Hành trình chữ quốc ngữ

http://www.banmaischool.edu.vn/imupload/4760khaibut1.jpg

Cách cả tuần nay, Thế Trung hỏi tôi có thích tham dự buổi tọa đàm – seminar – có nội dung về vai trò của ông “Nguyễn Văn Vĩnh và hành trình chữ quốc ngữ” không? Với tôi, ông Nguyễn Văn Vĩnh là một chính khứa nổi cộm vào đầu thế kỷ XX, người có chính kiến cho rằng để Pháp quốc cai trị trực tiếp sẽ mang lại tốt đẹp cho dân An Nam hơn là để một lũ vua quan phong kiến bù nhìn Huế trị vì. Quan điểm của ông này thuộc phe đối lập với phái “Quân chủ” của ông Phạm Quỳnh chủ trương bảo hộ với sự cai trị của vua An Nam. Ngoài cái chính kiến đó ra thì hai vị này được coi là có công trong việc phát triển văn hóa nước nhà với cái nhìn hiện đại ngày nay của nhiều học giả. Phạm Quỳnh nổi tiếng với câu:” Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn thì dân ta còn. Dân ta còn thì nước Việt còn”. Ông chủ bút tạp chí Nam Phong này cũng nổi tiếng với lời kêu gọi : “Rồng Nam phun bạc đánh đổ Đức tặc” gọi là góp phần cùng Mẫu Quốc Đại Pháp chống lại quân Phổ trong thế chiến thứ I – lúc đó đang te tua với quân Đức – vì lần đầu tiên trong chiến tranh nhân loại nếm mùi vũ khí hóa học…. Mớ kiến thức ở đầu thế kỷ XX này nằm im trong bộ nhớ của tôi cũng lâu rùi. Tôi cũng chưa có dịp đem ra xử lý dữ kiện. Nay thấy Thế Trung nói thế tôi cũng đi thử xem sao. May ra tổng hợp thêm một số dữ kiện lịch sử đầu thế kỷ XX bổ sung và lưu vào bộ nhớ còn trống nhiều chỗ của tôi. Nhưng có lẽ vì thế hôm nay tôi gặp được khá nhiều nhân vật nổi tiếng trong giới sĩ phu Bắc Hà.

Giáo sư Nguyễn Huệ Chi nổi tiếng với trang Boxit Việt Nam.
Trước đây tôi lại cứ tưởng ông này và ông An Chi chuyên viết bài cho Kiến Thức Ngày nay là một người chứ. Bởi vì cũng “Chi, chi” cả. Tôi vốn có thói quen đáng ghét là ít chú ý tên tác giả, mà chỉ chú ý đến nội dung mà họ truyền đạt. Trừ trường hợp những giá trị tư tưởng của họ gây ấn tượng mạnh trong tôi. Ông là người miền Trung thì phải. Qua ý kiến đóng góp của ông tôi thấy ông khá thẳng thắn và hơi nóng tính.

Tiến sĩ Hán Nôm Nguyễn Xuân Diện, bloge nổi tiếng Nguyễn Xuân Diện.
Tôi biết anh ta cách đây cũng mấy năm do một lần gặp gỡ ở Bánh tôm Hồ Tây do Dienbatn giới thiệu. Bây giờ gặp lại thấy anh ta vẫn thế, nhưng béo hơn. Tôi có tranh thủ hỏi anh ta về cái banne trên blog của anh có xuất xứ từ đâu?
Do tôi lấy hình ảnh này để minh họa cho y phục “Tiên nữ đánh bồng”, nhiều người đòi hỏi tôi phải cho biết rõ xuất xứ, mà tôi thì coppi lại nên chẳng biết xuất xứ từ đâu. Tôi hơi bực mình với cách hỏi soi mói kiểu “tầm chương, trích cú” này. Bởi vậy, thuyết phục mấy đám tư duy thuộc dạng “Ở trần đóng khố” này mệt quá! Phương pháp chứng minh của tôi căn cứ trên những giá trị di sản phi vật thể là chủ yếu. Nó đòi hỏi tính liên hệ logic trong hệ thống những luận cứ. Những hiện tượng dẫn chứng chỉ cần đã thực sự hiện hữu qua hình ảnh lưu trữ, trong trí nhớ…chứ không cần phải có một sự hiện hữu cụ thể. Nhưng tại những thứ tư duy bã đậu nó cứ phải nhìn thấy, sờ thấy nó mới tin. Đó là một thứ tư duy chưa thoát hẳn khỏi trang thái bản năng.
Trong khi một lý thuyết được coi là đúng – theo góc độ khoa học – chỉ cần thỏa mãn tiêu chí khoa học. Nhưng để cho đám lộn xộn đó dễ hiểu hơn , tôi hỏi anh Diện thì được biết hình ảnh “tiên nữ đánh bồng” trên banne của anh chụp lại từ đền thờ Lê Khôi, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh. Ông là chú của vua Lê Thái Tổ, đền xây dựng vào thế kỷ XV. Vậy là có địa chỉ cụ tỷ rồi nhá! Đến đấy mà xem. Nhớ “boa” cho cụ thủ từ chút đỉnh, để ngày nghỉ cụ ấy cũng mở cửa cho vào, không thì không nhìn thấy lại không tin.

