nàyTử Vi Lạc Việt là một phần tử ứng dụng, có tính hệ thống, hoàn chỉnh, nhất quán với thuyết ADNh và kinh Dịch
Những hành vi của con người với những diễn biến của cuộc đời, được dự đoán trong môn Tử Vi đã tồn tại hàng ngàn năm qua, trong xã hội Đông Phương. Và những khả năng dự đoán chính xác, có hiệu quả cho những hành vi của con người trước tương lai, chính là điều kiện cho môn Tử Vi tồn tại cho đến ngày hôm nay. Mặc dù, người ta vẫn chưa hiểu cơ chế nào làm nên khả năng dự đoán kỳ diệu và bí ẩn của phương pháp dự đoán này. Có thể nói rằng, Tử Vi và những bộ môn dự báo của nền văn minh Đông Phương, chính là một thành tố quan trọng làm nên sự bí ẩn của nền văn minh cổ.
Kể từ khi có sự hội nhập của nền văn minh toàn cầu, thì những giá trị của nền văn minh Đông Phương cổ vẫn sừng sững thách đố trí tuệ của nền văn minh hiện đại. Cơ chế nào để cho Tử Vi – cũng như những bộ môn dự báo khác của nền văn minh Đông Phương – có khả năng dự báo một cách chính xác đến từng hành vi của con người?
Khoa học đã xác định rằng: “Không có tính quy luật thì không có khả năng tiên tri”. Vậy thì những đại lượng biểu kiến được mô tả trong các phương pháp dự báo của Đông Phương nói chung và Tử Vi nói riêng, phản ánh những quy luật nào? Hay nói rõ hơn: Những đại lượng đó – đã phản ánh một thực tại khách quan nào, đang vận động nào trong hệ biểu hiện của nó, để nó có một khả năng tiên tri đến huyền vĩ như vậy?
Trong những dữ kiện của phương pháp dự đoán của Tử Vi, hoàn toàn không có những yếu tố thần quyền. Nhưng với mô hình và phương pháp coi Tử Vi, có vẻ như mô tả một thực tại khách quan đang vận động và tương tác có thể dự đoán đến từng hành vi của con người, rất có tính quy luật và khách quan – từ những dữ kiện phụ thuộc vào yếu tố đầu vào, là: năm, tháng, ngày, giờ sinh của người được xem Tử Vi với những kết quả dự báo có thể kiểm chứng được.
Một tiêu chí khoa học xác định rằng:
Một giả thuyết, hoặc một lý thuyết nhân danh khoa học thì mô hình biểu kiến của nó phải phản ánh một thực tại có thê kiểm chứng được.
Trên thực tế phương pháp coi Tử Vi đã xác định rằng:
Tử Vi chỉ là mô hình biểu kiến, mà trên đó thể hiện có tính quy luật vận đông của các đại lượng được gọi là “sao”. Trên cơ sở phân bố các”sao” này tạo ra một mô hình cụ thể, phụ thuộc dự kiện đầu vào là ngày tháng năm sinh.
Cho nên, vấn đề được đặt ra:
Với dữ kiện đầu vào của khoa Tử Vi – là những đơn vị thời gian – đã phản ánh một không gian vũ trụ nào tương ứng với nó?
Khóa Tử Vi Lạc Việt cao cấp I, không chỉ dừng lại ở sự truyền đạt phương pháp dự báo. Mà còn là sự tìm hiểu toàn diện những sự kiện và vấn đề liên quan đến nó. Một giả thuyết hợp lý, mà tôi đã đặt ra khi tiến hành tìm hiểu bộ môn này, đó chính là sự vận động có tính quy luật của không gian vũ trụ liên quan đến Địa cầu – là một thực tại khách quan, được mô tả trong mô hình Tử Vi.
