BÍ ẨN THỜI TIẾT 10 NGÀY ĐẠI LỄ THĂNG LONG HANOI

Bài viết này bắt đầu đăng từ 14.40 . ngày 9. 12. 2011
C
ó thể nói rằng thời tiết 10 ngày đại lễ kỷ niệm một ngàn năm Thăng Long Hanoi 1. 10 2010, cho đến bây giờ vẫn còn là một sự bí ẩn. Nó thách thức tất cả mọi tri thức khoa học hiện đại về thời tiết khi mà Khí tượng thủy văn của nhiều quốc gia trong khu vực – kể cả Hoa Kỳ – đều cho rằng: Mưa to, gió lớn sẽ xảy ra trên khu vực Hanoi trong suốt 10 ngày Đại lễ. Tất cả mọi người đều tin vào điều đó. Ban Tổ chức đã chuẩn bị phương án II: Tổ chức kỷ niệm Đại Lễ trong nhà. Tuy nhiên, có một người xác định rằng: Thời tiết trong 10 ngày Đại lễ hoàn toàn tốt đẹp. Sự xác định này trước hai tháng của thời gian tiến hành Đại lễ – một kỷ lục dự báo thời tiết với thời gian mà ngay cả Khí tượng thủy văn Hoa Kỳ nằm mơ cũng không thể nghĩ ra. Người đó là tôi. Và đấy là nhận xét duy nhất đúng!
Tất cả các cơ quan khí tượng thủy văn sừng sỏ trên thế giới đều đoán sai. Tri thức khoa học hiện đại về khí tượng, thời tiết bị thách đố bởi tri thức của Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến huyền vĩ Việt trải gần 5000 năm lịch sử.
Đáng nhẽ mọi việc sẽ qua đi và chìm vào quên lãng, nếu như sau đó đừng có những kẻ xuyên tạc, đổi trắng thay đen, phủ nhận sự thật một cách trơ tráo. Chính vì những điều đó, mà tôi cho rằng cần phải công bố những bí ẩn của thời tiết trong 10 ngày Đại lễ. Điều mà tôi tin rằng: Tất cả mọi người đều muốn biết.  

Mời các bạn ghé thăm blog của tôi cùng nhớ lại quá khứ…..

60 năm về trước

http://langnghenhiepanhlaixa.com/userfiles/news/3514.jpg
Hôm ấy là ngày 10. 10 năm 1954. Qua hình ảnh này trời nắng đẹp phải không các bạn. Nhưng thời điểm này là sau 10g sáng ngày hôm đó. Trước đó chỉ vài giờ trời Hà Nội mưa sùi sụt, Những đám mưa không lớn, chỉ đủ ướt đường và các nhà trong thành phố đóng cửa im ỉm.

http://a9.vietbao.vn/images/vi955/2011/10/55410819-1318235085-thu-do-ha-noi-ngay-giai-phong-1.jpg