Giáo sư Chu Hảo, giám đốc NxB Tri thức mở đầu cuộc hội thảo bỏ túi này.
Tôi cũng nghe danh ông từ lâu, hôm nay mới biết ông. Nghe nói ông đã từng làm thứ trưởng bộ Khoa học Công Nghệ.

Thế Trung trong buổi hội thảo bỏ túi.
Tôi ngồi cạnh Thế Trung, nên chụp rất cận. Bên trái Thế Trung là nhà dịch thuật nổi tiếng Phạm Văn Thiều.


“Băng” của bọn tôi ngoài Thế Trung còn ba người bạn Việt kiều – họ là cố vấn cao cấp của Tổng Cty DTT.
Có điều trùng hợp là cả ba vị đều cùng tuổi Kỷ Sửu với tôi. Anh Khánh đã từng giữ chúc vụ cao cấp trong Cty Boeing nổi tiếng của Hoa Kỳ. Anh rất quí tôi. Tôi vửa hân hạnh tăng ba anh tập thơ Thu Say và cuốn Thông điệp của tương lai. Anh thích bài thơ Quê tôi trong tập thơ này. Anh đề nghị tôi ký tặng ngay đúng bài thơ đó.
Cảm ơn anh.


Mặc dù hội trường không lớn lắm, nhưng khách tham dự chật cứng có thể lên đến gần 200 người.
Tôi gặp cả bà Kiến trúc sư Trần Thanh Vân. Tôi nhận ra chị và gật đầu chào. Chị ấy chỉ cười hơi lạnh rồi đi thẳng. Bà ấy có vẻ không nhất trí với việc “vận nước lâm nguy” mà tôi thì chỉ lo Phoengshui với cái toilet để đâu trong nhà cho hợp với tiêu chí Phong Thủy. Tất nhiên tôi không phải không biết cái gì đang diễn ra chung quanh tôi và cách tôi hàng tỷ năm ánh sáng. Nhưng tôi đặt vấn đề quan trọng nhất là văn hóa sử liên quan đến sự tồn vong lâu dài của cả một dân tộc. Và nếu chẳng may tôi đúng thì cả tương lai của nhân loại rất cần đến lý thuyết thống nhất vũ trụ đang tiềm ẩn trong những giá trị văn hiến Việt. Nếu không có một lý thuyết thống nhất thì chính nhân loại sẽ tự tiêu diệt mình trước khi đến ngày Tận Thế.
Tôi không thể trách gì bà. Nhưng đó không phải việc của tôi ở cõi trần gian này.
Tôi phải thi hành phận sự mà định mệnh đã dành cho một mình tôi, không ai có thể thay thế được. Bởi vậy, tôi không liên quan đến công việc của quí vị, dù quí vị nhân danh cái gì. Quí vị thành công hay thất bại. Với lịch sử 5000 năm của Việt tộc, tất cả đều rất ngắn ngủi.
Sự tiến hóa của cả nhân loại này được xác định bởi cái gì? Nó chính là tri thức mà nhân loại tiếp thu được. Tri thức ấy phải đạt đến chân lý tuyệt đối mà con người cần có. Đó là sự hòa nhập với vũ trụ. Hay nói một cách hình ảnh là: Nhân loại sẽ cần sự tiếp cận với Thượng Đế hoặc lý thuyết thống nhất vũ trụ. Tôi chỉ giới thiệu với thế nhân rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là Lý thuyết thống nhất vũ trụ. Còn xác định điều đó đúng hay sai do chính lý thuyết đó quyết định.