Phải chăng chính những sự tương tác qua những quy luật vận động của vũ trụ, thể hiện qua các hành tinh và các ngôi sao, bên trong và bên ngoài Thái Dương Hệ đã được mô hình hóa trong hệ biểu hiện của nó, đã làm nên nội dung của môn dự đoán cổ Đông Phương này?!
Tuy chưa xác định được cụ thể những đại lượng được sắp xếp trong mô hình Tử Vi, là những sao nào và bản chất tương tác của chúng, do những điều kiện hạn chế về phương tiện và điều kiện nghiên cứu- thế nhưng những yếu tố gần gũi đã xác định điều này.
Trong nền văn minh Đông Phương cổ cũng như nhiều di sản khác của nền văn minh này, là: Kinh Dịch, Địa Lý Phong Thủy, Đông Y,…đều có những yếu tố sai lệch, không thống nhất về mặt nội dung, và có những yếu tố không rõ ràng trong những văn bản cổ còn lại. Riêng môn Tử Vi, cũng có nhiều sách viết khác nhau về những chi tiết liên quan đến tính chất của các sao và phương pháp an sao. Có thể nói rằng cho đến ngày hôm nay gần như chưa có một nhà nghiên cứu nào đưa ra một phương pháp thẩm định tính đúng sai của những văn bản cổ còn lại khác nhau đó.
Trong khóa Tử Vi Lạc Việt cao cấp I, tôi không có tham vọng lớn lao là đi tìm bản chất những tương tác có tính quy luật là nền tảng của tri thức đã tạo ra bộ môn Tử Vi. Nhưng cần xác định vấn đề mô tả lại môn Tử Vi trở về với giá trị đích thực của nó, trên cơ sở so sánh và đối chiếu với các văn bản cổ, với những tiêu chí khoa học về một phương pháp được coi là khoa học, cùng các tri thức khoa học liên quan, Trong khóa Tử Vi Lạc Việt cao cấp I, ứng dụng một cách nhất quán nguyên lý căn để, là “Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt”, để so sánh hiệu chỉnh lại bộ môn này.
Nền văn minh Đông phương với một hệ thống tri thức đồ sộ, huyền vĩ, bao trùm lên mọi lĩnh vực của cuộc sống, xã hội và con người, đang sừng sững thách đố toàn bộ tri thức của nền văn minh hiện đại. Giáo sư Lê Văn Sửu đã viết trong cuốn “Nguyên lý thời sinh học cổ phương Đông” của ông như sau:
Gần đây có rất nhiều nhà khoa học ở đủ mọi ngành và ở nhiều nơi trên thế giới, với các phương tiện hiện đại có nhiều đặc tính ưu việt như: tinh vi, nhanh chóng, chính xác trong tay, họ đã và đang nghiên cứu nền tảng của di sản văn minh phương Đông này. Thế nhưng, sự tiếp cận thực chất của nó còn đang là một khó khăn to lớn.
Chúng ta đang khám phá một hệ thống lý thuyết, chứ không phải tìm hiểu những dạng tồn tại của vật chất. Cho nên, không thể lấy kính hiển vi điện tử để phóng to quẻ Càn xem bản chất nó là gì?! Sự sai lầm về phương pháp nghiên cứu cho dù là những “các phương tiện hiện đại có nhiều đặc tính ưu việt như: tinh vi, nhanh chóng, chính xác trong tay”, vẫn thất bại”. Đây chính là nguyên nhân để những hệ thống tri thức Đông phương vẫn sừng sững một cách huyền vĩ, thách đố cả một nền văn minh hiện đại.
Với một phương pháp nhất quán, căn cứ vào các tiêu chi khoa học để thẩm định một lý thuyết, hoặc một giả thuyết khoa học được coi đúng. Tôi hy vọng sẽ chia sẻ được những vấn đề bản chất của môn Tử Vi Lạc Việt trong khóa này.
Ngày mùng 7 tháng 8 năm Nhâm Thìn Việt lịch
Ngày 22 tháng 9 năm 2012
Nguyễn Vũ Tuấn Anh