Hanoi ngày 1. 1. 1954 trước khi bộ đội ta tiến vào.
Ảnh Vietbao.vn
Ở trong nhà tôi vào sáng ngày hôm ấy, các bà chị tôi lâu lâu lại ghé mắt nhìn qua khe cửa sổ. Lúc ấy tôi mới năm tuổi, cũng bắt chị sen bế lên để nhìn qua khe cửa xem các bà chị yêu quý của tôi nhìn cái gì. Bên kia đường, trước cửa nhà ông giáo Lâm, số nhà 4 phố Hàng Phèn, một lính Tây mặc bộ đồ dù lăm lăm tay súng, đứng dưới mái hiên.  Chếch sang phố Thuốc Bắc là một người lính Tây khác cũng đang lăm lăm tay súng. Bà chị cả tôi nói khẽ: “Quân ta chưa vào!”.
Các bà chị tôi nhìn nhau , tất cả đều có một vẻ gì rất quan trọng. Linh cảm của một đứa bé làm tôi cũng biết điều và không khóc nhề nhệ như mọi khi…
“Quân ta vào rồi!”. Tiếng ai đó vang lên từ cuối phố Hàng Phèn.  Chị tôi mở cửa và tất cả ùa ra đường. Trên tay mỗi người đều cầm một lá cờ đỏ sao vàng loại nhỏ bằng vải. Tôi cũng có một lá cờ như thế trên tay và cũng khua rối rít. Không biết chị cả tôi may từ bao giờ….
Đường phố Hanoi đông nghẹt người. Chị sen bế tôi theo các bà chị đi gần như chạy ra bờ hồ.  Đường phố Hanoi lúc ấy hoàn toàn khô ráo, mưa tạnh từ bao giờ. Gia đình tôi đứng bên cạnh nhà thủy tạ, cùng mọi người vẫy cờ, hò reo, mừng đoàn quân Việt Nam hùng dũng tiến vào. Tôi cũng reo lên và vẫy vẫy lá cờ trong tay tôi. Lúc ấy cô Phương, một người chuyên bán hàng sách làm ăn với gia đình tôi – “hàng sách” là từ cổ chỉ người môi, giới giao hàng, chứ không phải bán sách vở – đến nói với chị tôi: “Cho tớ mượn lá cờ vải, lá cờ giấy của tớ vẫy mạnh nó rách mất”. Lá cờ vải trên tay tôi được đưa cho cô Phương để đối lại lá cờ giấy của cô. Trời Hanoi từ từ hửng nắng và sau đó chính là thời gian chụp bức ảnh đoàn quân Việt tiến vào Thủ Đô.
Khi mọi người cùng về nhà, tối hôm ấy, tôi mách với ba tôi về việc lá cờ vải cho cô Phương mượn và bắt bà chị tôi phải đòi về bằng được. Chị tôi lấy lá cờ khác đền tôi. Nhưng tôi vẫn không chịu. Lúc ấy chị tôi phải giả vờ đi ra ngoài đường rồi quay vào đưa lá cờ vải cho tôi, tôi mới chịu nín. Cô Phương rất thân với gia đình tôi. Bà có một người con gái tên là Thủy, lớn hơn tôi vài tuổi. Vài tháng sau bà và Thủy đến thăm gia đình tôi. Lúc ấy tôi còn học ở nhà với các từ A B C thì cô Phương khoe Thủy đã biết đọc báo. Đó cũng là lần gặp gỡ nhiều kỷ niệm, sau đó không thấy cô Phương đến nhà tôi chào hàng sách nữa. Chị tôi bảo rằng: Ông bà ấy làm việc cho chính phủ, ông làm đến thứ trường lận. Thời tiết Hanoi ngày 10. 10. 1954 giống hệt như thời tiết Hanoi ngày 1. 10 năm 2000, chỉ có khác một chút là những cơn mưa của ngày khai mạc Đại lễ chấm dứt trong nội thành Hà Nội cũ vào trước 6g sáng hôm ấy là lúc tôi bước ra ngoài đường.

Posted Image

Ảnh chụp vào lúc 7g 05 ngày 1. 10. 2010 tại Đặng Dung Hanoi.

Posted Image
Posted Image

Ảnh chụp vào lúc 7g 07 ngày 1. 10. 2010 tại Đặng Dung Hanoi.

Posted Image


Posted Image


Thiên Sứ tại vườn hoa Lý Thái Tổ địa điểm khai mạc Đại Lễ ngày 1. 10. 2010.
Ảnh chụp lúc 7g40 phút.

Qua những bức ảnh chụp vào sáng 1. 10. 2010, các bạn thấy trên đường phố Hanoi còn ướt chứng tỏ có một cơn mưa trước đó. Nhưng lúc tôi chụp tấm ảnh này thì tất nhiên trời đã tạnh. Thời tiết Hanoi ngày 1. 10 năm 2000 gần giống hệt ngày 10. 10. 1954. Nhưng cơn mưa trong ngày 1. 10. 2010 đã tạnh trước khi trời sáng. Còn ngày 10. 10 1954 cơn mưa chỉ tạnh hẳn sau 10 giờ sáng khi quân đội Liên Hiệp Pháp rút hết khỏi Hanoi. Sau đó bầu trời Hanoi nắng đẹp nguyên ngày 10. 10. 1954. Các bạn có thể kiểm chứng điều này qua những bức ảnh tư liệu chụp những sự kiện lịch sử của ngày hôm đó.  Sự kiện thời tiết tương tự cũng xảy ra cho ngày khai mạc Đại lễ tại địa điểm vườn hoa Lý Thái Tổ, nhưng nắng đến sớm hơn 4 giờ. Các bạn có thể kiểm chứng điều này qua những hình ảnh tiếp theo trên các báo và của tôi chụp vào ngày hôm đó.