Ông Nguyễn Lân Bình là cháu nội cụ Vĩnh đọc tham luận.


Ông Bình nói hơi dài, nhưng không nêu bật được vị trí của cụ Vĩnh trong việc khuyếch trương và phổ biến chữ Quốc Ngữ trong lịch sử. Cá nhân tôi có thể hiểu ý ông muốn nói đến tầm quan trọng của văn hóa trong xã hội từ đó liên hệ tới sự cần thiết của một hệ thống chữ viết trong nền văn hóa dân tộc và cụ Vĩnh đóng vai trò quan trọng trong việc phổ biến chữ Quốc ngữ vào đầu thế kỷ XX. Nhưng đó là ý của ông Bình. Vấn đề là chứng minh vai trò của ông Vĩnh và công lao của ông trong việc phổ biến chữ Quốc Ngữ thì điều này cả ông và cuộc hội thảo mini này chưa thực hiện được. Ông Vĩnh là một nhân vật lịch sử. Nhưng để trở thành một nhân vật lịch sử cũng không khó khăn lắm, nếu như định mệnh – theo nghĩa chi phối của quy luật tự nhiên – đưa anh vào vị trí của nó. Vấn đề là lịch sử nhận xét thế nào với nhân vật ấy.


Tiếp đến là giáo sư Lại Nguyên Ân.
Tôi cũng đọc vài bài viết của ông trên mạng. Cũng tại cái tính xấu của tôi không quan tâm tới tác giả lắm, nên cứ loáng thoáng với ông Lại Văn Sâm, cũng khá nổi tiếng. Ông cũng chẳng nêu bật được vai trò của cụ Vĩnh. Nhưng chính bài tham luận của ông làm tôi phải có ý kiến. Ông cho rằng có vài nhà nghiên cứu đặt vấn đề hệ thống chữ Việt cổ là chữ Khoa Đẩu, nhưng chỉ có vài ký tự nên chưa đủ cơ sở chứng minh. Ông chỉ nói thoáng qua  một câu trong bài tham luận của mình, nhưng làm tôi bực mình. Vào thời gian dành cho thính giả đặt câu hỏi. Tôi đưa ra hai câu hỏi cho ông:
* Theo ông một vài ký tự chữ Khoa Đẩu ấy nói lên điều gì?
* Tại sao việc Latin hóa ngôn ngữ của các dân tộc Đông Nam Á do các học giả Tây phương thực hiện thì đều thất bại. Riêng chỉ thành công ở dân tộc Việt Nam thì điều gì là cơ sở để ngôn ngữ Việt dễ dàng Latin hóa như vậy?
Câu hỏi của tôi được giáo sư Chu Hảo trả lời trực tiếp, đại ý: Việc nghiên cứu chữ Khoa Đẩu đang được tiến hành, sẽ bàn vào một dịp khác.
Nếu ông chỉ dừng ở đấy thì chắc tôi không thắc mắc thêm. Nhưng ông lại nói thêm là: Hiện chưa có những bằng chứng khảo cổ như bia đá viết chữ Khoa Đẩu, hoặc văn bản ghi nhận chữ Khoa đẩu để xác định chữ Khoa Đẩu là một hệ thống ký âm.
Tôi giơ tay phản biện , nhưng ông Dương Trung Quốc phát biểu thêm: Cái này đang nghiên cứu và chúng ta sẽ bàn vào dịp khác. Tóm lại, ý kiến của tôi gần như bị gạt phắt. Tuy nhiên, tôi cũng cố gắng đứng dậy hỏi ông Chu Hảo một câu: “Thưa ông! Liệu những di vật khảo cổ có phải là bằng chứng duy nhất để xác định một sự kiện lịch sử không?” Ông trả lời là “Không!” Tôi dừng ở đây vì biết rằng đây không phải là cuộc hội thảo bàn về chữ Khoa Đẩu. Nhưng với tôi chỉ cần sự xác nhận đó trước đông đảo các học giả là đủ. Tôi nghĩ lần sau quí vị không nên để cập tới những gì ngoài chủ đề. Còn đã đề cập thì quý vị cần giải tỏa thắc mắc chứ nhỉ? Nếu tôi không tham dự thì thôi. Nhưng có tôi tham dự mà quí vị đề cập tới mà tôi không ý kiến gì cả thì hóa ra tôi mặc nhiên công nhận chữ Khoa Đẩu chưa đủ tin cậy là một hệ thống chữ viết của người Việt cổ, như ông Lại Nguyên Ân nói.
