VÌ SAO NGƯỜI VIỆT KIÊNG CỮ VÀ
CÁC NGHI LỄ TRUYỀN THỐNG LIÊN QUAN
Thiên Sứ – Nguyễn Vũ Tuấn Anh
Thưa quý vị và các bạn.
Người Việt rất hay kiêng cữ. Nếu thống kê thì người Việt kiêng cữ nhiều nhất so với các dân tộc khác trong lịch sử văn minh nhân loại. Kiêng “ra ngõ gặp gái”; kiêng “chim sa, cá nhảy”; kiêng…kiêng….kiêng đủ thứ.
Tác giả Thích Tâm Hiệp đã đặt vấn đề rất chính xác:
[“Vấn đề của chúng ta, của người sau là ghi nhận khách quan với sự trân trọng và tìm hiểu ngọn nguồn xem tại sao ông cha kiêng“].
Và tác giả cũng phê phán sự ấu trĩ, khoác áo khoa học:
[“Thế mà, một thời, do cái thói tư duy chủ quan, tự cho mình có “khoa học” hơn người trước, nên chúng ta đã bôi bẩn, hủy hoại bao giá trị văn hóa của tiền nhân“].
Tôi cảm ơn tác giả và ủng hộ cách đặt vấn đề của ông. Nên tôi mới chia sẻ bài này. Tuy nhiên, tôi trình bày nguyên nhân cốt lõi của tục kiêng cữ của người Việt – theo cách hiểu của tôi – và chia sẻ với các bạn để cùng suy ngẫm.
Theo tôi có hai hình thức kiêng cữ.
- Kiêng cữ những hiện tượng xảy ra mang tính khách quan. Thí dụ: Kiêng chim sa, cá nhảy; kiêng gương vỡ; kiêng chuyển giường khi phụ nữ mang bầu….
- Thực hiện những nghi lễ truyền thống có tính kiêng cữ. Cúng 49 ngày, cúng 100 ngày, cúng cơm người mất, kiêng nói những điều xui xẻo….
Tất cả nhưng điều này, đúng như tác giả viết:
[“Vấn đề của chúng ta, của người sau là ghi nhận khách quan với sự trân trọng và tìm hiểu ngọn nguồn xem tại sao ông cha kiêng“].
Tất cả những nguyên nhân vì sao ông cha ta kiêng, đều xuất phát từ một nguyên nhân chính yếu: Đó chính là xuất phát từ hệ thống nhận thức vũ trụ và thế giới, cũng như cuộc sống, xã hội và con người, của một dân tộc đã tồn tại với danh xưng văn hiến trải gần 5.000 năm lịch sử, một thời huy hoàng bên bờ Nam sông Dương tử.
I . KIÊNG CỮ NHỮNG HIỆN TƯỢNG XẢY RA MANG TÍNH KHÁCH QUAN:
Theo tôi, tất cả các tục kiêng cữ của người Việt đều có nguyên nhân thực tế.
Thí dụ: 1/ Kiêng gương vỡ.
Khoa học đã chứng minh rằng: Gương phản chiếu lại tất cả mọi bức xạ. Do đó khi gượng vỡ, các mảnh gương tạo ra hiệu ứng bức xạ không đồng đều tương tác lên người soi gương. Đặc biệt là cài đều (Gương mặt người soi gương) sẽ có những bức xạ khác nhau chiếu vào. Nó sẽ gây rối loạn ổn định cấu trúc não. Nó sẽ tạo ra những phản xạ kém, dẫn tới đụng xe, hoặc cau gắt vô cớ làm mất đoàn kết trong người thân…
2/ Kiêng chuyển giường phụ nữ mang thai gần ngày sinh.
Chính là sự thay đồi tính tương tác ổn định của Khí trong môi trường chỗ nghỉ ngủ. Người phụ nữ khi mang thai thường yếu. Sự thay đổi này sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của họ.
3/ Hoặc khó hiểu hơn: Kiêng chim sa, cá nhảy.