Chủ tích Quốc Hội Nguyễn Phú Trọng đã thắp sáng ngọn lửa thiêng.
Ảnh: Hoàng Hà. VnExpress

Bà Irina Bokova, Tổng giám đốc UNESCO và bà Katherine Muller Marin, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam đã bước lên sân khấu trao bằng chứng nhận Trung tâm Hoàng thành Thăng Long là di sản văn hóa thể giới cho ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND Hà Nội. 
Ảnh: Hoàng Hà. VnExpress.

Posted Image

Ảnh chụp vào lúc 8g 25 tại địa điểm khai mạc Đại Lễ ở vườn hoa Lý Thái Tổ Hanoi.
Ảnh Thiên Sứ
 Nguyễn Vũ Tuấn Anh.

Posted Image

Buổi tối ngày 1. 10. 2010.
Ảnh Dân Trí

Vâng! Đấy là thực tế thời tiết ngày 1. 10. 2010. Nhưng chúng ta thấy các Trung tâm khí tượng thủy văn quốc tế đã nói gì về thời tiết những ngày này?

Họ đã xác định là mưa lớn và có khả năng gió rét. Đấy là cơ quan khí tượng thủy văn Hoa Kỳ, tôi chưa nói đến các cơ quan khí tượng thủy văn phọt phẹt hạng bét khác. Còn cơ quan khí tượng thủy văn trong nước nói gì?
=======================

Thời tiết nội thành Hà Nội những ngày Đại lễ
28/09/2010 20:27:37

Chiều 28/9, ông Phạm Văn Đức, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia đã chính thức thông báo về dự báo thời tiết khu vực nội thành Hà Nội, kể từ ngày 29/9 đến 8/10.

TTXVN cho hay, đây là kết quả của Đề án “Theo dõi, dự báo và báo cáo Ban Tổ chức Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, về thời tiết khu vực Hà Nội trước, trong và sau khi tổ chức mít tinh, diễu hành; lập phương án can thiệp, hạn chế thời tiết bất lợi trong thời gian, khu vực mít tinh, diễu hành và Chương trình nghệ thuật ngày 10/10 tại Sân vận động quốc gia Mỹ Đình”.

Posted Image


Hà Nội rực rỡ đón Đại lễ. Ảnh: Chinhphu

Như vậy, thời tiết khu vực nội thành Hà Nội sẽ diễn biến như sau: Ngày 29/9, chiều tối và đêm có lúc có mưa rào và dông; nhiệt độ từ 23-30 độ C; lượng mưa từ 5-15mm.
Ngày 30/9 và 1/10 đêm và sáng sớm có mưa rào, ngày trời nắng; nhiệt độ từ 24-32 độ C; lượng mưa từ 10-25mm.
Từ ngày 2/10 đến ngày 4/10 do ảnh hưởng của không khí lạnh nên có lúc có mưa rào và dông; nhiệt độ từ 23-29 độ C; lượng mưa từ 10-25mm.
Đặc biệt, thời tiết trong 4 ngày (từ ngày 5-8/10), do dải hội tụ nhiệt đới có xu thế chuyển dịch dần lên phía bắc, trên giải hội tụ nhiệt đới này có khả năng có những vùng áp thấp mạnh lên và phát triển thành áp thấp nhiệt đới. Nếu những nhiễu động này ảnh hưởng đến nước ta từ Bắc Trung Bộ trở ra thì Hà Nội sẽ có mưa,. Ngược lại những nhiễu động nhiệt đới này mạnh lên và đi lên phía bắc hoặc đông bắc thì Hà Nội thời tiết tốt (phổ biến không mưa).
Về dự báo thời tiết khu vực Hà Nội từ ngày 9/10 trở đi, Trung tâm dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương hiện chỉ dự báo tương đối chính xác diễn biến thời tiết trong 10 ngày tới, sau đó sẽ có những thông tin dự báo bổ sung liên tục thời tiết những ngày tiếp theo trên bản tin dự báo khí tượng thuỷ văn của Trung tâm.