Qua những câu trả lời của ông Chu Hảo, tôi lại nghĩ tới tính trực quan cần thiết để xác định chân lý không chỉ ở những trường hợp nhận thức đơn giản. Mà nó có ngay ở nhưng tri thức cao cấp. Giả sử như không tìm được bia đá, sách vở …để chứng minh một hệ thống chữ Khoa Đẩu đã từng tồn tại thì tự nó sẽ không tồn tại vì người ta không nhìn thấy sao? Những trí thức cao cấp mà còn như vậy thì thử hỏi đám “tầm chương, trích cú”, “ve chai, lông vịt, đồ nát bán” sẽ như thế nào? Tôi ngồi xuống và lắc đầu ngán ngẩm. Hình như nhận thấy điều đó, nên sau buổi hội thảo, ông Chu Hảo có lại nói chuyện với tôi. Ông thừa nhận rằng khi đã xác định có một nền văn minh cao cấp thì tất yếu nó phải có chữ viết. Vấn đề chúng ta đi tìm và xác định hệ thống chữ viết đó như thế nào. Thôi thế cũng được. Từ từ vậy. Đang trao đổi với ông Chu Hảo thì một cụ già nhanh nhẹn bước đến hỏi tôi có phải là Nguyễn Vũ Tuấn Anh không. Vì bất ngờ, tôi chỉ kịp trả lời “Dạ phải”. Ông nói: “Tôi là Dương Danh Dy, tôi biết anh đến dự buổi tọa đàm này. Thấy anh đang bận nói chuyện, tôi vắn tắt để anh hiểu: Tôi đã từng ở Trung Quốc, tôi biết rất rõ những gì anh nói về văn hóa Việt ở Nam Dương tử là đúng. Chúng ta sẽ gặp và trao đổi sau!”. Nói xong cụ đưa tôi card visit. Mặc dù chỉ thoáng qua, nhưng tôi rất mừng vì hy vọng gặp lại ông để trao đổi về những gía trị văn hóa Việt ở Nam Dương tử.
Tuy nhiên, c
ho đến giai đoạn này thì tôi nhận thấy rằng: Việc minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến không đơn giản chỉ là vấn đề học thuật. Nếu chỉ là học thuật thuần túy như đám tư duy “Ở trần đóng khố” đang quảng cáo ầm ĩ thì có thể nói luôn rằng: Họ – kể cả trong nước và quốc tế – chưa xứng đáng là đối thủ của tôi. Nhưng vấn đề lại không đơn giản như vậy. Đây là một âm mưu quốc tế nhằm xóa sổ nền văn hiến Việt trải 5000 năm một cách có chủ ý và hẳn một hệ thống liên kết ngầm quốc tế về vấn đề này. Những âm mưu của nó bắt đầu từ nằm 1971. Từ đó đến nay, mặc dù cục diện chính trị thế giới đã thay đổi – khối Liên Xô tan rã, Hoa Kỳ nghiễm nhiên làm bá chủ thế giới. Nhưng những âm mưu xóa sổ văn hiến Việt vẫn tồn tại vì một thỏa thuận ngầm của các siêu cường từ trước.
Đáng nhẽ ra các người phải chấm dứt các trò tườu này. Nhưng vì quyền lợi ích kỷ của các người, nên các người vẫn điên cuồng chống lại truyền thống văn hiến Việt.
Này! Thiên Sứ cảnh cáo tất cả các thế lực quốc tế rằng:
Các người đừng có to gan chống lại sức mạnh của vũ trụ.
Tôi chỉ là một cá nhân rất nhỏ nhoi và thể hiện ý tưởng trên cái blog nhỏ bé trong hàng tỷ cái blog của Yahoo. Các người có quyền tin hay không tin những gì trong trang blog nhỏ bé này. Nhưng tôi muốn xác định với các người rằng: Bắt đầu từ khi Thiên Sứ tôi gõ xong hàng chữ này – nếu chỉ cần thêm một ý tưởng ngu xuẩn chống lại văn hiến Việt được thể hiện – thì cục diện thế giới sẽ thay đổi. Kẻ cầm đầu một quốc gia nào còn âm mưu chống lại nền văn hiến Việt thì dân tộc đó sẽ bị tiêu diệt (Trong Thế chiến thứ II, tuy rất tàn khốc, nhưng chưa một dân tộc nào bị tiêu diệt).
Bà Vanga nói:
Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại, nhưng chỉ đến khi dân tộc Arxiry bị tiêu diệt.
Bà Vanga không hề quen biết Thiên Sứ.
Vũ trụ vốn hiếu sinh, không nỡ tàn nhẫn. Nhưng đây là sự ngu xuẩn của các người. Chấm dứt ngay cái trò này đi và sám hối thì các người sẽ thoát kiếp nạn. Đây là ân huệ của Thiên Sứ dành cho các người và là ân huệ cuối cùng.