Đó là do sự tương tác của trường khí môi trường cụ thể, khi người nào đó đi ngang, bị chim sa, cá nhày lên bờ. Do trường khí thay đổi, nên chim đột ngột sa xuống, hoặc cá nhảy lên bờ. Đương nhiên là trường khí xấu, Và nó sẽ ảnh hưởng tới người đi qua môi trường đó….Tương tự như vậy, với các hiện tượng kiêng cữ.
Đương nhiên, với cách giải thích này, đã xác định, những tri thức tinh hoa của tổ tiên người Việt phải hiểu rất rõ về tương tác của “Khí” trong môi trường cuộc sống. Và khái niệm “Khí” cho đến hôm nay – trừ nhân danh nền văn hiến Việt – vẫn còn là một khái niệm bí ẩn trong hệ thống tri thức của nền văn minh Đông phương.
- NHỮNG NGHI LỄ TRUYỀN THỐNG CÓ TÍNH KIÊNG CỮ
Ngoài những hiện tượng khách quan và phải kiêng cữ theo truyền thống, thì ông cha ta còn có những nghi lễ mang tính kiêng cữ. Thí dụ – được đề cập đến ngay trong bài viết của ông Thích Tâm Hiệp về nghi lễ Tang ma, như: lễ 49 ngày, 100 ngày. Căn cứ vào đâu để có nghi lễ này? Tại sao không 21 ngày, 36 ngày…? Mà cứ phải đúng 49 và 100?
Hoặc tại sao “Mùng 5, 14, 23” Âm lịch lại kiêng? Tại sao đám tang phải mặc áo sô trắng, con trai đội mũ rơm? Vì sao mẹ mất phải đi giật lùi trước quan tài, bố mất đưa đằng sau quan tài, đúng với câu “cha đưa, mẹ đón”? ,,,vv….
Những nghi lễ này mang tính chủ quan, do con người quy định. Vậy nó xuất phát từ cái gì để có nhận thức và quy định đó, trong các nghi lễ của con người?
SW Hawking đã xác định:
“Nếu chúng ta tìm được Lý Thuyết thống Nhất, thì chình những quy luật tự nhiên sẽ giúp điều hành xã hội của chúng ta”.
Rất nhiều kẻ tự nhận mình là trí thức, là hiểu biết, thậm chí có học hàm, học vị và cả quyền lực học thuật, một thời ra rả như ve rằng: Văn hóa Việt ảnh hưởng của Tàu. Nhưng chính người Tàu lại không hiểu gì về nguyên nhân ứng dụng của nó (?!). Ví dụ như kiêng ngày Tam Nương, được giải thích do ba người đàn bà nổi tiếng Trung Hoa vào cung cấm, là Bao Tự, Đát Kỷ và Điêu Thuyền (Có vài dị bản khác nhau).
Vấn đề kiêng cữ trong truyền thống dân gian Việt, nhiều đến nỗi có hẳn những cuốn sách dày cộp viết về đề tài này. Do đó, nếu giải thích hết thì không thể là việc của một cá nhân và hoàn toàn không tưởng; hoặc phải mất cả đời, như cụ Lê Gia giải thích bản chất nội hàm các câu thành ngữ, tục ngữ, phương ngôn….Việt Nam.
Nhưng tôi hy vọng rằng, tôi đưa ra được một định hướng cho các hiện tượng kiêng cữ này, và thế hệ sau tiếp tục.
Trước hết tôi cần xác định rằng: tất cả mọi hiện tượng văn hóa truyền thống Việt, chi tiết đến từng nghi lễ trong các phong tục truyền thống Việt, trong đời sống của người Việt, thâm chí trong cả ngôn ngữ Việt… đều là hệ quả của thuyết Âm Dương Ngũ Hành và Kinh Dịch. Ngay cả những nghi lễ mà tôi đã trình bày ở trên. Tôi xin lần lượt trình bày những vấn đề đã nêu.