V. Hào

=======================
Sẽ mưa rải rác trong 4 ngày đầu Đại lễ
Thứ Tư, 29/09/2010 – 17:19 

(Dân trí) – Vào những ngày đầu tháng 10, diễn biến thời tiết khá phức tạp; nắng mưa thất thường. Dự báo Hà Nội sẽ có mưa rào và dông rải rác trong 4 ngày đầu, thời tiết có thể đẹp hơn trong 6 ngày còn lại của 10 ngày Đại lễ 1.000 Thăng Long. Dân trí có buổi trao đổi với ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ về công tác dự báo thời tiết trong dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội đang đến rất gần. 

Đ ược biết Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã triển khai xây dựng Đề án “Theo dõi, dự báo và Báo cáo Ban tổ chức Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội thời tiết khu vực Hà Nội trước, trong và sau tổ chức Mít tinh diễu binh và diễu hành và Chương trình nghệ thuật ngày 10/10 tại Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình”. Xin ông cho biết cụ thể hơn dự báo thời tiết trong dịp Đại lễ sắp diễn ra (1-10/10).
Theo tính toán của chúng tôi, trong 4 ngày đầu của Đại lễ có mưa rào rải rác về đêm và sáng sớm (1-4/10). Nhiệt độ từ 23- 30 độ C, lượng mưa 5 – 15mm; ngày 30/9 và 1/10, đêm và sáng sớm có mưa rào, ngày trời nắng, nhiệt độ từ 24 – 32 độ C, lượng mưa 10 – 25mm; từ ngày 2/10 đến 4/10, có lúc mưa rào và dông, nhiệt độ 23 – 29 độ C, lượng mưa 10- 25mm.
Từ 5-8/10 Hà Nội có thể bị ảnh hưởng bởi dải hội tụ nhiệt đới mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. Nếu những nhiễu động này ảnh hưởng đến nước ta từ Bắc Trung Bộ trở ra thì Hà Nội sẽ có mưa. Ngược lại, những nhiễu động nhiệt đới này mạnh lên và đi lên phía Bắc hoặc Đông Bắc thì Hà Nội thời tiết sẽ đẹp, trời nắng nhẹ, không mưa.
Hai ngày còn lại còn phù thuộc vào nhiều yếu tố nên chưa thể xác định rõ xu hướng thời tiết.

Posted Image


Theo ông Bùi Minh Tăng, dự báo chính xác thời tiết trong dịp Đại lễ là một thách thức lớn. (Ảnh: T.Trầm)

Theo yêu cầu của Ban tổ chức Đại lễ, cơ quan khí tượng phải có những thông tin dự báo thời tiết có độ chính xác cao nhất, đặc biệt là những thông tin về thời tiết bất lợi (dông lốc, mưa lớn gây ngập lụt), nội dung bản tin phải cụ thể hơn cho từng khu vực, cho các quận nội thành Hà Nội, đặc biệt là khu vực Quảng trường Ba Đình và Sân vận động Mỹ Đình trong suốt quá trình tập dượt đến kết thúc Đại lễ. Đây có là những đòi hỏi vượt quá sức của ngành khí tượng không thưa ông? Từ cuối tháng 8, Trung tâm đã tiến hành dự báo thời tiết tăng cường phục vụ các hoạt động kỷ niêm Quốc khánh 2/9. Qua đánh giá chất lượng dự báo của 24h chỉ đạt 85%, đặc biệt đã không dự báo được mưa dông ở phía nam Hà Nội vào sáng sớm 2/9.
Rút kinh nghiệm, kể từ hôm nay (29/9) toàn bộ cán bộ, chuyên gia của Trung tâm phải trực chiến 24/24, như những ngày có bão, thậm chí hơn thế.
Các trang thiết bị nhằm phục vụ tốt hơn cho việc quan trắc, thu thập số liệu cũng được lắp đặt. Cụ thể, đã lắp đặt và đưa vào tác nghiệp 15 trạm đo mưa tự động trên địa bàn các quận nội thành Hà Nội, trong đó có một điểm ở gần quảng trường Ba Đình và một điểm ở gần sân vận động Mỹ Đình, truyền tự động số liệu, về TTKTTV để giám sát tình hình mưa thực tế và nhận định mưa cụ thể hơn.