Tiếp theo là đến tiến sĩ Mai Thành Chung đọc tham luận.
Hình như vị này bê nguyên si cái luận án tiến sĩ lên đọc. Nhìn chung chúng tôi hơi chưa vừa ý với nội dung hội thảo. Lúc giải lao, Thế Trung hỏi anh Khánh: Anh hiểu nội dung họ muốn nói gì không ạ? Anh Khánh trả lời: Có gì đâu mà không hiểu! Nội dung đơn giản mà. Họ vẫn còn chưa nói được điều họ muốn nói. Tôi buồn cười quá, chỉ kịp nói một câu: Đúng thế!


Sau buổi giai lao đến ông Dương Trung Quốc phát biểu
Ông đúng là một người quen diễn thuyết. Ông nói rất lưu loát, rành mạch và đủ sự khôn ngoan của một nhà hoạt động chính trị. Ông nói rất hấp dẫn, nhưng chẳng khen và chê ai cả. Chẳng thể tìm được luận điểm xác định ông Vĩnh đúng hay sai trong ý kiến của ông. Ông chỉ nêu hiện tượng, người nghe chỉ cảm nhận ông chứ khó bắt bẻ. Tất nhiên tôi vỗ tay nhiệt liệt theo đúng phép lịch sự.
Tôi rất muốn bắt chước cách diễn thuyết của ông. Nhưng không thể được. Vì tôi không có nhu cầu làm chính khứa. Điên lên tôi có thể chửi thề. Nhưng cũng may ít nhiều 
tôi cũng kiềm chế được và tôi chỉ chửi phong long , chứ không chỉ trích cá nhân ai cả. Cái này tôi học được chân truyền từ Đại Tiền bối Chí Phèo. Chửi cả làng Vũ Đại, nhưng không ai cảm thấy mình bị xúc phạm. Vâng! Cái tuyệt vời nó ở chỗ ấy! Ai cũng nghĩ nó chừa mình ra.
Nhưng suy cho cùng thì cụ Chí Phèo rất nhân bản. Cụ không ghét ai cụ thể trong làng Vũ Đại. Cụ chỉ chửi khi cụ xỉn mà thôi. Cụ giết Bá Kiến vì cụ cho rằng nó cản trở cụ và những con người như cụ trở thành người lương thiện. Cụ giết người nhân danh cái thiện…Cụ phạm luật, nhưng sau đó cụ tự sát. Nên cụ không bị bắt để pháp luật luận tội cụ đúng hay sai, có khoan hồng cho cụ không. Hành vi của cụ để lịch sử phán xét. Phải công nhận tác giả rất thông minh khi xử lý tình huống nhân vật.


Ông Dương Trung Quốc phát biểu xong thì đến phần thính giả có ý kiến. Có hai người có ý kiến trước tôi. Một người ra dáng rất giống anh nông dân thật thà chất phác. Anh ta nói gì chẳng hiểu và không liên quan đến chủ đề. Cử tọa ồn ào. hết  một cảnh trong phim. Rồi đến một chú thanh niên trẻ đeo kính trắng rất ra dáng trí thức trẻ hăng hái giơ tay ý kiến. Chú được hân hạnh mời lên tận sân khấu hội trường. Chú nói lưu loát, mạnh mẽ, những cũng chẳng hiểu chú nói gì. Các cụ trí thức có thâm niên không có thời gian nhiều, nên cáu tiết đuổi xuống. Lại hết một phân đoạn trong phim. Rồi đến lượt tôi. Mọi chuyện cũng sang phân đoạn khác nhanh chóng vì tôi chỉ hỏi có hai câu.