Xin quý vị và các bạn xem hình dưới đây:
HÌNH LẠC THƯ ĐIỂM HÌNH HÀ ĐỒ ĐIỂM ![]() |
- Tục cúng cơm 49 và 100 ngày:
Tất cả người Việt chúng ta đều biết rõ câu chuyện “Con Rồng, cháu Tiên” trong đó bọc trứng có 100 quả, sinh ra 100 người Con trai. 50 người con theo cha xuống biển, 50 người con theo Mẹ lên núi. Đây chính là mô tả độ số của vũ trụ với Hà Đồ – Lạc Thư (Hình trện). Tổng có 100 vòng tròn. 50 vòng đen (Âm) và 50 vòng trắng (Dương). Cha thuộc Dương> Trong Dương có Âm, nên các con theo cha xuống biển (Âm). Me là Âm, nên các con theo mẹ lên núi (Dương). - Tục cúng 100 ngày:
Khi hết chu kỳ tính theo ngày của một năm là 100 ngày cúng cơm, thì sẽ chuyển bàn thờ người quá cố lên bàn thờ chung của gia đình. - Tục cúng 49 ngày:
Con số 50 ngày là hết một chu kỳ Dương (Dương trước), nhưng nếu vậy thì cô Dương, hay thuần Dương. Bởi vậy bớt một ngày là 49. Để không phạm vào Cô Dương.
Các kiêng cữ mùng 5,14, 23:Đây là chu kỳ 9 với độ số của trung cung là 5. Trong đó, các ngày 14 = 5 + 9; 23 = 14 + 9. Tức Ngũ Hoàng nhập Trung theo Huyền không phi tinh. Hay nói cách khác: Nó cũng thuộc về hệ quả của thuyết Âm Dương Ngũ Hành. Ngũ hoành là một sao xấu. Nên nhập trung ứng với công việc sẽ không tốt.
- Kiêng cữ 6 ngày Tam Nương sát:
Gồm mùng 3; 7; 13; 18; 22; 27 Âm lịch hàng tháng. Đây chính là điểm chết của chu kỳ Lục Khí trong sự vận động của 30 ngày.
6. “Cha đưa, mẹ đón” trong nghi lễ tang chế:
Cha là Dương, nên theo cha theo nguyên lý “Dương trước, Âm sau”. mẹ là Âm nên con đi trước giật lùi, nhưng hướng về linh cữu. vì Mẹ là Dương so với các con, theo nguyên lý “Âm thuận tùng Dương”, nên các con phải đi giật lùi để hướng về linh cữu của mẹ.
7. Mặc áo sô trắng để chống bức xạ của Tử Khí:
Những nhà khoa học cũng xác định màu trắng có tác dụng tán các bực xạ xấu. Nên trong các bệnh viện, có liên quan đến bức xạ và cả Tử khí của người chết, các người làm việc thường mặc áo Blu trắng. Nhất là trong các viện nghiên cứu và cac lò phản ứng hạt nhân.
Do đó cho nên: Nghi lễ tang chế của người Việt mặc áo sô trắng hai lớp, là để chống bức xạ xấu.
7. Con trai đội mũ rơm: Hiện tượng này, anh chị em học viên các lớp Địa Lý Lạc Việt đều đã được biết rằng: Mọi vật thể xốp có tính hấp thụ và ngăn cản các bức xạ xấu. Mũ rơm là một dạng vật thể xốp. Và những người con trai phải đi sát quan tài. Nên đội mũ rơm để tránh bức xạ của Tử Khí xâm nhập vào não.
Tất cả những điều mà tôi trình bày trên đây, chỉ là nhưng ví dụ, có tính định hướng nghiên cứu , khi xác định rằng:
Thuyết Âm Dương Ngũ Hành và Kinh Dịch, chi phối tất cả đời sống và văn hóa truyền thống Việt. Bởi vì, dân tộc Việt chính là chủ nhân đích thức của nền văn minh Đông phương. Có thể có nhiều cách giải thích khác nhau, nhưng tôi không tranh luận. Nhưng cách giải thích của tôi, có tính hệ thống và nhất quán với mối liên hệ hợp lý cho tất cả các vấn đề liên quan đến nó. Đồng thời, nó cũng xác định câu nói nổi tiếng của SW Hawking, khi ông phát biểu – Đại ý – rằng:
“Khi chúng ta tìm được một lý thuyết thống nhất, thì những quy luật tự nhiên của vũ trụ được nhận thức, sẽ giúp điều hành xã hội của chúng ta“.
