Lý học Đông phương và sự vô tận của Toán hiện đại.

Tiếp theo
Thiên Sứ
Cập nhật lúc Hôm nay, 05:07 AM
Kính thưa quí vị quan tâm.

Đọc lại bài viết của tôi, có đoạn sau đây trong phần trích dẫn của Thế Trung

Quote

Thưa quí vị nếu chỉ nhìn vào những hình vẽ cuối chắc không ai tin rằng nó là kết quả của qui luật rất đơn giản:

Posted Image

với một ô đen ở giữa dòng đầu tiên.
Chắc sẽ có nhiều người yêu sự phức tạp sẽ nghĩ ra những qui luật hoàn toàn khác và họ luôn gần đúng.
Vậy phải chăng đây là cơ sở tại sao ADNH có thể là một học thuyết thống nhất?
 
Câu trả lời chỉ có được khi một sự hợp tác của Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương và Wolfram cùng làm ra chương trình chạy mô phỏng dựa trên luật ADNH và thấy nó trùng với thế giới chúng ta đang sống.
Chắc chắn ngày này không xa.
Trân trọng
Thế Trung


Xem xong đoạn này gây cho tôi một cảm hứng, khi tôi nhận thấy rằng: Ngày càng nhiều cơ sở tri thức hiện đại tỏ ra tương đồng với Lý học Đông phương. Trước đây bắt đầu từ bài toán bốn màu. Rồi đến lý thuyết Wofram và bây giờ là nghịch lý Cantor. Còn gì nữa để so sánh? Nhưng trước sau thì việc xác định: Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ – vấn đề này đã được đặt ra ngay trong đoạn cuối của cuốn “Tìm về cội nguồn Kinh Dịch” (Xb 2001) và tái khẳng định trong tiểu luận “Định mệnh có thật hay không?” – lần đầu tiên viết trên diễn đàn tuvilyso.com (Bây giờ là tuvilyso.net) từ năm 2005. Tôi vẫn luôn luôn xác định và đã chứng minh – trong tiểu luận “Định mệnh có thật hay không?” – rằng: Lịch sử văn minh hiện tại không phải là chủ nhân của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Nó thuộc về một nền văn minh khác – nhưng không phải từ ngoài hành tinh với những vật thể bay không xác định, mà nó là của chính con người sinh ra trên trái Đất này. Tất cả nội dung và mục đích của toàn bộ hệ thống lý thuyết này – theo cách hiểu của tôi – nói lên điều đó và tôi đã chứng minh điều đó. Như vậy, nếu như các tri thức khoa học hiện đại chưa thể xác định được “Có hay không một lý thuyết thống nhất” trên cơ sở nền tảng tri thức cao cấp nhất của nền văn minh hiện tại – thì – việc xác định một lý thuyết thống nhất đã tồn tại từ nền tảng tri thức này – quả là điều khó khăn. Có hai khả năng sẽ xảy ra:

1/ Không tìm thấy cơ sở – trên nền tảng tri thức khoa học hiện đại – để xác định thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là Lý thuyết thống nhất.
Đây là khả năng dễ xảy ra nhất với xác xuất 99,999%. Bởi vì một phát minh – tôi giới hạn chỉ là một phát minh vượt trội, chưa nói đến một hệ thống lý thuyết – được công nhận nó phải có nền tảng tri thức xã hội cho nó. Trên cơ sở tri thức nền tảng xã hội này, những tri thức cao cấp nhất của nền tảng tri thức đó sẽ công nhận sự phát minh vượt trôi trên. Thí dụ như trường hợp “bổ đề toán học của Ngô Bảo Châu”, gây chú ý của dư luận gần đây. Mặc dù không phải ai cũng hiểu được những vấn đề liên quan đến bổ đề toán học này. Từ đó cho thấy rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành – một học thuyết được xây dựng trên nền tảng tri thức của một nền văn minh hoàn toàn khác với nền văn minh hiện đại (Chỉ với thực tại này cho thấy một khoảng cách vô cùng lớn của tri thức vượt trội thuộc hai nền văn minh). Do đó nó sẽ rất khó có một tri thức vượt trội của nền văn minh này xác định được tính chân lý của một hệ thống tri thức thuộc một nền văn minh khác với khoảng cách quá lớn như vậy (Một hệ thống tri thức chư không phải một phát minh vượt trội đơn lẻ).

2/ Nền văn minh hiện đại đã phát triển gần đến giai đoạn đỉnh cao của nhận thức trực quan qua những phương tiện nhận thức của nền khoa học kỹ thuật hiện đại. Những hệ thống lý thuyết chuyên ngành đã bắt đầu xuất hiện. Trên cơ sở này, những tiêu chí cho một lý thuyết được coi là khoa học xuất hiện để có thể thẩm định tính chân lý của nó – Diễn tả theo cách của tôi là “con nòng nọc đã xuất hiện một cái chân sau, để hình như nó không phải con của con cá Trê” – Trên cơ sở những tiêu chí khoa học này có thể thẩm định được tính chân lý của một hệ thống lý thuyết – như thuyết Âm Dương Ngũ hành – Tất nhiên nhân danh nền văn hiến Việt – vì nó khác hẳn từ nguyên lý căn để “Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ” cho đến cách giải thích mọi hiện tượng liên quan so với cổ thư chữ Hán. Bởi vậy, đây là khả năng có thể. Việc so sánh với lý thuyết Wofram, hoặc của Cantor chỉ là điều kiện tương tác kết nối vì tính tương đồng giữa những mảng của tri thức hiện đại với những bộ phân liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành (Rất tiếc! Ngay cả những lý thuyết mới nhất này cũng chưa được khoa học chính thức công nhận). Nó không phải là điều kiện thẩm định cho thuyết Âm Dương Ngũ hành. Điều kiện thẩm định thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học và tiêu chí cho một lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang mơ ước.
Bởi vậy, tôi vẫn còn hy vọng cho khả năng thứ 2 này xảy ra như nhận xét của Thế Trung. Nhưng nếu khả năng thứ 2 này xảy ra thì có thể nói hầu như mọi di sản văn hóa Việt vật thể và phi vật thể cần được bảo tồn – mới có thể phục hồi được hệ thống lý thuyết này. Nhân loịa còn tốn kém, nhưng chắc chắn rẻ hơn cỗ máy LHC đi tìm “hạt của Chúa”! Một vấn đề nữa là : Nếu một lý thuyết khoa học được phát minh thì khi ứng dụng còn một khoảng cách khá lớn. Nó đỏi hỏi sự đồng bộ của nhiều ngành khoa học Kỹ thuật. Còn thuyết Âm Dương Ngũ hành có thể ứng dụng ngay trong quá trình phục hồi lại học thuyết này ở một số lĩnh vực. Bởi vì nó đã và đang ứng dụng từ hàng ….Thiên niên kỷ nay, trên mọi lĩnh vực của cuộc sống xã hội và con người.
Tuy nhiên, mọi chuyện vẫn còn ở phía trước. SW Hawking đã nói:
“Nếu quả thật có một lý thuyết thống nhất thì chính nó quyết định chúng ta tìm ra nó hay không”.
Vậy đành chờ xem quyết định của “Định mệnh”.
Trân trọng cảm ơn Thế Trung. 

Bài này đã được đăng trong Lý Học Đông Phương. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.