Sau tôi còn có giáo sư Nguyễn Mai – giám đốc Trung tâm Minh Triết Việt; ông Nguyễn Huệ Chi tham gia ý kiến. Nhưng nói chung tôi thấy không có vấn đề gì “nghiêm trọng” được đặt ra. Mọi người ra về. Cử tọa được mời tới nhà hàng Sen Hồ dùng bữa chiều. Chúng tôi ra về vì bận khá nhiều công việc.
Thế Trung nói với tôi: Chú đi dự những hội thảo như vậy, để mọi người biết thực tế con người chú. Chứ nếu không, qua các kênh thông tin từ vỉa hè đến chính thức, đôi khi họ lại hiểu sai về chú.
Tôi rất cảm ơn Thế Trung vì lòng tốt ấy. Còn về phần tôi, hôm nay tôi cũng biết những người nổi tiếng trong giới trí thức Bắc Hà.
“Không có ai là vĩ nhân trong cái nhìn của người hầu phòng qua lỗ khóa”. Napoleon nói thế!
“Giá trị của trí thức là sản phẩm của họ”. Hình như ông Ngô Bảo Châu nói thế. Tôi đồng ý điều này.
Với tôi thì bất cứ ai ứng dụng sự hiểu biết của mình để thực hiện một mục đích nào đó cho cá nhân, hoặc cộng đồng đều là trí thức. Tất nhiên điều đó có nghĩa là tất cả mọi người – từ anh nông dân thật thà chất phác khóc hu hu trong truyện cổ tích từ ngày xửa , ngày xưa cho đến 
Albert Einstein đều được coi là trí thức. Vấn đề còn lại là giá trị của trí thức ấy phổ biến trong cộng đồng nhân loại như thế nào và vai trò lịch sử của nó trong văn minh nhân loại. Có một quí vị nổi tiếng nào đó phát biểu: “Không phản biện xã hội thì không phải trí thức”(!?). Hic! Đấy là một tiêu chí để thẩm định chức danh trí thức do ông ấy đặt ra. Như vậy lại cần tổ chức một cái seminar để bàn về tiêu chí này. Nếu như nó được các nhà khoa học ủng hộ thì từ nay chức danh viện sĩ viện Hàn Lâm, giáo sư, tiến sĩ, cử nhân, tú tài đều vứt sọt rác cả – nếu như những chức danh đó không thóa mãn tiêu chí trên. Và nếu như tiêu chí này đúng thì ở Việt Nam và thế giới không có trí thức. Bởi vì chẳng có ai phản biện quan điểm phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt trải gần 5000 năm cả. Tiếng nói phản biện thì chỉ nhúc nhích trong vài cái blog và trên mấy trang web một cách khốn khổ. Những phương tiện thông tin đại chúng chính thống của tất cả các quốc gia đều im re và chỉ có một chiều phủ nhận truyền thống văn hiến Việt.
Này! Tớ bảo cho mà biết: Những tham vọng bá chủ thế giới muốn thực hiện thì hãy đi tìm một lý thuyết thống nhất. Để tìm được điều này thì cái chìa khóa của nó chính là long trọng công nhận Việt sử 5000 năm văn hiến. Ngược lại – ngoan cố phủ nhận truyền thống văn hiến Việt – thì cái này bà Vanga nói rồi. Nhưng tớ đi tìm mỏi mắt chẳng thấy dân tộc Arxiry ở đâu nên chỉnh sửa lại một tý. Đã nói ở trên.
Tớ nói có cơ sở “pha học” đấy! Có cần tổ chức một seminar để xác định điều này không? Seminar này sẽ có chủ đề là: “Việt sử 5000 năm văn hiến và kiếp nạn hủy diệt thế giới”. Nó có thể nhân danh khoa học hay tâm linh, hoặc cả hai. Các vị muốn mời ai thì mời, nhưng về phía khoa học phải là giáo sư trở lên, về phía tôn giáo, tâm linh phải là giám mục, hòa thượng và những nhà tiên tri tầm cỡ quốc tế. Tớ sẽ chứng minh điều này. Với tớ thì để chứng minh việc này trước đám lố nhố ấy, dễ hơn việc đuổi mưa trong 10 ngày Đại Lễ.

Bài này đã được đăng trong Lý Học Đông Phương. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.