Những nghi lễ, tập tục văn hóa truyền thống Việt, hoàn toàn thuận theo thuyết Âm Dương Ngũ Hành – chính là Lý thuyết thống nhất, mà nhân loại đang tìm kiếm.
III. VÌ SAO “CÓ THỜ CÓ THIÊNG, CÓ KIÊNG CÓ LÀNH”
Các vấn đề kiêng cữ của người Việt kể cả hiện tượng khách quan và những nghi lễ liên quan tôi đã trình bày ở hai phần trước. Nhưng vấn đề vì sao lại “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”? Bài viết này được bổ sung bởi anh Nguyễn Đắc Đại hỏi tôi về vấn đề này.
Vấn đề “Có kiêng, có lành” thì tôi đã xác định rằng: Nó không phải là sự kiêng cữ vu vơ. Mà là có nguyên nhân khách quan của những nhận thức đã bị thất truyền, do một nền văn minh bị sụp đổ. Hay nói một cách khác: Có một chân lý được nhận thức, đằng sau những tục kiêng cữ này.
Nhưng vấn đề còn lại: Tại sao “có thờ có thiêng”? Và bàn thờ bao giờ cũng được chọn vị trí trang trọng nhất với những nghi lễ long trọng nhất – dù bạn theo tôn giáo, hoặc tín ngưỡng nào.
Tôi có thể khẳng định rằng: nếu cách đây 50 năm, nền tảng tri thức của nền văn minh hiện nay sẽ không thể lý giải được điều này. Tất nhiên, điều đó cũng trở nên huyền bí trong suy nghĩ của nhiều người. Và những người tự cho mình có tri thức khoa học và chỉ tin theo những nhận thức gọi là “được khoa học công nhận”, sẽ luôn coi việc thờ cúng là “mê tín dị đoan”. Vậy nó thiêng ở chỗ nào?
Thờ Chúa; thờ Phật, thờ Đức Ala; thờ Ông Địa….thờ ai thì “thiêng” hơn? Hay cứ “có thờ, có thiêng”? Vì sao lại thiêng? Nó do con người tin vào sự thiêng liêng, hay thiêng thật?
Ở đây tôi chỉ đưa ra một cách giải thích và mọi người có quyền đưa ra một cách giải thích khác. Tôi không tranh luận.
Trước hết, tôi xin lưu ý quý vị và các bạn một sự kiện thực nghiệm của Vật Lý Lượng tử. Đó là các nhà khoa học đã chứng minh bằng thực nghiệm rằng: “Ý thức tương tác với cấu trúc vật chất vi mô”. Cụ thể nó tương tác với các hạt cơ bản. So sánh với những tri kiến của Lý học Đông phương – nhân danh nền văn hiến Việt – thì phát hiện của Vật Lý Lượng Tử mới chỉ là kiến thức sơ khai về bản chất của hiện tượng được thực nghiệm. Nền tảng tri thức khoa học hiện nay – cụ thể là Vật Lý lương tử – mới chỉ nhận thức qua thực nghiệm hiện tượng. Nhưng nền văn minh hiện nay vẫn chưa thể hiểu được bản chất cơ chế tương tác của ý thức với các hạt cơ bản. Bởi vậy, để giải thích được “có thờ, có thiêng” vẫn chưa thể rốt ráó, chính vì nên tảng tri thức của cả nền văn minh hiện nay, chưa đủ để hiểu biết tường tận những bí ẩn của thiên nhiên và vũ trụ.