Posted Image


Rất nhiều khách quốc tế đổ về Hà Nội mong muốn cùng đón Đại lễ với người dân Việt Nam. (Ảnh: T.Trầm)

Nhiều tỷ đồng đã được rót về nhằm mua sắm trang thiết bị máy móc, tăng cường khả năng dự báo thời tiết ở những khu vực trọng điểm diễn ra Đại lễ (khu vực Ba Đình và Mỹ Đình). Theo ông với sự hỗ trợ của máy móc hiện đại, việc dự báo thời tiết ở những khu vực này có đảm bảo tính chính xác cao? 2 trạm quan trắc các yếu tố khí tượng (nhiệt độ, gió, mưa, khí áp…) cũng đã được tăng cường tại khu vực Ba Đình và khu vực Mỹ Đình, nhằm thu thập kịp thời, đầy đủ số liệu KTTV tại hai địa điểm diễn ra các hoạt động chính của Đại lễ. Tổng mức đầu tư các thiết bị này dự kiến khoảng 6 tỷ đồng.
Hiện chúng tôi đã cố gắng triển khai dạng dự báo hạn cực ngắn từ vài chục phút cho đến dưới 12 tiếng. Ví dụ trước mỗi trận mưa dông đều có thông báo trước 2 tiếng hoặc trước 15 – 30 phút.
Dù vậy, mùa mưa đến muộn nên vào những ngày đầu tháng 10 diễn biến thời tiết khá phức tạp. Nắng, mưa diễn biến rất nhanh, nên chúng tôi vẫn liên tục gửi bản tin dự báo về Ban tổ chức Đại lễ để cập nhật thông tin.
Xin cảm ơn ông!

Quote
Đề  án “Mít tinh,  diễu binh, diễu hành và chương trình nghệ thuật kỷ niệm  1.000 năm Thăng  Long- Hà Nội” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với  rất nhiều hoạt  động như: Tiếp đón các đoàn ngoại giao quốc tế cao cấp,  mít tinh, diễu  binh, diễu hành và chương trình nghệ thuật…
Ước  tính trong  khoảng thời gian 30 ngày trước lễ kỷ niệm có hơn 700 sự kiện  diễn ra tại  300 địa điểm trong phạm vi thành phố Hà Nội chào mừng Đại  lễ.

Phạm Thanh
=======================

Chưa hết! Chúng ta xem tiếp bài báo sau đây:
=======================

Ngày mai Hà Nội mưa lạnh, dị nhân ‘bó tay’?
Cập nhật lúc 12:38, Thứ Năm, 30/09/2010 (GMT+7),

vietnamnet.vnTheo dự báo từ Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, trong những ngày đầu đầu của đại lễ 1000 năm Thăng Long, Hà Nội sẽ có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông.

Theo dự báo từ Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, trong những ngày đầu đầu của đại lễ 1000 năm Thăng Long, Hà Nội sẽ có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông.
Sở dĩ, Miền Bắc có thời tiết như vậy là do phải chịu ảnh hưởng của rìa tây nam lưỡi áp cao lạnh tăng cường yếu, sau đó lưỡi áp cao này có khả năng được tăng cường trở lại.
Ngày hôm nay, khu vực Hà Nội mây thay đổi, có mưa rào và dông vài nơi; gió đông bắc cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất từ 24-27 độ C, nhiệt độ cao nhất từ 29-32 độ C.

http://media.thethaovanhoa.vn/2010/09/30/14/55/images204364212.jpg

Ảnh: Vietnamnet 

Ngày và đêm mai (1/10), trời nhiều mây, sáng có lúc có mưa rào, sau không mưa, gần sáng có lúc có mưa rào nhẹ, nhiệt độ 23-31 độ C; gió đông bắc cấp 2-3.
Như vậy, ngày mai, người dân Hà Nội sẽ đón những ngày đầu của Đại lễ trong tiết trời có mưa và dông.
Chuẩn bị cho ngày Đại lễ nhiều ý kiến đã cho rằng, Hà Nội nên sử dụng phương án bắn mây để ngăn mưa trong những ngày diễn ra đại lễ, tuy nhiên việc này đã không được đồng ý vì công nghệ này phải tiêu tốn đến hàng tỉ đô la.
Tuy nhiên ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh, nhà nghiên cứu Lý học Đông phương đã đăng đàn tuyên bố có thể dùng siêu năng lực “ngăn mưa, bão” suốt 1 tuần trong dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Trả lời trên báo VTC News, ông Phạm Văn Đức – Phó Tổng giám đốc Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia cho rằng: Nếu Nhà lý học Đông phương chứng minh trên thực tế dùng ý thức của mình tạo ra nguồn năng lượng như vậy thì có thể tin ông ta phá mây đuổi mưa được.

