Suy nghĩ về bài viết:

“Đại tá Đỗ Kiên Cường : Chiến binh “quét sạch” ngoại cảm giả danh!”
BÀI II
Kính thưa quí vị quan tâm.
Trên thế nhân ngày nay có quá nhiều thứ giả. Ngực giả, mắt giả, hàng giả nhái….Đấy là lĩnh vực hàng hóa vật chất. Sang lĩnh vực xã hội thì có: dấu giả, giấy tờ giả…..Rồi sang lĩnh vực tri thức cũng có tri thức giả….Thậm chí đến tình cảm con người cũng giả luôn, mà người ta gọi là “tình cảm giả dối”. Tóm lại cứ có nghề nào trên thế gian thì có giả cái thứ đó. Việc giả làm nghề đồng cốt, bói toán….. để lừa mị thì nó xưa như trái Đất, kể từ khi nghề đồng cốt, gọi hồn xuất hiện trên thế nhân. Trong lịch sử nhân loại, có không ít những người đồng cốt bói toán bi xử vì tội lừa đảo. Thậm chí với những người đồng cốt, hoặc ngoịa cảm thật, còn bị tử hình vì họ bị coi là phù thủy, chống lại niềm tin thần thánh. Nhưng có thể nói, lần đầu tiên cái nghề giả đồng cốt, bói toán, ngoại cảm được một nhà khoa học tên tuổi phân tích hẳn hoi, qua tựa bài báo. Nếu chỉ ở mức độ như vậy thì tôi hoàn toàn ủng hộ nhân danh cá nhân. Giống như “Hội bảo vệ người tiêu dùng” chống hàng giả vậy. Nhưng khổ một nỗi, tác giả không chỉ ở chỗ phê phán hàng giả, như dư luận vẫn nêu, mà ông phủ nhận luôn cả thực tại khách quan cùa hiện tượng ngoại cảm cần nghiên cứu (Nếu quan tâm nghiên cứu, còn không thì thôi, còn bảo nó không khoa học nên mới này sinh vấn đề).
Phàm đã gọi là khoa học chân chính thì không bao giờ phủ nhận thực tại khách quan. Bởi vì, thực tại khách quan chính là đối tượng nghiên cứu của khoa học. Nó chính là cái mà tác giả đưa ra gọi là : “Sự kiện” trong chuỗi diễn tiến để đến một lý thuyết được coi là khoa học. Chính những sự kiện này, cũng là cái gọi là sự “phản nghiệm” mà tác giả nói tới để thách thức các tri thức khoa học có đủ tầm để lý giải nó không, hay phải phát triển và giải thích bằng phương pháp luận của một lý thuyết khác. Nhưng ở đây, chúng ta xem tác giả quan niệm thế nào về hiện tượng mà tác giả gọi là “ngoại cảm giả danh”.
Qua những câu hỏi của phóng viên, tác giả đã lần lượt bày tỏ quan niệm của mình:

Nội dung trích dẫn
Phóng viên (PV): Ông theo dõi loạt bài về ngoại cảm trên VieTimes từ đầu? 
Ông Đỗ Kiên Cường (ĐKC): Tôi đọc VieTimes sau khi đọc bài Không được lạm dụng “thánh thần”. Và tôi rất nhất trí với quan điểm của báo.
PV: Là người nghiên cứu chuyên sâu, xin ông cung cấp cho độc giả cái nhìn khái quát về tình hình nghiên cứu ngoại cảm trên thế giới và tại Việt Nam.
ĐKC: Việc nghiên cứu ngoại cảm một cách khoa học được bắt đầu từ 1882 tại Anh, khi Hội nghiên cứu tâm linh (Psychical Society) đầu tiên trên thế giới được thành lập.



PV: Xin lỗi vì ngắt lời ông. Về thuật ngữ, hình như không có sự phù hợp giữa tiếng Việt và tiếng Anh?

ĐKC: Đúng vậy. Trong tiếng Anh có hai thuật ngữ là duy linh luận (spiritualism) và thông linh luận (spiritism). Chúng thường được đánh đồng với nhau. Duy linh luận là niềm tin tôn giáo – triết học về sự tồn tại sau cái chết. Và chúng ta có thể liên lạc với người chết qua giới đồng cốt. Về mặt khoa học, đây là quan điểm sai lầm.
Liên quan với các hiện tượng lạ, tiếng Anh dùng thuật ngữ psychical, cũng được dịch ra tiếng Việt là tâm linh. Nó nghiên cứu ngoại cảm, viễn di tâm học (như làm cong thìa bằng ý nghĩ chẳng hạn), hiện tượng “ma” ám, “ma” quấy rối (poltergeist) và cảm xạ.



PV: Đó là những thuật ngữ chuyên môn thuần túy, bạn đọc dễ bị rối…

ĐKC: Vì thế không nên dùng thuật ngữ tâm linh khi bàn về các hiện tượng lạ. Theo tôi khi nói về sự tồn tại sau cái chết, nên dùng thuật ngữ duy linh. Khi nói về ngoại cảm, nên dùng thuật ngữ lạ hay dị thường. Cuối cùng, nên dùng thuật ngữ tinh thần thay cho tâm linh. Chẳng hạn, nên viết “đời sống tinh thần” thay cho “đời sống tâm linh”.
Xin quay lại việc nghiên cứu ngoại cảm trên thế giới. Đầu tiên giới nghiên cứu tập hợp thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng rồi phân tích chúng. Và nghịch lý nhanh chóng xuất hiện: càng nghiên cứu cẩn thận càng thấy rằng, không thể dùng chúng như những bằng chứng khoa học.


Trong đoạn này, tác giả xác định việc nghiên cứu ngoại cảm của tri thức hiện đại và đặt vấn đề về các khái niệm liên quan. Nó không phải mục đích của bài này. Nên tôi sẽ tập trung vào phân tích các ý tưởng tiếp theo.
 Tuy nhiên, qua đoạn trích dẫn này thí cho thấy chính tác giả đã gián tiếp xác nhận: “Ngoại cảm là đối tượng nghiên cứu khoa học, chứ bản thân nó không phải là một tri thức khoa học.

Còn tiếp

Bài này đã được đăng trong Lý Học Đông Phương. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.