Nhưng sự kiện thực chứng của Vật Lý Lượng tử – xác định một thực tế khách quan , là “ý thức tương tác với vật chất vi mô”, lại là nền tảng để có thể mô tả và giải thích vì sao “có thờ, có thiêng”.
Nếu cách đây trên 50 năm về trước, sẽ không thể giải thích điều này, vì thiếu những nền tảng tri thức khoa học thực nghiệm căn bản, nhằm xác định một thực tại khách quan. Và đến nay, chính những thực nghiệm này của ngành Vật lý Lương tử, xác định một sự liên hệ giữa hai phạm trù của cả triết học và khoa học là “Vật chất” và “Ý thức” – một các gọi khác của ý thức là “tinh thần”. Mặc dù từ rất lâu, trong lĩnh vực của triết học, người ta đã thừa nhận sự tương tác của ý thức lên vật chất. Sự khác nhau của “Duy tâm” hay “Duy vật”, chỉ là cái gì có trước và cái gì là bản thể quyết định của cái kia mà thôi.
Tóm lại, tôi muốn xác định với quý vị và các bạn rằng: Dù trong lĩnh vực triết học, hay khoa học thì đến ngày hôm nay, ở nền tảng tri thức căn bản của nền văn minh, con người vẫn thừa nhận tính tương tác của ý thức với vật chất. Và điều này đã được các thực nghiệm của Vật Lý Lượng tử chứng minh.
Như tôi đã trình bày:
Nền tảng tri thức khoa học hiện nay – cụ thể là Vật Lý lương tử – mới chỉ nhận thức qua thực nghiệm hiện tượng. Nhưng nền văn minh hiện nay, vẫn chưa thể hiểu được bản chất cơ chế tương tác của ý thức với các hạt cơ bản.
Đương nhiên, khi nền tảng tri thức của cả một nền văn minh hiện đại, vẫn chưa thể hiểu được “bản chất cơ chế tương tác của ý thức lên vật chất vi mô”, của Vật Lý Lượng tử – thì – sự giải thích không thể coi là dễ hiểu.
Do đó, tôi cần xác định một số tiên đề để làm cơ sở cho việc giải thích: Vì sao “có thờ có thiêng”.
Tiền đề thứ nhất.
Định nghĩa về vật chất của tôi là:
[“Tất cả mọi dạng tồn tại có năng lượng và tương tác, đều là vật chất”].
Xin lưu ý: Tôi đã chứng minh luận điểm này trong “Tìm về cội nguồn Kinh Dịch” Nxb Hồng Đức 2020)
Đây là một nền tảng tri thức rất căn bản, mà tôi đã giảng trong khóa học 8 buổi về “Những kiến thức căn bản về Lý học Đông phương – nhân danh nền văn hiến Việt”. Trên cơ sở này, các học viên của lớp Địa Lý Lạc Việt, mới có thể hiểu rõ những tri kiến trong chuyên ngành ứng dụng Địa Lý Lạc Việt, Và họ sẽ hiểu rõ ngành Địa Lý Lạc Việt, hoàn toàn rất khoa học.
Mọi mô hình biểu kiến của Địa Lý Lạc Việt đều có chân lý khách quan, đằng sau những mô hình biểu kiến và phương pháp ứng dụng của nó.
Tiền đề thứ hai.
Định nghĩa về khái niệm “Khí” trong Lý học Đông phương – nhân danh nền văn hiến Việt, là:
[“Khí là một dạng tồn tại của vật chất phi khối lượng, phi hình thể. Được hình thành bởi sự vận đông và tương tác của vật chất vậtchất và tương tác trở lại với vật chất. Khí chính là trường tương tác của mọi dạng tồn tại của vật chất và với chính nó”]
Trên cơ sở của sự xác định qua thực nghiệm trong ngành Vật Lý Lượng tử và những tiền đề đã trình bày, tôi xác định rằng:
Việc thờ cúng – “có thờ có thiêng” – chính là sự tập trung ý thức của một cá nhân, một gia đình, một cộng đồng làng xã, một dân tộc cho một địa điểm tín ngưỡng, tôn giáo của họ. Dù họ thờ cái gì? Cho nên không có vấn đề thở vị này thiêng hơn kia. Alber Einstein đã xác định: Trong tương lai sự phát triển của nền văn minh, sẽ không tồn tại tôn giáo của từng cá nhân.