Như vậy, thời tiết Hà Nội sẽ ra sao trong ngày Đại lễ, có lẽ chúng ta phải chờ mới biết được.

Lam Giang 
=======================
Còn đây là câu trả lời của tôi vào ngày 30.9. 2010 trên diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn
http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/15608-dung-lvdt-du-bao-thoi-tiet-trong-dip-to-chuc-dai-le-1000-nam-thang-long/page__st__220
Bài thứ 3 tính từ dưới lên.
=======================
Ngày mai 1. 10:
Chúng tôi đã xác định sẽ không có mưa lớn đến tân 24 giờ. Tôi có một giấy mời dự lễ khai mạc, do một người ban gửi cho. Ngày mai tôi sẽ đến vườn Hoa Lý Thái Tổ. Cho dù ban tổ chức có thay đổi địa điểm khai mạc thì tôi sẽ đứng đấy! Nếu mưa tôi sẽ chịu ướt hết cơn mưa rồi về và cũng sẽ chụp ảnh đưa lên đây cho mọi người cười chơi.

=======================
Sự thật như thế nào tất cả mọi người dự lễ ngày 1. 10. 2010 ở vườn hoa Lý Thái Tổ đều đã rõ. Hôm nay xem lại các bài viết trên báo thì thấy ngài Nguyễn Phú Trọng đương kim TBT chính là người đốt ngọn lửa truyền thống trong buổi lễ khai mạc. Thời điểm đó ngài là Chủ Tịch Quốc hội. Tất nhiên là trời không mưa như các TTKT Thủy văn quốc tế và trong nước đã xác định.
Thật đáng buồn cho những trang web lá cải tung tin nhảm nhí về trời mưa trong ngày 1. 10. 2010. Những thông tin kiểu này hòng làm cho những người không có dịp dự lễ Khai mạc ngày 1. 10. 2010 ở vướn hoa Lý Thái tổ Hanoi, lầm tưởng rằng nó đã thất bại vì thời tiết.

Chủ tích Quốc Hội Nguyễn Phú Trọng đã thắp sáng ngọn lửa thiêng.
Ảnh: Hoàng Hà. VnExpress.
Nhưng tại sao tất cả các TTKT Thủy Văn quốc tế đều sai? Mong quí vị đừng vội tự ti mắc cảm. Hãy cố gắng phần đấu cho hoàn thiện tri thức và khiêm tốn một chút. Tri thức của nền khoa học hiện đại chưa đủ sức giải thích điều này. Ngay cả những tri thức hàng đầu với một phương tiện khoa học kỹ thuật cực kỳ tốn kém là cỗ máy tìm Hạt của Chúa ở chấu Âu, cho đến ngày hôm nay cũng chưa xác định được có Hạt của Chúa hay không. Nhưng điều này thì Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt đã tự tin xác định từ lâu rồi. Từ trước khi nó bắt đầu vận hành vào năm 2008 lận, rằng: “Không có Hạt của Chúa!”. 
Tuy nhiên, để giải thích hiện tượng “Không có Hạt của Chúa” dễ hơn gấp hàng triệu lần việc không có mưa tại Hanoi trong 10 ngày Đại Lễ. Mặc dù ngay điều này thôi – Không có Hạt của Chúa – cũng đủ làm tri thức của nền văn minh hiện đại choáng váng. Còn một triệu lần khó hơn thế thì quí vị hãy từ từ – quí vị sẽ phải chấp nhận những tiên đề tạm thời  “chưa được khoa học công nhận”

.
Còn ngoan cố không công nhận Việt sử 5000 năm văn hiến thì còn ngu mà.

Bài này đã được đăng trong Lý Học Đông Phương. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.