Sự giải thích này, trên cơ sở thực chứng của ngành Vật Lý Lượng tử và sự tương tác với năng lượng của một dạng vật chất quen gọi là “ý thức”.
Vậy thì tại sao nó lại thiêng? Và nó hình như cũng thiêng thật với hàng loạt hiện tượng, mà người ta có thể kể ra về sự linh thiêng của những nơi thờ tự (?!).
Sự tương tác của ý thức (Một dạng tồn tại của vật chất) với địa điểm tín ngưỡng, tôn giáo đã tạo ra một dạng “khí” và thông qua – trường khí tồn tại khách quan và độc lập – với hai đối tượng (Ý thức và địa điểm tín ngưỡng), tổng hợp thành một tập hợp những tương tác, tác động trở lại với môi trường, khiến nó trở nên “linh thiêng”.
Cụm từ mà tôi trình bày ở trên – [“trường khí tồn tại khách quan và độc lập”] – chính là điều kiện địa lý của môi trường có địa điểm tín ngưỡng, là chùa, miếu, đình, đền, nhà thờ….Và điều này giải thích vì sao các Địa Lý phong thủy gia – từ cổ chí kim – có thể dùng tri thức Địa Lý phong thủy để tác động đến sự linh thiêng của địa điểm tín ngưỡng, tôn giáo.
Tôi đã giải thích xong vấn đề “Có thờ có thiêng”, nhưng tôi cũng xin nhắc lại, rằng: Đấy chỉ là một sự giải thích. Bất cứ ai cũng có quyền giải thích khác tôi theo cách hiểu của họ. Tôi không tranh luận.
Tuy nhiên, tôi cũng cần xác định rằng: Việc gọi là “Đuổi mưa” thực chất chỉ là sự tương tác của ý thức với vật chất. Có điều quan niệm về vật chất của Lý học Đông phương – nhân danh nền văn hiến Việt – và quan niệm về vật chất của nền văn minh hiện đại khác nhau khá xa.
Chưa nói đến bản chất cơ chế tương tác, cái mà tôi cần xác định rằng: Nền tảng tri thức của nền văn minh hiện nay chưa biết gì về nó.
Ngài SW Hawking cho rằng: 50 năm trước khi Lý thuyết Tương đối của Eistein được công nhận, nền tảng tri thức của nền văn minh chưa đủ để đặt vấn đề về Lý Thuyết thống nhất. Tôi xin bổ sung thêm rằng: 100 năm nữa, nếu không thừa nhận Việt sử 5.000 năm văn hiến, một thời huyền vĩ bên bờ Nam sông Dương Tử, và là cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương, thì nền văn minh hiện này cũng còn tiếp tục đặt vấn đề có hay không một Lý thuyết thống nhất.
Với định nghĩa về vật chất của tôi thì Thượng Đế và các thánh thần nếu còn tương tác với trần gian, thì các Ngài cũng phải có năng lượng – tức là một dạng tồn tại của vật chất. Có điều dạng tồn tại nào thì còn là sự tiếp tục khám phá. Những ai có tín ngưỡng vẫn cứ tiếp tục giữ niềm tin của các vị. Định nghĩa lại về vật chất, xóa bỏ ranh giới giữa ý thức và các khái niệm vật chất cổ kim, không có nghĩa Thượng đế và các thánh thần không tồn tại. Nhưng điều chắc chắn rằng: Định nghĩa lại về vật chất, sẽ làm thay đổi và mở rộng đối tượng nghiên cứu khoa học.
Đức Phật đã chứng minh một cách hoàn hảo trong bộ kinh nổi tiếng “Thần Chú Phật đỉnh Thủ Lăng Nghiêm” rằng: Không thể có hai cái “Tính thấy” nhìn thấy nhau.